Bạn đang xem bài viết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Soạn Lịch sử 12 trang 9 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Sử 12 Bài 1 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) thuộc chương 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949).
Lịch sử 12 Bài 1 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) mời các bạn cùng theo dõi.
Trả lời câu hỏi in nghiêng Lịch sử 12 bài 1
❓ Hãy nêu những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta (2/1945)
Trả lời:
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
❓ Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Trả lời:
* Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước lớn trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
* Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
❓ Hai nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức được hình thành như thế nào?
Trả lời:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đức là nước bại trận, tương lai của nước Đức trở này trung tâm của nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh.
- Sau hội nghị Pốtxđam, cả ba cường quốc Mỹ, Anh, Pháp đã đi ngược với quyết định của hội nghị Pốtxđam. Mỹ, Anh, Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng ở Đức và lập ra nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949).
- Được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập nước Cộng hòa dân chủ Đức.
Như vậy, nước Đức tại thời điểm này đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 1
Câu 1
Hãy chỉ trên bản đồ thế giới những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta.
Trả lời:
Những khu vực nằm trong sự phân chia ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Iantan :
– Ở châu Âu:
+ Quân đội Liên Xô chiếm đóng Đông Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu
+ Mĩ Anh và Pháp chiếm đóng miền tây nước Đức Tây Béclin và các nước Tây Âu. Áo , Phần Lan trở thành các nước trung lập.
– Ở châu Á:
+ Trả lại miền nam đảo Xakhalin và 4 đảo thuộc quần đảo Curin cho Liên Xô, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng phía bắc Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
+ Nước Mĩ chiếm đóng phía nam Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) thuộc phạm vi ảnh hưởng các nước phương Tây.
Câu 2
Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?
Trả lời
Đông Âu |
Tây Âu |
|
Về chính trị |
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là trong những năm 1945-1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều cải cách quan trọng như: – Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân (nhà nước của dân, do dân và vì dân). – Tiến hành cải cách ruộng đất để mang lại quyền lợi cho nhân dân (mang lại lợi ích nhân dân). – Ban hành các quyền tự do dân chủ, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. |
Mỹ tăng cường sự ảnh hưởng và khống chế về mặt chính trị đối với các nước Tây Âu thông qua “Kế hoạch phục hưng Châu Âu”. |
Về Kinh tế |
– Nhiều hiệp ước về kinh tế được ký kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu. – Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập. |
Mỹ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế. |
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1
I. HỘI NGHỊ IANTA VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC
a. Bối cảnh:
– Đầu năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
⇒ Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).
b. Nội dung hội nghị:
1 – Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
2 – Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
3 – Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
– Ở châu Âu:
+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.
+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
– Ở châu Á:
+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
c. Hệ quả:
– Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta
II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
1. Sự thành lập:
– Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.
– Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
– Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.
a. Mục tiêu:
– Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
– Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
– Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:
– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
– Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) Soạn Lịch sử 12 trang 9 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.