Bạn đang xem bài viết Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Giáo dục thể chất THCS Đáp án 33 câu hỏi trắc nghiệm môn GDTC Module 4 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Giáo dục thể chất THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 33 câu hỏi trắc nghiệm môn GDTC trong chương trình tập huấn Mô đun 4 – GDPT 2018. Bộ câu hỏi gồm những câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, nối cột tương ứng…
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Tin học, Toán THCS để có thêm kinh nghiệm, hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 4 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Đáp án 33 câu hỏi trắc nghiệm Module 4 môn Giáo dục thể chất THCS
Câu 1. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là:
Chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia
Phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Nội dung giáo dục địa phương
Kế hoạch giáo dục của nhà trường
Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất
Yêu cầu “Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình. giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được hiểu là
A. thực hiện khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.
B. thực hiện sự thống nhất về mạch kiến thức giữa các môn học và hoạt động giáo dục, đảm bảo tổng thời lượng không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình.
C. thực hiện kế hoạch vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường, phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.
D. thực hiện huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
Câu 3. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ở bên phải tương ứng
Lựa chọn và nối các bước ở Cột bên trái tương ứng với các nội dung Ở Cột bên phải theo đúng tiến trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Bước 1 | Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường |
Bước 2 | Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch |
Bước 3 | Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình. |
Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học. | |
Phân tích bối cảnh dạy học và giáo dục của nhà trường. |
Trả lời:
Câu hỏi | Câu trả lời |
Bước 1 | Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học. |
Bước 2 | Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình. |
Bước 3 | Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch |
Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất
Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu (…) khi tiến hành xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học.
Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Yêu cầu khi xây dựng cân (1) ………….., phân tích (2) …… để thực hiện chương trình, xác định (3)………., từ đó xây dựng (4) ………..
A. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường (4) khung thời gian thực hiện chương trình.
B. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.
C. (1) Xác định căn cứ pháp lý; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.
D. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) thành phần thực hiện chương trình; (4) khung thời gian thực hiện chương trình.
Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là một thành phần trong cấu trúc. (khung) kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh?
A.O Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học.
B. Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường.
C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
D. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục
Câu 6. Chọn các đáp án đúng
Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm các loại nào dưới đây?
A. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.
B. Kế hoạch thực hiện các chương trình môn học.
C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn.
D. Kế hoạch bài dạy của tổ chuyên môn.
Câu 7. Chọn các đáp án đúng
Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
A. Giúp khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
B. Phát huy quyền tự chủ của tổ chuyên môn và của giáo viên.
C. Là cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục địa phương.
D. Là căn cứ quan trọng để phân công nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn.
Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào KHÔNG ĐÚNG?
A. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong và giữa các môn học, hoạt động giáo dục.
B. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là bản kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, giáo viên không được phép điều chỉnh.
C. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn học cần căn cứ vào khối lượng nội dung dạy học và thời lượng dạy học để phân chia các nội dung dạy học sao cho đảm bảo tính khả thi và vừa sức đối với trình độ học sinh.
D. Mỗi giáo viên – dựa trên kiến thức, kinh nghiệm cá nhân có được trong quá trình giảng dạy – đều phải góp phần vào xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.
Câu 9. Chọn các đáp án đúng
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần thực hiện những yêu cầu nào dưới đây?
A. Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn.
B. Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường.
C. Chú trọng đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác.
D. Đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh.
Câu 10. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối các Cột bên trái với nội dung bên phải để có nội dung phù hợp với các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:
Đảm bảo tính pháp lý | Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chủ trong đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác |
Đảm bảo tính logic | Kế hoạch không cứng nhắc mà có thể được thay đổi trong các trường hợp cần thiết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn |
Đảm bảo tính linh hoạt | Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn |
Đảm bảo tính khả thi | Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường và các yếu tố khác |
Trả lời:
Câu hỏi | Câu trả lời |
Đảm bảo tính pháp lý | Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn |
Đảm bảo tính logic | Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chủ trong đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác |
Đảm bảo tính linh hoạt | Kế hoạch không cứng nhắc mà có thể được thay đổi trong các trường hợp cần thiết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn |
Đảm bảo tính khả thi | Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường và các yếu tố khác |
Câu 11. Chọn câu trả lời Đúng hoặc Sai
Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có vai trò tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”?
