Bạn đang xem bài viết Những giá trị nhân văn trong truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện cổ Andersen gắn liền với những câu chuyện đời thường nhưng thấm nhuần tư tưởng đạo lý đầy nhân văn trong cuộc sống. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu giá trị nhân văn trong truyện cổ tích Bộ quần áo mới của hoàng đế qua bài viết sau.
Tham khảo thêm: Top 15 truyện cổ Andersen chọn lọc hay nhất, ý nghĩa sâu sắc
Nội dung truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế
Ngày xửa ngày xưa, có một vị hoàng đế giàu sang và quyền lực, rất chú trọng đến vẻ bề ngoài của mình nên mỗi khi có quần áo gì mới thì ngài luôn muốn mình là kẻ đầu tiên sở hữu.
Một hôm, có hai người lạ mặt tự xưng là thợ dệt khoe rằng họ có thể dệt ra một thứ vải độc nhất thiên hạ: loại vải này sẽ làm cho bất cứ kẻ nào ngu xuẩn nào cũng không thể nhìn thấy được nó, dù đứng rất gần.
Hoàng đế nửa tin nửa ngờ, bèn mời hết tể tướng, và quan thần đến kiểm tra, kẻ nào cũng sợ lòi ra cái dốt và thói nịnh nọt nên đều khen lấy khen để về thứ vải độc nhất thế gian đó.
Hoàng đế vẫn chưa chịu tin nên đích thân ngài tới xem. Thật ra, ông ta cũng chẳng nhìn thấy gì cả nhưng sợ người khác đánh giá mình ngu xuẩn nên cũng khen lấy khen để dù hai kẻ thợ dệt kia chỉ đang giả bộ cắt may trong không khí.
Đến ngày diễu hành, hai tay thợ dệt mời Hoàng đế cởi trần truồng và xin phép mặc cho ngài chiếc áo đặc biệt. Ông đi ra ngoài phố, mọi người vừa sợ lộ ngu xuẩn, vừa sợ vua tức giận nên ai nấy cũng tấm tắc khen vẻ đẹp của bộ áo mới.
Cho đến khi có một đứa nhỏ la lớn lên: “Nhà vua cởi truồng kìa!”, lúc này hoàng đế và mọi người mới vỡ lẽ về trò chơi khăm đầy tinh vi của hai kẻ thợ dệt vốn đã cao chạy xa bay từ lâu.
Ý nghĩa, giá trị đạo đức truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế
Tâm lý bầy đàn và sợ hãi sự khác biệt
Thay vì khi thấy nhà vua trần truồng, mọi người phải lên tiếng và cảnh báo với nhà vua từ lâu nhưng tâm lý bầy đàn đã không cho phép họ làm điều đó – anh thấy vậy thì tôi cũng thấy vậy.
Bên cạnh đó, câu chuyện còn mang thông điệp rằng hãy tự tin và chắc chắn với suy nghĩ của mình, đừng bị lay động bởi suy nghĩ của người khác.
Đừng quá chú trọng vào vẻ bề ngoài
“Chiếc áo không làm nên thầy tu” – Vẻ bề ngoài không bao giờ phản ánh được nhân cách của người đó. Nhà vua vì quá chú trọng vào y phục mà đánh mất đi cốt cách, phẩm hạnh của mình. Vì vẻ bề ngoài mà ngài đã quên đi sự cảnh giác đối với những kẻ nịnh hót, dối trá, lừa lọc.
Những con người nịnh hót thường không đáng tin
Câu chuyện trên như một lời đả kích đến những kẻ gian dối, thường hay xu nịnh, giấu dốt để đạt được mục đích xấu xa. Một bài học quý giá mà tác phẩm đã để lại cho chúng ta là đừng nên quá tin vào những lời lẽ tốt đẹp mà người khác dành cho mình vì biết đâu họ đang rù quến, lừa gạt bạn đó.
Nghe truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế bản MP3
Truyện cổ tích Bộ quần áo mới của hoàng đế đã vạch trần những bộ mặt xấu xa trong cuộc sống, cảnh tỉnh chúng ta phải biết đề phòng, cẩn thận trước những hành động, lời nói của người khác. Mời bạn cùng nghe truyện qua bản audio dưới đây để hiểu rõ hơn về giá trị nhân văn trong câu chuyện:
Nghe truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế tại: Spotify
Xem phim hoạt hình truyện cổ tích Bộ quần áo mới của hoàng đế
Truyện cổ tích Bộ quần áo mới của hoàng đế đã được tái hiện lại thành một siêu phẩm hoạt hình cùng chất lượng 4K mang lại trải nghiệm rất chân thực và sinh động, đảm bảo sẽ rất lôi cuốn các em nhỏ và giúp các em có thêm nhiều bài học quý báu trong cuộc sống.
Trên đây là những giá trị nhân văn trong truyện cổ tích Bộ quần áo mới của hoàng đế. Hy vọng bạn sẽ thấy hay và bổ ích. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé.
Chọn mua snack bán tại Blogdoanhnghiep.edu.vn và thưởng thức khi đọc truyện:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những giá trị nhân văn trong truyện Bộ quần áo mới của hoàng đế tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.