Bạn đang xem bài viết Những ảnh hưởng của khớp cắn ngược ở trẻ tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khớp cắn ngược ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn tác động răng miệng của trẻ em trong giai đoạn trẻ đang phát triển. Việc phát hiện sớm tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ có ý nghĩa quan trọng giúp điều trị kịp thời và hợp lý tránh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ em.
Khớp cắn ngược trẻ em là gì, nguyên nhân bị khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược trẻ em là gì?
Khớp cắn ngược trẻ em là tình trạng hàm răng của trẻ bị sai lệch từ khi mới mọc răng sữa, làm cho 2 hàm răng bị mất cân đối và tương quan.
Khớp cắn ngược ở trẻ làm cho mặt bé bị mất cân đối (mặt móm, lưỡi cày, gãy) là biểu hiện của sai khớp cắn hạng III, ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày của trẻ, mất thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti,….
Nguyên nhân bị khớp cắn ngược ở trẻ em
Khớp cắn ngược ở trẻ em thường do một số nguyên nhân sau:
- Khớp cắn ngược trẻ em do răng: Thời gian mọc răng giữa răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới khác nhau, khi răng cửa hàm trên mọc sau răng cửa hàm dưới thì các răng cửa hàm dưới sẽ cản trở sự phát triển của các răng cửa hàm trên, từ đó dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ, làm cho mặt bị lõm hoặc gãy.
- Khớp cắn ngược trẻ em do xương hàm: Xương hàm kém phát triển hoặc xương hàm dưới quá phát so với hàm trên cũng là nguyên nhân của khớp cắn ngược, thường gặp ở trẻ bị dị tật khe hở vòm miệng. Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cản trở chức năng nhai của trẻ.
- Khớp cắn ngược trẻ em do cả răng và xương hàm: Sự phát triển của răng và xương hàm không điều cũng dẫn đến nguyên nhân khớp cắn ngược ở trẻ em.
Triệu chứng khớp cắn ngược
Khi bị khớp cắn ngược ở trẻ em thường có một số triệu chứng sau:
- Mất cân đối giữa 2 hàm răng do hàm răng dưới phỉ hoàn toàn lên hàm răng trên hoặc hàm răng trên không nằm ngoài hàm răng dưới như bình thường.
- Răng tiền hàm và răng hàm tiếp xúc không chuẩn khít, vòm răng dưới quá to so với vòm răng trên.
- Răng cửa và răng nanh ở 2 hàm có khoảng cách xa nhau, tình trạng cắn ngược càng nặng thì khoảng cách này càng lớn.
- Các bộ phận như trán, mũi, cằm bị mất cân đối, khi nhìn ngang hoặc nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn mặt trẻ bị gãy hoặc cằm bị nhô ra. Nhìn thẳng thì thấy đường thẳng nối từ mũi đến trán bị lệch hoặc gãy.
- Ngoài ra khớp cắn ngược còn có một số biểu hiện khác như viêm nướu hoặc các vấn đề về ăn và nhai.
Những ảnh hưởng của khớp cắn ngược ở trẻ
Khớp cắn ngược ở trẻ sẽ có những ảnh hưởng như sau:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ
- Ảnh hưởng đến việc ăn uống hằng ngày, dẫn đến trẻ bị biếng ăn. Thức ăn không được nhai nát có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá của trẻ.
- Rối loạn chuyển động của xương hàm dưới, chuyển động của khớp nhai có thể gây nên các bệnh về thái dưới dương hàm sau này.
- Gây mất thẩm mỹ ở khuôn mặt của trẻ.
- Khớp cắn ngược nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến khớp cắn ngược ở răng vĩnh viễn, tình trạng ngày càng nghiêm trọng khi xương hàm càng rộng ra. Làm cho trẻ bị tự ti, nặng hơn có thể tự kỷ.
- Ảnh hưởng đến phát âm của trẻ như bị ngọng hoặc nói lắp.
Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của khớp cắn ngược ở trẻ. Từ có thể cánh giác và chú ý hơn nếu nhà mình đang có trẻ em.
Nguồn: Vinmec
Mua sữa bột các loại cho bé tại Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những ảnh hưởng của khớp cắn ngược ở trẻ tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.