A. Đúng
B. Sai
Câu 12. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
A. Tham gia xây dựng kế hoạch theo sự phân công của tổ trưởng chuyên môn
B. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
C. Tích cực đóng góp ý kiến để để hoàn thiện kế hoạch
D. Cụ thể hóa thành kế hoạch cá nhân theo nhiệm vụ được phân công để thực hiện
Câu 13. Chọn các đáp án đúng
Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần trình bày những nội dung nào dưới đây?
A. Phân phối chương trình
B. Các hoạt động giáo dục
C. Chuyên đề lựa chọn
D. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Câu 14. Chọn các đáp án đúng
Trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, phần đặc điểm tình hình cần trình bày những nội dung nào dưới đây?
A. Đặc điểm học sinh, đội ngũ giáo viên
B. Phòng học bộ môn
C. Tình hình tài chính trong năm học
D. Thiết bị dạy học
Câu 15. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Lựa chọn và ghép bước ở cột trải tương ứng với các nội dung ở cột phải theo đúng quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.
Bước 1 | Phân tích đặc điểm tình hình |
Bước 2 | Rà soát, hoàn thiện khung kế hoạch giáo dục môn học |
Bước 3 | Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn |
Bước 4 | Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên |
Trả lời:
Câu hỏi | Câu trả lời |
Bước 1 | Phân tích đặc điểm tình hình |
Bước 2 | Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên |
Bước 3 | Rà soát, hoàn thiện khung kế hoạch giáo dục môn học |
Bước 4 | Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn |
Câu 16. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng
Nối các bước và nội dung phù hợp với các bước đó trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:
Phân tích đặc điểm tình hình | Trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt, tổ chức phân công nhiệm vụ để thực hiện |
Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục | Phân tích tình hình học sinh, giáo viên, tình hình thiết bị dạy học, phóng học, địa điểm có thể tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục |
Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn | Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên để lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì, các nội dung khác |
Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn | Rà soát lại các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện |
Trả lời:
Câu hỏi | Câu trả lời |
Phân tích đặc điểm tình hình | Phân tích tình hình học sinh, giáo viên, tình hình thiết bị dạy học, phóng học, địa điểm có thể tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục |
Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục | Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên để lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì, các nội dung khác |
Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn | Rà soát lại các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện |
Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn | Trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt, tổ chức phân công nhiệm vụ để thực hiện |
Câu 17. Chọn các đáp án đúng
Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học có vai trò
A. là công cụ phối hợp nỗ lực của GV với cán bộ quản lý nhà trường.
B. làm giảm tính bất ổn định của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
C. làm giảm được sự chồng chéo và giảm thiểu những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của cá nhân GV và của nhà trường
D. là văn bản giúp Ban Giám hiệu giám sát hoạt động dạy học và giáo dục của từng giáo viên trong nhà trường.
Câu 18. Chọn các đáp án đúng
Việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên trong năm học cần đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây?
A. Đảm bảo tính pháp lí.
B. Đảm bảo tính thực tiễn.
C. Đảm bảo tính vừa sức.
D. Đảm bảo tính khoa học.
E. Đảm bảo tính thẩm mĩ.
F. Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể.
Câu 19. Chọn đáp án đúng nhất
Cho các bước sau:
(1) Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên
(2) Xác định nhiệm vụ nội dung công việc
(3) Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch
(4) Tổ chức thực hiện
Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên được sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây?
A. (1), (2), (3), (4)
B. (2), (1), (4), (3)
C. (3), (2), (4), (1)
D. (2), (3), (1), (4)
Câu 20. Chọn đáp án đúng nhất
Ý nào dưới đây KHÔNG PHẢI là nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh?
A. Đảm bảo các yêu cầu mà chương trình giáo dục môn học đã ban hành.
B. Đảm bảo chuỗi các hoạt động học tập: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng – tìm tòi mở rộng.
C. Chuỗi hoạt động học cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
D. Mỗi hoạt động học tập cụ thể cần đảm bảo giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Câu 21. Chọn đáp án đúng nhất
Điểm khác biệt nhất của kế hoạch bài dạy chủ đề/bài học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh so với kế hoạch dạy học theo tiếp cận nội dung là
