Bạn đang xem bài viết Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày mùng 5/5 Âm lịch hàng năm. Năm 2022, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6/2022 dương lịch (Ngày 5/5/2022 Âm lịch).
Thế nhưng một số người vẫn chưa hiểu rõ lịch sử ra đời Tết Đoan Ngọ ra sao? Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ như nào? Có những phong tục cổ truyền nào trong ngày Tết Đoan Ngọ? Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn để tìm hiểu thật kỹ về ngày Tết Đoan Ngọ nhé!
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ… là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, chính vì vậy, theo truyền thống, người ta thường ăn Tết Đoan Ngọ vào buổi trưa.
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương bởi theo triết lý phương Đông thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến đỉnh. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Lịch sử Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống của nhiều quốc gia đồng văn, tuy nhiên, lịch sự, nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ ở mỗi quốc gia lại rất khác nhau, điển hình là Việt Nam và Trung Quốc.
Truyền thuyết của người Trung Quốc kể lại rằng, vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là một vị trung thần, đồng thời cũng là một nhà văn hóa nổi tiếng. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông liền ôm một tảng đá rồi nhảy xuống sông Mịch La vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch.
Dân chúng địa phương nghe tin liền hò nhau chèo thuyền đến vớt xác ông nhưng không sao tìm thấy được. Người dân liền đổ gạo xuống sông để cá dưới sông ăn no khiến chúng không động chạm tới thân xác của ông. Từ đó trở đi, cứ đến ngày 5 tháng 5 Âm lịch, người dân địa phương lại chèo thuyền ra giữa sông, mang theo gạo để tế Khuất Nguyên.
Về sau, người ta đã dùng thuyền rồng thay thế cho thuyền con, dùng bánh tro thay thế gạo để tế lễ. Hoạt động tế lễ Khuất Nguyên này còn được giữ mãi về sau và được gọi là ngày Tết Đoan Ngọ.
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam lại rất khác so với Trung Quốc, bắt nguồn từ sự tích về Đôi Truân. Tương truyền, vào một ngày sau vụ mùa, người nông dân tổ chức ăn mừng vì mùa màng bội thu. Tuy nhiên năm đó, vào đầu tháng 5 Âm lịch, sâu bọ lại kéo đến nhiều, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.
Người dân đau đầu không biết phải làm thế nào để giải quyết vấn nạn sâu bọ, bỗng có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm có trái cây, bánh tro, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Người dân làm theo và chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ té ngã rũ rượi.
Ông lão còn dặn thêm, hằng năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì mà ông nói sẽ trị được lũ sâu bọ. Dân chúng biết ơn, định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, người dân gọi ngày này là ngày “giết sâu bọ” hay có người gọi là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường là vào giờ Ngọ.
Những phong tục trong Tết Đoan Ngọ
Trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch cũng có rất nhiều phong tục như:
Đoàn viên
Tết Đoan Ngọ con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng sẽ cố thu xếp để về đoàn tụ cùng gia đình.
Ăn hoa quả, rượu nếp diệt sâu bọ
Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử. Người ta tin rằng dùng một số loại thức ăn có thể giết chết được sâu bọ, trong đó, nhiều nhất là cơm rượu nếp để giết giun sán và một số loại trái cây như vải, mận Bắc, táo…
Tắm nước thơm, tắm biển, hái lá
Ở nhiều địa phương, trong ngày này, mọi người thường mua lá mùi về tắm để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Các vùng ven biển thì thường đúng giờ Ngọ đi tắm biển. Ngoài ra, theo phong thủy, đây là ngày khí dương mạnh nhất trong năm, người ta thường cúng lễ để cầu an, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc trong dịp Đoan Ngọ.
Khảo cây
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, đúng 12 giờ trưa, nhiều địa phương sẽ thực hiện nghi thức khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Theo quan điểm xưa, nếu thực hiện điều này và kèm theo ước muốn sung túc, đầy đủ thì sẽ được theo ý nguyện.
Ăn bánh tro (bánh ú)
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ăn thịt vịt
Ở miền Bắc, nhiều gia đình còn giữ phong tục ăn thịt vịt trong Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là tiết canh vịt. Các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống cũng là vì phong tục này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.