Bạn đang xem bài viết Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc Soạn Sử 12 Chân trời sáng tạo trang 98, 99, 100 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Lịch sử 12 Bài 15 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi luyện tập, vận dụng bài Hồ Chí Minh Anh hùng Giải phóng dân tộc trang 98, 99, 100.
Giải Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 15 còn giúp các em học sinh hiểu rõ kiến thức về công cuộc, hành trình đi tìm đường cứu nước của chủ tích Hồ Chí Minh. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.
Luyện tập Lịch sử 12 Bài 15
Lập bảng thống kê những sự kiện lịch sử gắn với vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam theo gợi ý sau vào vở:
Thời kì |
Sự kiện |
Vai trò, Ý nghĩa |
Tìm đường cứu nước (1911-1920) |
||
Chuẩn bị thành lập Đảng (1920-1930) |
||
Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám (1941-1945) |
||
Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) |
||
Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954 đến năm 1969) |
Lời giải:
Thời kì |
Sự kiện |
Vai trò, Ý nghĩa |
Tìm đường cứu nước (1911-1920) |
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin |
+ Bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam; + Mở đầu quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Chuẩn bị thành lập Đảng (1920-1930) |
– Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa,… – Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên; mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng,… |
Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. |
– Triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản – Soạn thảo: chính cương vắn tắt; sách lược vắn tắt; điều lệ tóm tắt |
– Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng – Soạn thảo cho Đảng cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo |
|
Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám (1941-1945) |
– Triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8, thành lập Việt Minh |
Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng (được đề ra từ Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6 – tháng 11/1939) |
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. |
Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân |
|
– Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa – Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. |
Lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà |
|
Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) |
– Đề ra những biện pháp để bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng; giải quyết nạn đói, dốt và khó khăn về tài chính |
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động lựa chọn những đối sách đúng đắn nhằm giải quyết kịp thời, những nhiệm vụ khó khăn của cách mạng Việt Nam. |
– Ngày 19-12-1946, ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. – Hoạch định đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp – Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. – Tham gia họp bản và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng trong cuộc kháng chiến |
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân cả nước kết hợp thực hiện hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. |
|
Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954 đến năm 1969) |
– Chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng – Chủ trì Hội nghị lần thứ 15 BCH Trung ương Đảng (1-1959); phân tích tình hình, chỉ đạo toàn dân đánh Mỹ. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở 2 miền Nam – Bắc và nhiệm vụ chung của cả nước. |
Vận dụng Lịch sử 12 Bài 15
Em hãy đọc Tư liệu 8 và viết một bài cảm nhận về Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17-7-1966 nhân dịp kỉ niệm ngày sinh của Người.
Gợi ý đáp án
(*) Tham khảo:
Năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn ác liệt nhất, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân đánh phá đưa miền Bắc quay trở lại thời kỳ đồ đá. Mỹ đã sử dụng 15 triệu tấn bom đạn các loại ném xuống Việt Nam, rải hàng chục triệu lít chất độc da cam/dioxin xuống miền Nam; ở miền Bắc, bình quân mỗi người phải chịu 45,5kg bom đạn, tính ra 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Một lần nữa, lời kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do…”.
Nội dung của Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1966 gồm 3 phần rõ ràng, khúc chiết: Đã vạch trần âm mưu thâm độc và tội ác vô cùng dã man của đế quốc Mỹ/ Khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta cả ở miền Bắc cũng như ở miền Nam/Chỉ rõ cho toàn thế giới thấy rằng: nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hoà bình. Lời kêu gọi đầy sức thuyết phục của Bác đã chứng minh rằng kẻ thù dù có hung bạo đến đâu, dù có lắm súng nhiều tiền đến đâu thì cũng không thể thắng được Nhân dân Việt Nam: cái chính nghĩa phải thắng cái phi nghĩa; cái văn minh phải thắng bạo tàn; cái thiện phải thắng cái ác. Hoà bình là niềm tin và khát khao của nhân loại, nó không phải chỉ dành cho một dân tộc, một quốc gia mà là của cả loài người. Nhưng đó phải là hoà bình chân chính, hoà bình trong độc lập, tự do như chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu trong lời kêu gọi: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Lời kêu gọi có ý nghĩa như một cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc thống nhất ý chí, thống nhất niềm tin, củng cố ý chí để đi vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lời của Bác đã thực sự trở thành lời hiệu triệu thiêng liêng, quy tụ, đoàn kết, thôi thúc hàng triệu con tim, khối óc đồng bào, chiến sĩ đồng lòng hăng hái chống Mỹ, cứu nước, Người nói:”… Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”
Trải qua chiến tranh ác liệt, nhân dân ta càng thêm trân trọng những giá trị của độc lập và tự do. Một lần nữa câu nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, có độc lập tự do thì sẽ có tất cả. Đất nước không thể phồn vinh, dân tộc không thể phát triển, nhân dân không thể có cơm ăn, áo mặc và cuộc sống hạnh phúc nếu không có độc lập tự do. Và càng muốn có độc lập tự do thì các dân tộc bị áp bức không thể ngồi yên chờ đợi, càng không thể trông chờ vào sự “ban ơn” của các thế lực đế quốc, thực dân. Muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc thực sự thì vấn đề quyết định trước hết phải giành cho được độc lập tự do, phải vùng lên xóa bỏ mọi xiềng gông, xóa bỏ mọi áp bức, nô dịch… Phải khẳng định đây là một văn kiện lịch sử có giá trị như một lời hịch kêu gọi cả dân tộc tiến lên để chiến thắng đế quốc Mỹ.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tâm nguyện của Bác, dân tộc Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm giữ vững nền hòa bình, độc lập và tự do của dân tộc; nỗ lực xây dựng và phát triển đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Bác là chân lý bất hủ, nó đã toát lên tinh thần Việt Nam, văn hoá Việt Nam và ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó cũng là mục tiêu đấu tranh, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vĩ đại vì độc lập tự do, vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc. Đồng thời tư tưởng đó cũng là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với nhân loại tiến bộ, đặc biệt đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, tự do, hạnh phúc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Người đã dành cả cuộc đời đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Độc lập, tự do là một chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại. Chân lý đó luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc Soạn Sử 12 Chân trời sáng tạo trang 98, 99, 100 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.