Bạn đang xem bài viết Nhận biết triệu chứng khi nhiễm BA.5 khác sốt xuất huyết, cúm A thế nào? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các loại bệnh như sốt xuất huyết và cúm A hay biến chủng của thể Omicron BA.5 đều đang vào mùa cao điểm. Khi có dấu hiệu bị sốt, bạn đã biết cách làm thế nào để phát hiện và phân biệt 3 loại bệnh này hay chưa? Cùng tìm hiểu cách nhận biết triệu chứng khi nhiễm BA.5, sốt xuất huyết và cúm A chính xác nhé.
Phân biệt triệu chứng nhiễm BA.5, cúm A và sốt xuất huyết
Hiện nay, ngoài biến thể BA.5 của covid-19, nhiều người cũng lo ngại không kém vì sự xuất hiện của dịch cúm A và sốt xuất huyết gia tăng mạnh. Cả 3 loại bệnh này đều có những biểu hiện khá giống nhau, khiến mọi người có thể nhầm lẫn và gây hoang mang.
Theo thông tin tổng hợp từ Bộ Y tế, CDC Mỹ, bạn có thể phân biệt triệu chứng của cúm A và sốt xuất huyết và nhiễm biến thể BA.5 như sau:
Triệu chứng | BA.5 (COVID-19) | Cúm A | Sốt xuất huyết |
---|---|---|---|
Dịch tễ và đường lây truyền | Lây qua giọt bắn hô hấp khi tiếp xúc (nói chuyện, ôm,…) | Lây nhiễm qua tiếp xúc gần | Lây nhiễm virus Dengue qua muỗi Aedes Aegypti |
Thời gian ủ bệnh | 2 – 14 ngày | 1 – 3 ngày | 4 – 14 ngày |
Sốt | Không sốt hoặc sốt nhẹ khoảng 36,6 – 37,5 độ C | Từ 38,5 độ C trở lên | Từ 38 – 40 độ C |
Ho, sổ mũi | Có | Có | Không |
Đau đầu | Có | Có | Có |
Đau nhức cơ thể | Có | Có | Có |
Tức ngực, hụt hơi | Có | Ít | Không |
Mất vị giác, khứu giác | Có | Không | Không |
Xuất huyết chấm trên da, bầm, chảy máu cam | Không | Không | Có |
Cách điều trị nhiễm BA.5, cúm A và sốt xuất huyết
Cách điều trị nhiễm BA.5
- Ưu tiên tiêm vaccine vì đây là lá chắn hàng đầu trong việc phòng chống dịch. Lưu ý tiêm kịp thời và đủ mũi cho trẻ nhỏ.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe và thăm khám kịp thời khi những có biểu hiện bất thường.
- Thực hiện test nhanh hoặc test PCR khi nghi ngờ triệu chứng và cách ly ngay nếu dương tính.
- Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
- Trong trường hợp bạn tự điều trị F0 tại nhà thì cần lưu ý những điều sau:
– Trang bị những đồ dùng cần thiết: Máy đo nồng độ Oxy Sp02, nhiệt kế; các loại thuốc như nước nhỏ mắt mũi, dung dịch súc họng, dung dịch khử khuẩn,…
– Những loại thuốc cần thiết: Các loại bổ phế, giảm ho (khuyên dùng các loại thuốc từ thảo dược), thuốc chống dị ứng, long đờm, giảm sưng nề,…
– Lưu ý chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn đúng bữa. Bạn nên bổ sung các loại quả nhiều vitamin C như bưởi, cam. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng,… Bên cạnh đó hãy ăn thật nhiều rau xanh và uống nhiều nước để cơ thể luôn tỉnh táo và có thể duy trì các hoạt động.
Cách điều trị nhiễm cúm A
Khi bị phát hiện nhiễm cúm A, bệnh nhân cần được cách ly ngay đồng thời người nhà có trách nhiệm thông báo tới cơ quan y tế dự phòng địa phương.
Sử dụng thuốc kháng virus sớm ngay khi có thể, kể cả trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.
Một số loại thuốc kháng virus tham khảo là Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir. Bạn cần lưu ý đặc biệt là chỉ sử dụng thuốc theo liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ. Khi theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt nếu có biểu hiện bất thường thì cần ngưng dùng và thông báo chuyên gia kịp thời.
Phương pháp điều trị hỗ trợ
- Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol nếu nhiệt độ cơ thể vượt quá 39 độ C. Bạn lưu ý không được dùng thuốc hạ sốt nhóm Salicylate như Aspirin.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và lành mạnh để nhanh phục hồi.