A. xác định được năng lực cần hình thành, phát triển của học sinh và soạn được bộ công cụ đánh giá các năng lực đó.
B. xác định được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành của học sinh.
C. xác định hoạt động cụ thể của giáo viên và của học sinh.
D. tăng cường các câu hỏi đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.
Câu 22. Chọn đáp án đúng nhất
Cho các bước sau:
(1) Xác định chuỗi hoạt động học của bài dạy và mục tiêu của hoạt động
(2) Xác định mục tiêu của bài dạy
(3) Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể
(4) Hoàn thiện kế hoạch bài dạy
Phương án sắp xếp các bước theo tiến trình hợp lí nhất của việc xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là:
A. (1) –> (2) –> (3) –> (4).
B. (4) –> (1) –> (3) –> (2).
C. (2) –> (1) –> (3) –> (4).
Câu 23. Chọn các đáp án đúng
Những căn cứ nào dưới đây được sử dụng để xác xác định mục tiêu của chủ đề/bài học khi xây dựng kế hoạch bài dạy?
A. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học.
B. Phẩm chất và năng lực hiện tại của học sinh lớp dạy.
C. Đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết bị dạy học.
D. Kinh nghiệm của giáo viên.
Câu 24. Chọn đáp án đúng nhất
Các mức độ dưới đây thuộc tiêu chí nào trong phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 |
– Mục tiêu của mỗi hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng. – Nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của học sinh/nhóm học sinh nhằm hoàn thành sản phẩm học tập đó. |
– Mục tiê4u và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng. – Phương thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành. |
– Mục tiêu, phương thức động học và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng. – Phương thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng học sinh. |
A. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
B. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
C. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
D. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
Câu 25. Chọn đáp án đúng nhất
Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động nào sau đây
A. Chăm sóc sức khỏe; Tập luyện thể dục thể thao; Các tư thế cơ bản
B. Chăm sóc sức khỏe; Vận động cơ bản; Hoạt động thể dục thể thao.
C. Vận động cơ bản; Hoạt động thể dục thể thao; Các tư thế cơ bản.
D. Hoạt động thể dục thể thao; Các tư thế cơ bản; Chăm sóc sức khỏe.
Câu 26. Chọn đáp án đúng nhất
Nội dung “Nhận thức rõ vai trò của vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao; Biết lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân trong quá trình tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ; Tích cực tham gia các hoạt động tập thể rèn luyện sức khoẻ và chăm sóc sức khỏe Cộng đồng” là biểu hiện thành phần năng lực nào thuộc năng lực thể chất ở cấp THCS?
A. Chăm sóc sức khỏe.
B. Bài tập thể dục.
C. Vận động cơ bản.
D. Hoạt động thể dục thể thao.
Câu 27. Chọn đáp án đúng nhất
Trong yêu cầu cần đạt “thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy; làm quen với các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m)”, (thuộc chủ đề Chạy cự li ngắn (60m)- chương trình giáo dục môn GDTC lớp 6) nội dung cần dạy là
A. các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy; Các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m).
B. các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m); Một số trò chơi phát triển sức nhanh.
C. các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy; Các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m); Một số trò chơi phát triển sức nhanh.
D. các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy; Các giai đoạn chạy cự li ngắn (60m); Trò chơi phát triển sức mạnh tay – ngực.
Câu 28. Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về khái niệm “kế hoạch bài dạy”?
A. KHBD là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng HS và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng YCCĐ về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học.
B. Kế hoạch bài dạy là một kịch bản lên lớp của giáo viên, bao gồm các trinh tự lên lớp như: giới thiệu nội dung, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá…và những câu hỏi, bài tập mà giáo viên dự kiến tổ chức hoạt động học tập cho học sinh
C. Kế hoạch bài dạy là một bản mô tả chi tiết mục tiêu chuẩn bị, phương pháp, chuỗi hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá của từng tiết học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
D. Kế hoạch bài dạy là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học bao gồm việc giới thiệu bài học, đặt câu hỏi, dự kiến câu trả lời của học sinh nhằm đạt mục tiêu.
Câu 29. Chọn đáp án đúng nhất
Kế hoạch bài dạy cần đảm bảo chuỗi các hoạt động học tập gồm:
A. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/mở đầu, hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra; luyện tập; vận dụng.
B. Kiểm tra bài cũ: hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề thực thi nhiệm vụ đặt ra; luyện tập; vận dụng.
