Bạn đang xem bài viết Mẹ mang thai ở tuần 8 cần lưu ý những điều quan trọng gì về sức khỏe? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phôi thai phát triển đến tuần thứ 8 sẽ gây ra sự biến đổi rõ rệt về sức khỏe của mẹ bầu. Đây cũng là thời kỳ phát triển đặc biệt của thai nhi, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về những điều mẹ bầu cần lưu ý để đảm bảo sức khoẻ ở tuần thai thứ 8.
Mẹ bầu tuần 8 thay đổi như thế nào?
Thai ở tuần thứ 8 hay còn gọi là giai đoạn “tam cá nguyệt thứ nhất”. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi về mặt thể chất lẫn tinh thần. Một vài dấu hiệu thay đổi như:
Đau bụng
Trong thời gian này, tử cung bạn bắt đầu phát triển, giãn nở và tạo ra những cơ co thắt nhẹ ở vùng bụng. Điều này là hoàn toàn bình thường vì cơ thể đang chuẩn bị cho sự phát triển của em bé.
Ngực căng đầy
Sự gia tăng nội tiết tố trong cơ khiến cho ngực phát triển, thay đổi cấu trúc mô để chuẩn bị cho quá trình sản sinh sữa. Bạn sẽ cảm thấy ngực căng hơn và phát triển to hơn so với lúc trước khi mang bầu.
Vấn đề tiêu hóa
Trong thời kỳ đầu mang thai, tình trạng táo bón, đầy hơi và tiêu chảy cũng có thể xảy ra, gây ra sự khó chịu ở phần bụng.
Mệt mỏi, uể oải
Sự gia tăng nhanh chóng của progesterone sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cũng có thể mệt mỏi vì cần phải thức dậy để đi tiểu vào giữa đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và ảnh hưởng tinh thần của bạn vào ngày hôm sau.
Nhạy cảm với mùi hương
Khi mang thai, khứu giác của mẹ bầu có thể trở nên thay đổi khác biệt so với trước đó. Chúng nhạy cảm hơn, góp phần khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn và buồn nôn. Chứng ốm nghén xuất hiện sẽ khiến mẹ bầu thực sự mệt mỏi hơn rất nhiều đó.
Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Bước sang tuần thứ 8, kích thước của phôi thai còn khá nhỏ, chỉ tương đương bằng một hạt đậu và dài khoảng 2,7cm.
Phát triển cơ thể
- Cơ thể bắt đầu thẳng ra, vẻ ngoài giống nòng nọc đang biến đổi dần.
- Cánh tay và chân dài ra, các ngón tay và ngón chân bắt đầu hình thành bên trong bàn tay và bàn chân.
- Hệ tiêu hóa của bé đang phát triển.
Đặc điểm khuôn mặt
- Mũi và môi trên của em bé phát triển rõ ràng hơn.
- Các nếp gấp nhỏ của mí mắt đang phát triển.
- Tai bắt đầu được định hình ở bên ngoài đầu.
Cơ quan sinh sản
Khi thai nhi 8 tuần tuổi, cơ quan sinh dục của bé đang bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa đủ phát triển để xác định giới tính của thai nhi.
Nhịp tim thai 8 tuần tuổi
Nhịp tim của thai nhi 8 tuần tuổi lúc này nhanh gấp đôi so với người trưởng thành là khoảng 100 – 160 nhịp/phút.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 8
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm
Trong thai kỳ đầu, các mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng xuất hiện các đốm máu trên quần lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiểu. Hiện tượng này khá phổ biến trong tuần thai thứ 8, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu nguy hiểm của sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Vì vậy cần quan sát các dấu hiệu để được thăm khám kịp thời.
Nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội thì mẹ bầu cần đến viện thăm khám trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các loại thực phẩm có nhiều tinh bột, chất xơ và dễ tiêu hóa như rau xanh, khoai lang,… nên là sự lựa chọn hàng đầu trong thời kỳ này.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ như ớt, hạt tiêu.. để hạn chế cảm giác khó tiêu.
Trong giai đoạn này không nên ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá thu… hoặc các sản phẩm có chứa thành phần cam thảo để tránh nguy cơ sảy thai.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn và cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
Vận động cơ thể
Bạn hãy thiết lập thói quen vận động đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đẩy lùi cảm giác ốm nghén cũng như giúp quá trình chuyển dạ diễn ra tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, yoga… tránh vận động quá mạnh như chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu và không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
Trên đây là những lưu ý về sức khỏe đối với mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 8. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ mang thai ở tuần 8 cần lưu ý những điều quan trọng gì về sức khỏe? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.