Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị vặn mình tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vặn mình ở trẻ sơ sinh là một phản xạ sinh lý của bé, tuy nhiên nếu có những biểu hiện lạ đi kèm rất có thể đó là bệnh lý. Hãy theo chân Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị vặn mình.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình
Theo các chuyên gia về khoa nhi thì việc trẻ sơ sinh vặn mình là một hiện tượng sinh lý bình thường, do lúc mới sinh thì hệ thần kinh và vỏ não của bé chưa hoàn thiện, vì thế trẻ có thói quen vặn mình để thích nghi môi trường mới ngoài tử cung bụng mẹ.
Một số nguyên nhân khác mà khiến trẻ vặn mình là do tư thế ngủ không phù hợp, môi trường ngủ không thoải mái, bỉm tã bị ướt, dùng gối cao, nệm không được êm gây khó chịu.
Bên cạnh đó, nếu có những biểu hiện lạ khi bé vặn mình như nôn ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc, giật mình, thở khò khè, dễ bị kích thích bởi tiếng động do thiếu canxi trong máu, thì nên đưa thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị..
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay ọc sữa?
Trong trường hợp bé sơ sinh vặn mình kèm theo hiện tượng ọc sữa thì có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
Không chăm sóc, ăn uống đúng cách
- Do mẹ quấn tã quá chặt.
- Trẻ được bú với tư thế sai cách làm bé hít nhiều khí vào dạ dày, bú quá nhiều, đặt bé nằm ngay sau khi bú no.
Trẻ bị mắc các bệnh lý về nội khoa
- Trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên, bị nhu động ruột hay tiêu chảy.
- Nhiễm trùng thần kinh do viêm màng não mủ, tăng áp lực nội sọ.
- Mắc hội chứng sinh dục thượng thận, rối loạn thần kinh thực vật.
Trẻ bị mắc các bệnh lý ngoại khoa
Trẻ bị dị tật về đường tiêu hóa như teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị hoặc bị xoắn ruột, tắc ruột với các triệu chứng như chướng bụng, nhiễm trùng toàn thân, chảy máu dạ dày, phân có máu.
Trẻ hay vặn mình có nguy hiểm hay không?
Đa phần, nguyên nhân làm bị vặn mình, nôn sữa sau khi bú là do được cho bú quá nhiều, nếu bị ọc sữa kéo dài có thể dị tật về đường tiêu hóa hay do bệnh lý nào khác.
Đặc biệt, hiện tượng bé nôn ói kèm theo ưỡn bụng, quấy khóc, bụng phập phồng là biểu hiện hết sức nguy hiểm, thường thấy ở trẻ 3 tháng tuổi, tốt nhất nếu thấy trường hợp này nên đưa trẻ khám nhi khoa để tìm nguyên nhân và xử lý phù hợp.
Nếu thấy trẻ vặn mình, kèm theo co giật, giật mình là do thiếu canxi, mẹ nên điều chỉnh thực đơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ để bổ sung thực phẩm giàu canxi sao cho phù hợp.
Cách xử lý khi trẻ vặn mình, ọc sữa
Đối với trường hợp bé vặn mình do bệnh lý: Các bậc phụ huynh nên đứa bé đi khám nhi khoa để xác định tình trạng bệnh cụ thể, nguyên nhân để đưa ra những cách điều trị phù hợp.
Còn dối việc vặn mình do sinh lý thì ba mẹ của bé nên xử lý như sau:
- Mặc cho trẻ những quần áo thoải mái, rộng rãi. Lựa những loại tã thấm hút tốt, thay tã thường xuyên để bé dễ ăn giấc, ngủ ngon, không quấy.
- Để bé ngủ môi trường và nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh, yên tĩnh, tránh tiếng động lớn để bé không bị giật mình khi ngủ. Ngoài ra, luôn vệ sinh phòng và giặt giũ chăn màn.
- Luôn âu yếm bé, để bé cảm thấy an toàn, thường thấy trẻ vặn mình thì nên ôm con vào lòng, hát ru để bé ngủ ngon hơn.
- Tắm nắng cho bé để hấp thụ vitamin D qua da và canxi, thời gian tắm nắng tốt nhất là 15 phút, trước 9 giờ sáng và sau 17 giờ chiều.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ cho trẻ sơ sinh, đặc biệt canxi dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khóa. Nếu bé bú sữa mẹ thì tăng cường canxi qua nguồn sữa mẹ.
Bên trên là những nguyên nhân gây ra hiện tượng bé vặn mình cũng như cách khắc phục. Mong qua bài viết của Blogdoanhnghiep.edu.vn giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị.
Chọn mua sữa bột cho bé tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để sử dụng ngay nhé:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị vặn mình tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.