Bạn đã bao giờ nghe đến nấm tràm chưa? Nấm tràm có một vị đắng khó ăn tuy nhiên nó rất tốt cho sức khỏe nếu biết cách chế biến thì bạn sẽ “bị nghiện” món nấm tràm này đấy. Vậy nấm tràm là gì?Nơi bán, giá cả? Cách chế biến và bảo quản nấm tràm như thế nào?
Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu và khám phá ngay nhé!
Nấm tràm là gì?
Tylopilus felleus là tên tiếng anh của nấm tràm, ở Việt Nam nấm tràm phân bố rộng rãi khắp miền Trung nhưng nhiều nhất vẫn là ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Phú Quốc.
Chúng có khá nhiều hình dạng, thường có màu tím nhạt và mọc nhiều trên những thân tràm mục nên mới có cái tên là nấm tràm. Đặc biệt, nấm tràm có vị đắng rất đặc trưng.
Thành phần dinh dưỡng của nấm tràm:
Cũng giống như những họ nấm khác nấm tràm cũng chứa: protein, chất béo, Carbohydrate, Vitamin B1, B2, …Khoáng chất như chất sắt, mangan,…Và các chất
Công dụng của nấm tràm
Nấm tràm có những công dụng nổi bật và hiệu quả như:
Thanh nhiệt: Do nấm tràm có vị đắng nên theo nhân gian có thể giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra chúng còn được sử dụng như một bài thuốc dùng để giải rượu cũng rất hiệu quả nhờ có hợp chất fructose trong đó.
Cải thiện tình trạng nhức đầu, cảm cúm, ngoài ra còn giảm viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe. Có thể bạn đã quá quen với dầu tràm, một loại tinh dầu có công dụng thần kỳ chữa bệnh cảm cúm, ho thì nấm tràm – loại thực vật sử dụng tinh dầu và nhựa tràm làm chất dinh dưỡng cũng tự nhiên có một loại tính chất tương tự làm tăng cường hệ miễn dịch và giải cảm một cách tự nhiên.
Cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đạm thực vật hỗ trợ hiệu quả trong việc ăn kiêng, giảm cân.
Tốt cho hệ tiêu hóa nhờ chất xơ chứa trong nấm tràm, ngoài ra còn chứa nhiều protein, giúp thải độc, cải thiện tình trạng táo bón.
Tốt cho tim mạch, do trong nấm tràm rất giàu chất sắt, một hoạt chất rất tốt cho máu, sử dụng nấm tràm giúp tăng hệ miễn dịch, do ít cholesterol nên giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ cao. Đặc biệt, nấm tràm còn có công dụng ngăn ngừa ung thư.
Qua những công dụng thần kì mà nấm tràm mang lại thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử ngay thôi nào.
Nấm tràm mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Nấm tràm tuy nghe hơi xa lạ với một số người nhưng về giá cả nấm tràm vẫn không chênh lệch nhiều so với những loại nấm khác.
Ở những khu vực khác miền Trung có thể sẽ khó mua nấm tràm hơn tuy nhiên bạn có thể đặt hàng online trên các trang thương mại điện tử hoặc từ những người chuyên bán nấm hay các loại thực phẩm khô. Còn ở những khu vực thuộc miền Trung bạn có thể dễ dàng tìm mua nấm tràm tại chợ,
Giá nấm tràm khô dao động trong khoảng 80000 – 100000 VND/ 100gr. Giá nấm tràm tươi thường dao động trong khoảng 150000 – 450000 VND/kg.
Cách sơ chế nấm tràm để không bị đắng
Nếu bạn không thích ăn đắng thì cũng đừng lo, dưới đây là hướng dẫn cách chế biến nấm tràm để không bị đắng mà bạn nên tham khảo:
Đối với nấm tràm khô
Bạn có biết cách sơ chế vỏ bưởi để nấu chè không bị đắng không, đúng vậy cách sơ chế nấm tràm khô cũng tương tự như vậy. Đầu tiên, bạn ngâm nấm khô để một thời gian cho nấm nở ra sau đó xả lại với nước thật nhiều lần để loại bỏ bụi, cát đồng thời giảm bớt chất đắng có trong nấm.
Sau đó, bạn luộc nấm trên nước thật sôi, vớt ra và ngâm nấm trong nước đá để giữ độ giòn, dai cho nấm sau và cuối cùng để ráo là có thể chế biến ngay.
Đối với nấm tràm tươi
Việc đầu tiên bạn cần gọt sạch phần chân nấm và chẻ đôi (hay chẻ ba) tùy ý thích. Sau đó rửa thật sạch và ngâm vào nước muối khoảng 30 phút để bỏ bớt vị đắng rồi vớt ra để ráo.
Nếu bạn vẫn lo lắng nấm còn đắng thì có thể luộc sơ 1 đến 2 phút qua nước sôi sau đó vớt để ráo. Cách này khá giống cách sơ chế măng tươi trước khi nấu canh.
Bảo quản nấm tràm đúng cách
Có vô số cách bảo quản nấm tràm nhưng để lựa chọn một cách hiệu quả thì cũng cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ, hãy tham khảo một số mẹo dưới đây nhé:
Bảo quản nấm tràm khô
Đối với loại sấy khô tự nhiên: Bạn có thể bỏ bớt phần chân nấm rồi đem đi phơi nắng (lưu ý không nên phơi quá khô mà vẫn nên giữ một độ ẩm nhất định cho nấm). Sau đó, có thể cho vào túi ni lông hay túi kín để ở nhiệt độ thường và có thể sử dụng được trong 2 tháng.
Hoặc đối với cách hút chân không thì sẽ tiện lợi hơn khi có thể bảo quản được trong tủ lạnh do đó có thể giữ được độ tươi ngon lên đến khoảng 3 tháng.
Đối với nấm tràm sấy khô bằng lò nướng: Sau khi sơ chế sạch sẽ, bạn cho vào lò nướng sấy khô lại, với cách làm này nấm có thể giữ được màu tươi trông bắt mắt lên đến 3 tháng.
Bảo quản nấm tràm tươi
Bảo quản trong tủ lạnh: Với cách này bạn cần sơ chế sạch nấm sau đó cho vào túi ni lông bọc kín bảo quản ở nhiệt độ 6- 10 độ C và có thể sử dụng được trong 7 ngày.
Hút chân không: Tương tự, bạn cần làm sạch sau đó cho nấm vào túi và tiến hành hút chân không, phương pháp này giúp bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng trong 15-30 ngày.
Chần qua nước sôi: Bạn cần làm sạch nấm sau đó bỏ vào nồi luộc khoảng 2-3 phút cùng với một ít muối. Tiếp đến vớt ra để nguội sau đó cho vào hộp đựng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh được 15-20 ngày mà không sợ hư.
Xào sơ nấm tràm: Tương tự cách chần qua nước sôi nhưng với phương pháp này bạn sẽ xào nhanh nấm với một ít dầu ăn trong 2-3 phút sau đó để nguội và cho vào ngăn đông hay tủ đông để bảo quản. Thời gian bảo quản lên đến 10-20 ngày mà vẫn giữ được độ tươi ngon của nấm.
Sau khi đọc bài viết hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nấm tràm, nơi bán, giá cả công dụng, cách chế biến và bảo quản. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!
Blogdoanhnghiep.edu.vn