Máy mài góc là công cụ phù hợp để mài các chi tiết, làm nhẵn các mối hàn, đánh bóng hoặc cắt một số vật liệu kim loại. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một sản phẩm thi công đa năng thì cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu thêm về loại máy này nhé!
Máy mài góc là gì? Công dụng của máy mài góc
Máy mài góc là gì?
Máy mài góc là dụng cụ dùng để cắt, mài các chi tiết, làm nhẵn mối hàn và có thể hỗ trợ đánh bóng các bề mặt một số vật liệu. Đây là thiết bị có tính ứng dụng cao trong các ngành cơ khí và thường được sử dụng trong công nghiệp – xưởng sửa chữa và hộ gia đình.
Một số thương hiệu máy mài góc nổi tiếng trên thị trường bạn có thể tham khảo như: Tolsen, Makita, Ryobi, Dewalt, Kyocera, Bosch, Stanley.
Công dụng của máy mài góc
Một số công dụng chính của máy mài góc như:
- Mài và đánh bóng bề mặt: Khi lắp thêm phụ kiện đá mài hay bàn chải sắt vào máy mài góc, chiếc máy mài sẽ có thêm chức năng mài sắc lại lưỡi, cạnh của các dụng cụ như cuốc, xẻng,… và đánh bóng, làm nhẵn các bề mặt vật liệu.
- Cắt kim loại, gạch, đá: Máy mài góc được lắp thêm lưỡi cắt kim cương sẽ dễ dàng khoét rãnh và cắt các chất liệu kim loại, gạch, đá nhằm tạo nên những lỗ vừa vặn để lắp đặt ống thoát nước hoặc để loại bỏ những vật cản khi xây dựng.
- Làm sạch bề mặt: Nhờ công suất hoạt động mạnh mẽ, máy có thể đánh bay những lớp gỉ sét hoặc sơn bong tróc trên các bề mặt sản phẩm kim loại.
- Gỡ mối ron vữa cũ: Máy được lắp thêm lưỡi cắt kim cương sẽ là dụng cụ chuyên dùng để gỡ ron, giúp cho việc gỡ ron cũ thuận tiện và tránh làm hỏng những viên gạch.
Cấu tạo của máy mài góc
Vỏ máy
- Đầu vỏ: Được chế tạo từ gang để bảo vệ hộp số và trục của động cơ điện.
- Thân vỏ: Được làm bằng hợp kim thép hoặc hợp kim nhôm, có khả năng cách điện và cách nhiệt tốt.
- Nắp vỏ: Được làm bằng nhựa và được gắn với thân bằng một vít vặn, có tác dụng giữ chổi than không bị bám bụi.
Động cơ điện
Động cơ điện là bộ phận chính và quan trọng nhất của máy mài, thể hiện sự mạnh yếu của máy thông qua công suất làm việc và các thông số kỹ thuật.
Bộ phận công tác
Đây là viên đá mài của máy, có đường kính phổ biến trung bình từ 100 – 180mm, bộ phận này tùy vào máy và gắn vào trục thứ cấp của hộp số.
Các công tắc
Công tắc dùng để tắt/mở máy mài góc. Có 2 loại công tắc phổ biến là công tắc đuôi và công tắc trượt.
Ngoài ra máy mài góc còn có phụ kiện kèm theo như: tay cầm, vành chắn, tán kẹp, chìa vặn, hộp giấy,… tùy theo thiết kế của các hãng mà có phụ kiện kèm theo khác nhau.
Ưu điểm của máy mài góc
Máy có nhiều ưu điểm và đa dạng công năng như:
- Đánh bóng bề mặt kim loại, đánh sạch ron: Nhờ vào các phụ kiện đi kèm như đá mài, bàn chải sắt, lưỡi cắt kim cương nên máy có thể đáp ứng đa dạng như cầu mài, cắt, đánh bóng của người dùng.
- Trọng lượng nhẹ, dễ thi công: Trung bình máy mài góc có trọng lượng trung bình từ 1,5 – 2,4kg nên dễ dàng cầm nắm và thuận tiện trong thi công.
- Vận hành mạnh mẽ: Máy có công suất hoạt động mạnh mẽ từ 540W trở lên, giúp việc thi công diễn ra nhanh chóng, tránh mất thời gian.
- Độ ồn, độ rung thấp: Nhờ vào thiết kế cứng cáp nên máy có độ rung thấp, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng ê buốt ở tay khi thi công trong thời gian dài.
- Đa dạng công năng: Có thể thay thế máy cắt trong một số trường hợp, mài mòn, đánh bóng tiện dụng.
Lưu ý khi sử dụng
Đảm bảo an toàn khi sử dụng
- Đảm bảo an toàn máy: Đảm bảo máy luôn ở trạng thái an toàn, kiểm tra mọi bộ phận và động cơ máy còn ở trạng thái tốt, hoạt động bình thường và không hư hỏng trước mỗi lần sử dụng. Đồng thời, thường xuyên bảo trì và bảo hành máy.
- Đảm bảo môi trường vận hành máy an toàn: Luôn giữ nơi làm việc khô thoáng, hạn chế bụi bẩn, tránh xa vật dụng dễ cháy. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng để tránh rò rỉ, giật điện.
- Đảm bảo an toàn cho người dùng: Hạn chế mặc quần áo rộng lùng thùng, đồ trang sức hay tóc dài vì có thể bị cuốn vào các bộ phận chuyển động. Và đảm bảo cơ thể mình luôn trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như kính bảo vệ mắt, khẩu trang, giày chống trượt, nón bảo hộ hay dụng cụ bảo vệ tay.
Lựa chọn đúng máy mài góc
Việc lựa chọn máy mài phù hợp với mục đích sẽ giúp bạn có được trải nghiệm tốt hơn.
- Dùng máy mài để làm sạch ron gạch, đánh bóng kim loại bạn có thể chọn loại có công suấtvừa 740W- 840W.
- Dùng để cắt kim loại, mài góc thì cần máy cócông suất cao hơn 840W.
Lựa chọn đá mài phù hợp
Tương tự như việc lựa chọn máy, đá mài phải phù hợp với mục đích của bạn. Có 2 kích thước phổ biến chođá mài là 100mm và 180mm.
Cắt kim loại hay đá thì nên dùng lưỡi cắt kim cương. Để đánh bóng kim loại và mài thì có thể dùng đá mài hoặc phiến sắt.
Lưu ý khi đặt vật dụng cần mài
Khi sử dụng máy mài góc, vật dụng cần mài cần phải cố định chắc chắn cao hơn sàn nhà. Không đè hoặc ấn mạnh máy vào vật cần mài để tránh các mảnh vụn mài văng mạnh ra trúng người dùng.
Để đảm bảo an toàn cho chính bạn và có hiệu quả làm việc tốt bạn cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các kỹ thuật thi công.
Lưu ý khi đặt máy mài đúng cách, an toàn
- Đặt máy để cắt: Đặt máy vuông góc với mặt phẳng cần cắt và kéo theo hướng từ ngoài vào.
- Đặt máy để mài: Đặt máy nghiêng góc 30 – 35 độ so với mặt phẳng cần mài.
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm máy mài góc. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới nhé!