Bạn đang xem bài viết Mì ăn liền có thật sự độc hại như chúng ta vẫn nghĩ? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mì ăn liền là loại thực phẩm cơ bản, thông dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, mì ăn liền cũng “vấp” phải những hiểu lầm không đáng có. Mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới để “giải mã” những hiểu lầm của mì ăn liền nhé!
Mì ăn liền có gây nóng trong người?
Nóng trong người được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và mì gói được nhiều người xem là nguyên nhân gây nóng trong người. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết, một gói mì loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất đường bột (40g-50g), chất béo (10g-13g) và không ít hơn 6,8g chất đạm.
Một gói mì ăn liền có thể cung cấp 300 – 350 calo (khoảng 15-17% nhu cầu năng lượng một ngày đối với người trưởng thành), tương đương như 4 miếng đậu rán hoặc xấp xỉ một bát phở gà bình dân.
Do đó, mì ăn liền không là nguyên nhân chính gây nóng trong người. Nóng trong người thường do nhiều nguyên nhân gây nên như stress, chế độ ăn uống và luyện tập không hợp lý,… Bạn chỉ cần điều thói quen sinh hoạt của mình hoặc tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Mì ăn liền gây khó tiêu, ăn nhiều gây rối loạn dạ dày ?
Thực tế, cơ thể hấp thụ mì ăn liền còn nhanh hơn thịt, cá, sữa. Theo đó, mì ăn liền chỉ cần 5 giờ, còn sữa phải mất 12 giờ; cá và thịt thì từ 12 – 24 giờ mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Theo báo Sức khỏe và đời sống, khó tiêu hoặc chứng rối loạn dạ dày là do các vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa, việc sử dụng kháng, thuốc giảm đau và lối sống sinh hoạt không lành mạnh gây nên. Về khía cạnh dinh dưỡng thì chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng như thiếu các khoáng chất và vitamin gây nên.
Mì ăn liền có thể khiến bạn tăng cân, béo phì?
Mì ăn liền chỉ cung cấp 300 – 350 calo(khoảng 15-17% nhu cầu năng lượng một ngày đối với người trưởng thành).Mì ăn liền đã được cân đối dinh dưỡng, vì thế ăn mì gói không phải là nguyên nhân gây nên sự tăng cân. Bạn có thể xem mì ăn liền như một cái bánh bao hay một tô phở bình dân.
Để cân bằng dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung thêm chất xơ và vitamin từ rau, củ, quả và trái cây để cân đối các chất cần nạp vào cơ thể trong một ngày. Ngoài ra, thực đơn hợp lý và luyện tập thể thao hợp lý cũng quyết định số cân nặng của bạn.
Sử dụng mì ăn liền có gây ung thư?
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, trên thế giới chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng minh mì ăn liền có thể gây ung thư.
Nguyên nhân gây ung thư có thể đến từ nhiều lý do khác nhau như chế độ ăn uống không hợp lý,… Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể dùng mì tôm một cách ‘vô tội vạ’ ,bạn cần tránh sử dụng mì tôm một cách thường xuyên và sử dụng mì tôm đúng cách như thêm rau xanh vào mì để bổ sung chất xơ, trụng sơ mì để loại bỏ lớp dầu bên ngoài,…
Mì ăn liền sử dụng dầu chiên đi chiên lại, gây hại cho sức khỏe?
Mì ăn liền được chiên trong một hệ thống hiện đại, khép kín. Dầu dùng để chiên mì là dầu cọ dạng bán rắn và được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước trong hệ thống bồn trao đổi nhiệt bên ngoài. Sau đó, dầu sẽ theo đường ống dẫn vào chảo chiên, dầu luôn được kiểm soát và duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 160-165 độ C.
Mì chỉ thực sự được nhúng qua dầu chưa đến 2 phút và lượng dầu hao hụt sẽ được tự động bổ sung mới liên tục. Nếu quá thời gian này, mì sẽ không nở được trong nước sôi.Vì vậy, mì ăn liền không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
Mì ăn liền có chứa nhiều chất bảo quản?
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, không phải cứ có chất phụ gia hay chất bảo quản trong thực phẩm là không tốt. Việc sử dụng chất phụ gia hay chất bảo quản cho thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy định của Bộ y tế với hàm lượng cho phép để đảm an toàn với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe.
Lầm tưởng từ lời đồn thổi ăn mì tôm khiến gan mất đến 32 ngày thải độc
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn mì gói khiến gan mất đến 32 ngày để thải độc là vô căn cứ.
Nguyên liệu làm nên mì gói gồm đường và bột, hoàn toàn không gây độc. Mì gói được xem như gạo, bún, phở nên quá trình tiêu hóa và hấp thu là như nhau.
“Độc” được nhắc đến ở đây có liên quan đến chất phụ gia và chất bảo quản. Tuy nhiên, những nhà sản xuất mì uy tín đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn thực phẩm và danh sách chất phụ gia cho phép của Bộ y tế để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Cho nên, việc ăn mì tôm khiến gan mất đến 32 ngày để thải độc là vô lý.
Hiện tại, Blogdoanhnghiep.edu.vn có bán đa dạng các loại mì gói như: Mì gói 3 miền, mì Hảo Hảo,…Đừng quên truy cập website Bachhoaxanh.com để đặt mua các loại mì gói mình yêu thích nhé!
Blogdoanhnghiep.edu.vn hy vọng bài viết trên có thể giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của bạn xung quanh mì ăn liền nhé!
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
Có thế bạn quan tâm:
- Thưởng thức mì gói Jongga siêu ngon, ăn hoài không ngán
- Tổng hợp các loại mì Miliket đang được ưa chuộng hiện nay và giá thành
- Thưởng thức mỳ cay Sedaap Indonesia siêu nghiện, siêu ngon
Mua ngay các loại mì gói tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để thưởng thức ngay nhé
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mì ăn liền có thật sự độc hại như chúng ta vẫn nghĩ? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.