- Nếu xuất hiện biến chứng suy hô hấp cần liên hệ cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách điều trị nhiễm sốt xuất huyết
Giai đoạn điều trị ở nhà
- Người bệnh có thể điều trị tại nhà khi có biểu hiện sốt 2-7 ngày.
- Biện pháp điều trị duy nhất là bù nước cho cơ thể người bệnh.
Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn (12-24 giờ)
- Người bệnh cần được nhập viện ngay nếu phương pháp bù nước bằng đường uống không có tác dụng.
- Người bệnh xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
Giai đoạn nhập viện thời gian dài (>24 giờ)
Bệnh nhân nếu có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở,… thì cần được đưa đi nhập viện ngay để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách phòng tránh các bệnh đường hô hấp trong mùa dịch
Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trong mùa dịch, bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây từ Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế:
Tránh tiếp xúc với những người có bệnh về đường hô hấp
Khi xung quanh có người bị cảm lạnh, cúm hoặc ho, bạn cần chủ động giữ khoảng cách an toàn với họ để bảo vệ bản thân. Hãy nghiêm túc tuân thủ quy định 5K để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng để sát khuẩn
Rửa tay thường xuyên với xà phòng cũng như dùng xịt khử khuẩn là việc làm quan trọng để phòng tránh các bệnh đường hô hấp. Lý do là vì virus chủ yếu lây nhiễm qua tiếp xúc người với người và tiếp xúc với các bề mặt.
Bạn nên hướng dẫn con trẻ cách rửa tay đúng cách và đảm bảo thời gian thì mới có thể khử sạch được vi khuẩn hiệu quả. Cách rửa tay đúng là xoa xà phòng trong lòng bàn tay để tạo bọt, sau đó chà lòng bàn tay, mu bàn tay, các kẽ ngón tay. Thời gian rửa tay ít nhất 20 giây thì mới có thể sạch hết vi khuẩn.
Sử dụng chất khử trùng khi vệ sinh nhà cửa
Khi trong gia đình có người bị bệnh đường hô hấp, hãy thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhà cửa bằng dung dịch vệ sinh khử trùng thay vì chỉ lau nước không. Sàn nhà, nhà bếp, phòng tắm là những nơi cần sử dụng chất khử trùng để vệ sinh.
Bạn cũng đừng quên giặt ga giường, khăn tắm,… bằng nước nóng giúp khử trùng hiệu quả và làm giảm nguy cơ lây truyền các bệnh hô hấp cho những thành viên còn lại.
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước là việc làm vô cùng quan trọng mỗi ngày. Nước giúp thải độc cơ thể, đảm bảo cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể đạt hiệu quả, làm tăng đề kháng và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh trong đó có bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Bạn nên duy trì uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể cũng như não bộ luôn tỉnh táo, khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
Giảm căng thẳng
Tình trạng căng thẳng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cách giảm bớt căng thẳng là bạn có thể tập thể dục thường xuyên, thiền định, yoga, tập hít thở sâu, tập các động tác giãn cơ như massage, đấm bóp đơn giản,… Những việc làm này giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả, phòng tránh bệnh tật đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Mỗi giấc ngủ của bạn nên kéo dài 7-9 tiếng để cơ thể sạc lại năng lượng và tỉnh táo hơn vào sáng hôm sau. Giấc ngủ có vai trò to lớn với hệ miễn dịch cơ thể con người.
Ngủ đủ giấc làm tăng chức năng hệ miễn dịch, tạo ra nhiều kháng thể bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây hại tấn công gây bệnh hô hấp.
Dùng thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch
Ngoài việc có một chế độ ăn hợp lý và lành mạnh, bạn nên chú ý bổ sung thêm thực phẩm chức năng như kẽm, vitamin C, men vi sinh,… để phòng ngừa bệnh cúm. Những vi chất này rất có lợi cho hệ miễn dịch và giúp cơ thể tránh khỏi các nguy cơ bệnh tật.
Thời điểm số người mắc các bệnh đường hô hấp tăng cao như hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân cần cẩn trọng phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh. Chúc bạn luôn có sức khỏe thật tốt và tinh thần vui vẻ mỗi ngày.
Nguồn: Báo điện tử Lao Động, Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhận biết triệu chứng khi nhiễm BA.5 khác sốt xuất huyết, cúm A thế nào? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.