MicroLED là công nghệ tấm nền màn hình rất phổ biến với đại đa số người dùng. Dù vậy, bạn có thực sự hiểu rõ về ứng dụng và đặc điểm của loại màn hình này. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Màn hình MicroLED là gì?
Trong ngành công nghiệp sản xuất màn hình, cụm từ MicroLED (công nghệ tấm nền màn hình phẳng) không phải là mới mà nó đã xuất hiện cách đây 4 năm. MicroLED còn được viết dưới cái tên là mLED hoặc µLED.
Màn hình MicroLED là loại màn hình được cấu tạo bởi các mảng bóng đèn LED kích thước hiển vi dùng để tạo thành các điểm ảnh cơ bản. Mỗi điểm ảnh này lại được tạo ra từ 3 điểm ảnh phụ với 3 màu sắc cơ bản là đỏ, xanh và lam (RGB).
So với công nghệ LCD, màn hình MicroLED cho độ tương phản cao hơn, tần số đáp ứng cao hơn và sử dụng ít năng lượng hơn.
Cũng giống công nghệ màn hình OLED, mỗi điểm ảnh trong màn hình MicroLED đều có khả năng tự chiếu sáng mà không cần tấm nền phụ chiếu sáng bên dưới như màn hình LCD.
Các mảng bóng đèn LED này được đặt trên một tấm nền TFT, cung cấp điện năng cho màn hình cũng như điều khiển lúc nào điểm ảnh sáng, lúc nào không. Đồng thời, công nghệ MicroLED cũng có thể cho ra được những chiếc màn hình cong như công nghệ OLED.
MicroLED có điểm gì nổi bật so với LCD và OLED?
Giống với tấm nền OLED, tấm nền microLED được tạo ra với mục đích tiêu thụ ít năng lượng nhằm trang bị cho đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh và tivi siêu mỏng. Cả OLED và MicroLED đều có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với LCD.
Theo trang Phonearena, màn hình OLED mang đến các vùng màu đen chân thật và sâu hơn LCD. Tương tự, màn hình MicroLED không đi kèm đèn nền, và thay vào đó là dựa hoàn toàn vào các đèn LED nhỏ, mỗi đèn LED đi kèm 3 điểm ảnh phụ có thể phát ra ánh sáng của riêng mình. Điều này khiến MicroLED cũng mang lại những tỉ lệ tương đồng tuyệt vời và màu đen thật như màn hình OLED.
Tấm nền MicroLED được phát triển trên công nghệ LED GaN (Gallium nitride), điều này khác với màn hình OLED vì nó mang lại độ sáng cao hơn 30 lần so với OLED. Chính điều này khiến màn hình MicroLED sẽ không xảy ra hiện tượng burn-in (xuất hiện những hình ảnh mờ ảo khi màu sắc hiển thị quá lâu).
Ngoài ra, tấm nền MicroLED cũng có tuổi thọ cao hơn so với OLED nên người ta cho rằng MicroLED thừa hưởng những ưu điểm của cả công nghệ OLED và LCD.
Màn hình MicroLED có các phân tử kích cỡ từ 1 micron đến 100 micron (micron hay còn gọi là micromet – đơn vị để đo kích thước một hạt tạp chất, nó bằng một phần triệu của một mét). Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là màn hình có kích thước điểm ảnh rất nhỏ nên cho ra hình ảnh mịn màng hơn, đẹp hơn và kích thước mỏng nhẹ hơn.
Ứng dụng màn hình MicroLED trong tương lai
Mặc dù đã xuất hiện từ năm 2014, nhưng công nghệ MicroLED dường như chưa được phổ biến trong công nghiệp sản xuất màn hình mà chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Lý do đơn giản có thể nghĩ đến chính là sự khó khăn trong quá trình sản xuất và mức chi tốn kém hơn rất nhiều so với LCD hay thậm chí là cả OLED. Đặc biệt, khi sản xuất ở quy mô cực lớn cho các hãng như Apple, Samsung, LG lại càng là bài toán nan giải hơn.
Và thay vì sản xuất với quy mô lớn thì Apple đã bước những bước đầu tiên hướng công nghệ này vào một quy mô nhỏ hơn cho Apple Watch. Đây là bước đi độc lập để hãng này thoát khỏi sự phụ thuộc vào các đối thủ của mình về nguồn cung màn hình OLED và LCD.
Tuy nhiên chi phí cũng như khó khăn trong sản xuất hàng loạt khiến việc phát triển công nghệ này bị ì ạch hơn.
Với tiềm năng to lớn về cải tiến hình ảnh và màn hình siêu mỏng thì công nghệ MicroLED luôn nằm trong tầm ngắm của các ông lớn trong ngành.
Theo các nhà phân tích, khoảng thời gian đủ nhiều để microLED nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm, sẵn sàng để sản xuất hàng loạt là khoảng 4 đến 5 năm nữa. Thậm chí đến khi đó mức giá của những sản phẩm sở hữu công nghệ này vẫn cao chót vót.
Xem thêm:
Màn hình OLED là gì?
Màn hình Super AMOLED là gì?
[CES 2018] Samsung sẽ cho ra mắt tivi màn hình Micro LED ấn tượng
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về công nghệ màn hình MicroLED và hãy cùng mong chờ ngày được sử dụng các thiết bị nghe nhìn sở hữu màn hình này trong tương lai nhé!