Bạn đang xem bài viết Lắp đặt máy lọc nước điện giải ion kiềm cần nguồn nước như thế nào? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trước khi lắp máy lọc nước ion kiềm, chúng ta phải xem xét nguồn nước đầu vào có phù hợp với máy lọc nước điện giải ion kiềm hay chưa. Vậy lắp đặt máy lọc nước ion kiềm cần nguồn nước cần phải đạt những tiêu chí như thế nào? Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tầm quan trọng của nguồn nước trong lắp đặt máy lọc nước ion kiềm
Tại Việt Nam, các nguồn nước như nước máy, nước giếng, nước phèn, nước nhiễm mặn, hồ, sông, suối vẫn còn tình trạng nhiễm phèn, kim loại nặng, nhiều chất độc và các loại ký sinh trùng. Những chất này gây hại đến sức khỏe của con người. Do hệ thống xử lý nước chưa tốt nên nguồn nước máy chỉ sạch ở mức tương đối.
Vì thế, khi lắp đặt máy lọc nước ion kiềm, chúng ta nên xem nguồn nước nhà mình đã đủ sạch và đạt tiêu chuẩn nước uống tại vòi hay chưa. Nếu nguồn nước chưa đạt, chúng ta cần phải lắp thêm thêm bộ tiền xử lý nước phù hợp để chuẩn hóa nguồn nước đầu vào, tạo nguồn nước đầu ra chất lượng. Sử dụng nguồn nước máy chưa đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy lọc nước ion kiềm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Lắp đặt máy lọc nước điện giải ion kiềm cần nguồn nước như thế nào?
Để có được một nguồn nước đầu ra tốt nhất, có lợi cho sức khỏe cũng như bảo vệ được máy lọc nước thì nguồn nước đầu vào của máy lọc nước ion kiềm phải đạt đủ 4 tiêu chí sau đây:
Chỉ số TDS đạt từ 30 – 300 ppm
TDS (Total Dissolved Solids) là tổng chất rắn hòa tan trong nước gồm khoáng chất hay kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (1 mg/lít = 1 ppm). Hàm lượng TDS cho biết độ tinh khiết của nước và chất lượng của hệ thống lọc nước. Người ta thường sử dụng bút thử TDS để xác định độ sạch hay độ tinh khiết của nguồn nước.
Có thể phân thành 4 loại nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước muối dựa vào tổng chất rắn hòa tan trên lít.
Tên loại nước | Chỉ số TDS trong nước |
Nước ngọt (Fresh Water) | Dưới 1.000 ppm |
Nước lợ (Brackish water) | 1.000 – 10.000 ppm |
Nước mặn (Saline water) | 10.000 – 30.000 ppm |
Nước muối (Brine) | Trên 30.000 ppm |
Vì tỷ lệ khoáng chất có trong nước ảnh hưởng đến quá trình tạo ra tính kiềm, tính axit, oxy và hydro phân tử. Nếu chỉ số TDS có trong nước quá cao sẽ giảm hiệu suất bộ lọc và bộ điện cực, từ đó giảm tuổi thọ bộ điện cực. Ngược lại, nếu chỉ số TDS quá thấp đồng nghĩa trong nước không có đủ khoáng chất để máy có thể thực hiện quá trình điện phân.
Khi đó, chúng ta cần phải bổ sung thêm lõi khoáng để cấp khoáng cho nước nhằm gia tăng hiệu suất điện phân cho máy điện giải. Vì thế, nguồn nước đạt đầu vào đạt chuẩn của máy lọc nước ion kiềm nên có chỉ số nằm ở khoảng từ 30 – 300 ppm để có được nguồn nước đầu ra với chất lượng tốt nhất mà không làm giảm tuổi thọ của máy lọc nước.
Độ pH trong nước đạt từ 6.5 – 7.5
Độ pH là chỉ số xác định tính axit hay bazơ của nước hay một dung dịch khác. Nguồn nước có độ pH lớn hơn 8 sẽ khiến cho độ pH nước sau khi điện phân trở nên thừa kiềm. Ngược lại, độpH nhỏ lớn 6 sẽ tạo ra nguồn nước có tính axit cao nhưng lại thiếu kiềm.
Vì thế, độ pH trong nước đạt chuẩn là khoảng 6.5 – 7.5 là phù hợp với máy lọc nước điện giải ion kiềm.
Áp lực nước từ 0.1 – 0.5 Mpa
Để máy lọc nước điện giải ion kiềm có thể hoạt động bình thường thì nguồn nước đầu vào phải có áp lực nước từ 0.1 – 0.5 Mpa. Nếu áp lực nước thấp hơn ngưỡng cho phép của máy (0.1 Mpa) thì máy sẽ không điện phân được. Vì vậy, chúng ta cần nên xem xét nguồn nước tại nhà đã đáp ứng được tiêu chuẩn về áp lực nước trước khi lắp máy lọc nước điện giải. Tuy nhiên, nguồn nước đầu chưa đạt chuẩn thì chúng ta nên lắp đặt thêm thiết bị như máy bơm tăng áp hoặc giảm áp để phù hợp với máy lọc nước.
Nhiệt độ nước từ 0 – 35 độ C
Theo các chuyên gia nhận định, nhiệt độ nước đầu vào nằm trong khoảng 5 – 30 độ C là thích hợp nhất. Nếu sử dụng nước quá nóng (35 độ C trở lên) sẽ làm hư hỏng các bộ phận bên trong máy.
Xử lý nước đầu vào hoàn hảo cho máy lọc nước ion kiềm bằng bộ tiền xử lý DIGISUI
Để có được nguồn nước đầu vào đạt chuẩn, nguồn nước đầu ra có chất lượng tốt đồng thời giúp máy hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ của máy lọc nước chúng ta nên lắp thêm một bộ tiền xử lý nước phù hợp. Blogdoanhnghiep.edu.vn xin giới thiệu đến bạn Bộ tiền xử lý nước DIGISUI, đây là một giải pháp tốt nhất cho người dùng tại Việt Nam. Bộ tiền xử lý nước DIGISUI đang không ngừng cải tiến cũng như tính năng xử lý nước bị ô nhiễm tốt hơn.
Những ưu điểm nổi bật của bộ tiền xử lý nước DIGISUI như:
- Chuẩn hóa nguồn nước đầu vào, giúp máy hoạt động ổn định: Nhờ vào hệ thống lõi lọc của nó giúp loại bỏ, ngăn cản được các tạp chất gây hại như kim loại nặng, tạp chất, chất bẩn có trong nước.
- Nước sau khi điện giải nhờ bộ tiền xử lý nước DIGISUI có độ pH đạt chuẩn và ổn định hơn, hàm lượng Hydrogen trong nước cũng cao hơn.
- Bộ tiền xử lý nước không sử dụng điện năng cũng như không tạo ra chất thải.
- Nhờ vào thiết kế nguyên khối chắc chắn có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, rò rỉ nước ra bên ngoài.
Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm của nguồn nước mà người dùng nên chọn bộ tiền xử lý nước có công nghệ thích hợp để nước sau khi lọc có được chất lượng tốt nhất.
Qua những thông tin trên, hy vọng sẽ hữu ích với người dùng để có thể đảm bảo nguồn nước đầu vào đạt chuẩn với lắp đặt máy lọc nước ion kiềm. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc góp ý, bạn hãy bình luận phía dưới để Blogdoanhnghiep.edu.vn có thể giải đáp kịp thời đến bạn!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lắp đặt máy lọc nước điện giải ion kiềm cần nguồn nước như thế nào? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.