C. Khởi động/xác định vấn đề học tập; hình thành kiến thức mới; luyện tập; giao bài tập về nhà.
D. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/mở đầu, hình thành kiến thức mới; luyện tập – củng cố; đánh giá kết quả.
Câu 30. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ở bên phải tương ứng
Ghép mỗi hoạt động trong một bên trái đúng với mô tả ở cột bên phải khi nói về nội dung của các hoạt động học tập trong một bài dạy.
Xác định vấn đề | Nêu rõ nội dung yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trà học sinh phải thực hiện để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề cách thức thực hiện nhiệm vụ. |
Hình thành kiến thức mới | Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm gieo cho học sinh thực hiện. |
Luyện tập | Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện để xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết |
Vận dụng | Nêu rõ nội dung yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề nhiệm vụ học tập đã đặt ra. |
Trả lời:
Câu hỏi | Câu trả lời |
Xác định vấn đề | Nêu rõ nội dung yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trà học sinh phải thực hiện để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề cách thức thực hiện nhiệm vụ. |
Hình thành kiến thức mới | Nêu rõ nội dung yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề nhiệm vụ học tập đã đặt ra. |
Luyện tập | Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm gieo cho học sinh thực hiện. |
Vận dụng | Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện để xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết |
Câu 31. Chọn đáp án đúng nhất
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp có vai trò giúp giáo viên cốt cán
A. tư duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình tập huấn, chủ động trong thực thi và cỏ được những đánh giá hữu ích trong phát triển nghề nghiệp.
B. có được bản kế hoạch tập huấn cho đồng nghiệp, từ đó chủ động trong công tác tập huấn/bồi dưỡng lại cho đồng nghiệp và đánh giá kết quả tập huấn.
C. định hướng được các vấn đề liên quan đến quá trình tập huấn cho đồng nghiệp như phân bổ thời gian tập huấn, xác định nội dung tập huấn, xác định phương pháp dạy học và đánh giá kết quả tập huấn.
D. có được một bản chương trình hoạch định sẵn các vấn đề liên quan đến các thành tố cần thiết trong tập huấn như mục tiêu, phương pháp, nội dung, từ đó thuận lợi trong quá trình thực thi tập huấn cho đồng nghiệp.
Câu 32. Chọn đáp án đúng nhất
Để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho đồng nghiệp, Giáo viên cốt cán cần thực hiện những công việc nào dưới đây?
A. Tìm hiểu/đánh giá nhu cầu hỗ trợ; xác định mục tiêu hỗ trợ; xác định phương pháp hỗ trợ và cách thức đánh giá kết quả; thiết kế kế hoạch.
B. Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ; xác định mục tiêu hỗ trợ; xác định phương pháp hỗ trợ và cách thức đánh giá kết quả; trình báo kết quả.
C. Nghiên cứu nội dung hỗ trợ; xác định mục tiêu hỗ trợ; lập danh sách giáo viên đại trà cần hỗ trợ; thiết kế kế hoạch.
D. Tìm hiểu/đánh giá nhu cầu hỗ trợ; xác định mục tiêu hỗ trợ, lập danh sách giáo viên đại trà cần hỗ trợ trình báo kết quả.
Câu 33. Chọn đáp án đúng nhất
Việc triển khai hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán được thực hiện qua những giai đoạn chính nào?
A. Chuẩn bị học tập; Triển khai học tập: Hỗ trợ đồng nghiệp tự học mô đun; Đánh giá kết quả học tập mô đun bồi dưỡng; Xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun bồi dưỡng trên hệ thống LMS.
B. Hỗ trợ đồng nghiệp tìm hiểu nội dung bồi dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị tài liệu, tài nguyên tham gia bồi dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp làm bài tập trong quá trình tập huấn.
C. Hỗ trợ đồng nghiệp tìm hiểu nội dung bồi dưỡng, hỗ trợ trong giai đoạn học tập qua mạng internet; hỗ trợ làm bài tập trong quá trình học tập; hỗ trợ đánh giá kết quả học tập.
D. Hỗ trợ đồng nghiệp tìm hiểu nội dung bồi dưỡng, hỗ trợ trong giai đoạn học tập qua mạng internet; hỗ trợ trong giai đoạn học tập trực tiếp; hỗ trợ trong các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Giáo dục thể chất THCS Đáp án 33 câu hỏi trắc nghiệm môn GDTC Module 4 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.