Bạn đang xem bài viết Ngành Kỹ thuật công nghiệp là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay, chắc hẳn ai ai cũng biết tới một trong các lĩnh vực trụ cột của một ngành kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và thủy hải sản. Ngành kỹ thuật công nghiệp chính là một nhân tố để góp phần tạo nên sự thành công của ngành công nghiệp nhờ vào những đóng góp đáng kể của nó tới nhiều lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, ngành này chưa được nhiều người quan tâm tới. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin khách quan tới người đọc về chuyên ngành này.
Ngành kỹ thuật công nghiệp là gì?
Kỹ thuật công nghiệp (tiếng Anh: Industrial Engineering) là ngành thúc đẩy quá trình sản xuất bằng cách sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất vào quá trình đó, làm cho nó đơn giản hơn, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động, có được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những kỹ sư, chuyên viên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho công ty, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, dịch vụ. Để từ đó, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Sinh viên chuyên ngành này được đào tạo những kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật công nghiệp, phát huy được khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất… Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm kiến thức về quản lý kinh tế, giúp sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với nhiều môi trường làm việc khác nhau, đặc biệt là khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia hay công ty liên doanh nước ngoài.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật công nghiệp là gì?
Hiện nay có 04 tổ hợp xét tuyển chính cho thí sinh tham khảo. Cụ thể là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành này là bao nhiêu?
Ngành kỹ thuật công nghiệp năm 2020 được xét tuyển với mức điểm là 23.5. Điểm này dựa trên phương thức thi THPTQG.
Các trường đào tạo ngành kỹ thuật công nghiệp
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành này trên cả nước chưa nhiều, chỉ có 01 trường đào tạo duy nhất ở khu vực phía Nam. Trường đó là: Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật công nghiệp?
Để biết được liệu mình có phù hợp khi lựa chọn chuyên ngành này hay không, ta cần xem xét một số các tiêu chí sau:
- Lượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo máy
- Có đam mê với ngành, với khoa học kỹ thuật
- Khả năng tư duy hệ thống trong chuyên môn ngành
- Nghiêm túc, thận trọng trong công việc
- Khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh
- Phát hiện vấn đề và giải quyết kịp thời
- Khả năng làm việc độc lập
- Sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học
- Tinh thần học tập nghiêm túc
- Giao tiếp và làm việc nhóm tốt
- Tích cực tìm hiểu, học tập thêm thông tin, kiến thức mới
Học ngành kỹ thuật công nghiệp cần học giỏi môn gì?
Để có thể theo đuổi được ngành học này, sinh viên luôn phải tự nâng cao kiến thức của mình ở 03 bộ môn cốt lõi là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:
- Vật lý: Chuyên ngành này sử dụng kiến thức của lĩnh vực vật lý tới 85%. Đây sẽ là ưu điểm to lớn cho những bạn đam mê Vật lý. Các môn liên quan tới Vật lý ví dụ như: Cơ kỹ thuật I, động cơ đốt trong, kỹ thuật điện I…
- Tiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập từ các chuyên đề nước ngoài cũng như tài liệu chuyên môn.
- Toán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật công nghiệp như thế nào?
Có rất nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư KTCN. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo một số vị trí việc làm sau đây:
- Chuyên viên kế hoạch: giúp hoạch định kế hoạch sản xuất, hoạt động cho đơn vị, công ty, doanh nghiệp
- Chuyên viên chất lượng: kiểm tra sản phẩm, hoạt động sản xuất để đảm bảo chất lượng mong muốn
- Kỹ sư năng suất: phân tích hoạt động để nâng cao năng suất trong dây chuyền sản xuất
- Chuyên viên dự án: hoạch định hoạt động, theo dõi tiến độ dự án
- Chuyên viên cung ứng vật tư: tính toán nhu cầu vật tư để thu mua hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người dùng
- Chuyên viên kho: nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả nhất
- Chuyên viên logistics: quản lý về việc nhận và giao hàng để tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển của công ty, doanh nghiệp
Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?
Nhìn chung, các công việc thuộc ngành kỹ thuật công nghiệp luôn được xếp vào top ngành đem lại thu nhập cao cho người lao động. Mức lương ngành Kỹ thuật công nghiệp sẽ nằm trong khoảng 8 – 20 triệu VNĐ/tháng. Ngoài ra, mức thu nhập này thậm chí còn có thể cao hơn nữa nếu như bạn là một người có kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt.
Ở Hoa Kỳ, mức thu nhập bình quân hàng năm mà một kỹ sư KTCN có thể đạt là 72.935 USD/năm. Đây là con số khá cao so với mặt bằng chung và khá hấp dẫn.
Tuy nhiên, để có được mức thu nhập như mong muốn, các kỹ sư thường phải bỏ thời gian rất nhiều cho việc học tập, thực hành, thực tập tại các công ty doanh nghiệp cùng với kinh nghiệm và các chứng chỉ liên quan.
Sinh viên được học gì trong ngành Kỹ thuật công nghiệp?
Mỗi trường đại học sẽ có một khung chương trình đào tạo riêng. Nhìn chung, kiến thức của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp được chia thành hai mảng kỹ thuật và quản trị. Các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết tại ghế nhà trước. Từ đó, có thể vận hành hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất, dịch vụ, chất lượng, cung ứng.
Các môn học tiêu biểu của ngành có thể kể đến là môn vận trù học, xác suất thống kê, kinh tế kỹ thuật. Ngoài ra, còn được tiếp cận với quản lý sản xuất, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng,..Và một số môn kỹ thuật khác. Bên cạnh việc học lý thuyết tại giảng đường thì các trường còn kết hợp các giờ thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp. Đây chính là điều kiện và cơ hội để sinh viên chạm gần hơn đến nghề của mình.
Kết luận
Ngành KTCN hiện diện ở mọi nền công nghiệp hiện nay. Ví dụ như: sản xuất, công nghệ thông tin, phần cứng, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe… rất dễ dàng để bạn có thể liệt kê ra. Ngành này góp phần không nhỏ vào việc phát triển công nghiệp, nâng cao kinh tế không chỉ của một vài doanh nghiệp, công ty tư nhân mà còn giúp phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Nếu sinh viên có định hướng và chú tâm học tập ngay từ giai đoạn đầu, ngành học này có thể đem lại cho sinh viên nhiều cơ hội phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp một cách đáng ngưỡng mộ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành Kỹ thuật công nghiệp là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-cong-nghiep