Bạn đang xem bài viết Những điều kiện để tham gia hiến máu tình nguyện tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoạt động hiến máu tình nguyện những năm gần đây đang dần nhận được sự quan tâm từ cộng đồng. Nếu bạn cũng đang có ý định tham gia hiến máu tình nguyện, đừng bỏ qua bài viết hữu ích này nhé. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu những điều kiện cần thiết để tham gia hiến máu tình nguyện.
Điều kiện để đăng ký tham gia hiến máu
Đối tượng nào được đăng ký hiến máu?
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế, để được tham gia hiến máu, người hiến máu phải có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:
- Tuổi: Từ đủ 18 đến 60 tuổi.
- Cân nặng: Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với nữ, 45 kg đối với nam.
- Tình trạng sức khỏe: Không mắc các bệnh truyền nhiễm; không mắc các bệnh mạn tính và cấp tính liên quan đến thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn,… ;không nghiện ma tuý, rượu; không có các khuyết tật nặng; không sử dụng một số thuốc có nguy cơ gây đột biến di truyền theo quy định của Bộ Y tế; không mang thai,…
- Huyết áp: Tối đa trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tối thiểu trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg. Mạch tim đảm bảo từ 60-90 lần/phút.
- Không có một trong các biểu hiện sau: Ho, khó thở, tiêu chảy, sốt cao, chóng mặt, đổ mồ hôi trộm; xuất huyết, có các dấu hiệu không bình thường trên da, nổi hạch, phù nề; gầy hoặc có biểu hiện sút cân nhanh,…
Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, các bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra quyết định trước khi cho tình nguyện viên được hiến máu.
Đối tượng nào cần trì hoãn đăng ký hiến máu?
Cũng theo thông tin do Bộ Y tế cung cấp, tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng cơ thể mà thời gian trì hoãn đăng ký hiến máu cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Những người sau đây cần trì hoãn đăng ký hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:
- Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
- Phụ nữ có thai hoặc vừa sinh con.
- Người sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn.
- Những người vừa được tiêm, truyền máu hoặc các chế phẩm có nguồn gốc từ máu.
- Người mắc các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não,…
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:
- Người vừa xăm trổ trên da; bấm khuyên tai, khuyên mũi hoặc các vị trí khác của cơ thể.
- Người tiếp xúc máu và dịch cơ thể từ người mắc các bệnh lây truyền qua đường máu.
- Mắc các bệnh nhiễm trùng huyết, thương hàn, viêm tắc động mạch hoặc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy, hoặc bị động vật cắn mất nhiều máu,…
Tham khảo thêm: Xăm mình có được hiến máu không, bao lâu thì được hiến?
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần kể từ thời điểm:
- Vừa mắc các bệnh như: Viêm dạ dày, viêm phổi, viêm da, nhiễm trùng, sởi, thủy đậu, quai bị, rubella,…
- Sau khi tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG.
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày kể từ thời điểm:
- Vừa mắc các bệnh như: Đau đầu, cảm lạnh, cúm, viêm họng, dị ứng mũi họng.
- Tiêm các loại vắc xin khác ngoài các loại đã được nêu ở trên.
Những người sau đây chỉ được hiến máu vào ngày nghỉ, hoặc chỉ làm việc sau 12 giờ kể từ thời điểm hiến máu:
- Người làm các công việc đặc thù ở trên cao hoặc dưới độ sâu nhất định: phi công, công nhân làm việc trên cao, người lái xe cẩu, thợ mỏ, thợ lặn, thủy thủ,…
- Tài xế các phương tiện giao thông công cộng như: xe buýt, tàu hoả, tàu thuỷ,…
- Các trường hợp khác: vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người phải lao động nặng.
Đối tượng nào không được đăng ký hiến máu?
Những đối tượng sau đây không được đăng ký hiến máu:
- Độ tuổi : Chưa đủ 18 tuổi hoặc đã quá 60 tuổi.
- Cân nặng: Không đủ cân nặng theo quy định.
- Tình trạng sức khỏe: Đang mắc bệnh truyền nhiễm, mắc các bệnh mạn tính và mãn tính liên quan đến thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn,…; nghiện ma tuý, rượu; người đang sử dụng một số thuốc có nguy cơ gây đột biến di truyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Phụ nữ đang mang thai và người khuyết tật.
- Người mắc chứng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.
- Ngoài ra còn một số lưu ý khác về đối đối tượng không được đăng ký hiến máu tùy thuộc vào sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ.
Những điều cần biết khi đăng ký hiến máu
Bao nhiêu tuổi được đi hiến máu?
Như đã đề cập ở trên, 18 tuổi trở lên, bạn có quyền đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện. Ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý thêm, người trên 60 tuổi không được tham gia hiến máu.
Người xăm hình có được đăng ký hiến máu?
Theo quy định của Bộ Y tế, người xăm hình sẽ trì hoãn hiến máu trong vòng 06 tháng kể từ ngày xăm lên da. Vì vậy, nếu bạn vừa mới xăm hình, bạn có thể đăng ký hiến máu sau 6 tháng.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những thông tin hữu ích về điều kiện tham gia hiến máu tình nguyện. Các tình nguyện viên trước khi đăng ký tham gia hiến máu, hãy hiểu rõ những quy định này nhé. Đừng quên chia sẻ những thông tin do Blogdoanhnghiep.edu.vn tổng hợp đến với mọi người.
Nguồn: Vinmec.com và Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Chọn mua nước suối tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để bổ sung nước sau khi hiến máu nhé:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những điều kiện để tham gia hiến máu tình nguyện tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.