Bạn đang xem bài viết KHTN Lớp 7 Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 22 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 22 – 30 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 4 Chủ đề 1: Nguyên tử – Nguyên tố hóa học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 4
Câu 1
Quan sát Hình 4.1, em hãy cho biết:
a) Nguyên tử của những nguyên tố nào có cùng số lớp electron
b) Nguyên tử của những nguyên tố nào có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau
Trả lời:
a) Những nguyên tố nằm ở cùng 1 chu kì có số lớp electron bằng nhau
– Ví dụ: Các nguyên tố ở chu kì 1 có 1 lớp electron, các nguyên tố ở chu kì 2 có 2 lớp electron, nguyên tố ở chu kì 3 có 3 lớp electron
b) Những nguyên tố nằm ở cùng 1 nhóm có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau
– Ví dụ: Các nguyên tố nhóm IA có 1 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tố nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng
– Trừ nguyên tố He nằm ở nhóm VIIIA nhưng có 2 electron ở lớp ngoài cùng
Câu 2
Dựa vào thông tin được cung cấp và Hình 4.2, em hãy cho biết bảng tuần hoàn được cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm
Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn
Câu 3
Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hóa học cho biết những thông tin gì về nguyên tố đó.
Trả lời:
– Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton trong hạt nhân = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
– Ví dụ: Nguyên tử hydrogen có số hiệu nguyên tử là 1
=> Nguyên tố hydrogen ở ô số 1 trong bảng tuần hoàn, điện tích hạt nhân là +1 (do có 1 proton trong hạt nhân) và có 1 electron trong nguyên tử
Câu 4
Quan sát Hình 4.4 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm nào và kết thúc ở nhóm nào?
b) Em hãy chỉ ra sự tuần hoàn ở mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Trả lời:
a) Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm IA và kết thúc ở nhóm VIIIA
b) Trong 1 chu kì, xét từ trái qua phải, số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8
Khi bắt đầu 1 chu kì mới, nguyên tố đầu tiên có 1 electron ở lớp ngoài cùng tương ứng với nhóm IA và tăng dần đến 8 tương ứng với nhóm VIIIA
Câu 5
Quan sát Hình 4.5, cho biết những nguyên tố nào có tính chất tương tự nhau
Trả lời:
– Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm (cùng 1 cột dọc) sẽ có tính chất hóa học tương tự nhau
=> Các nguyên tố nhóm IA (trừ H) đều là nguyên tố kim loại hoạt động mạnh
Các nguyên tố nhóm VIIA đều là nguyên tố phi kim hoạt động mạnh
Các nguyên tố nhóm VIIIA đều là các khí hiếm, trơ, không tham gia các phản ứng
Câu 6
Dựa vào bảng tuần hoàn (Hình 4.2), em hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của các nguyên tố K, Mg, Al.
Trả lời:
– Nguyên tố K
- Số thứ tự ô: 19
- Nhóm: IA
- Chu kì: 4
– Nguyên tố Mg
- Số thứ tự ô: 12
- Nhóm: IIA
- Chu kì: 3
– Nguyên tố Al
- Số thứ tự ô: 13
- Nhóm: IIIA
- Chu kì: 3
Câu 7
Một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện thường, được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế. Đó là kim loại nào? Cho biết vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố kim loại đó.
Trả lời:
– Kim loại ở thể lỏng trong điều kiện thường, được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế là: Mercury (thủy ngân) có kí hiệu hóa học là Hg
– Mercury nằm ở nhóm IIB, chu kì 6 (hàng số 6)
Câu 8
Carbon, nitrogen, oxygen và chlorine là những nguyên tố phi kim phổ biến và gần gũi trong đời sống. Em hãy cho biết vị trí (nhóm, chu kì) của chúng trong bảng tuần hoàn.
- Trả lời:
- Nguyên tố carbon: Nằm ở nhóm IVA, chu kì 2
- Nguyên tố nitrogen: Nằm ở nhóm VA, chu kì 2
- Nguyên tố oxygen: Nằm ở nhóm VIA, chu kì 2
- Nguyên tố chlorine: Nằm ở nhóm VIIA, chu kì 3
Câu 9
Sử dụng Hình 4.1, em hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm.
Trả lời:
– Nguyên tố khí hiếm thuộc nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn
– Các nguyên tố thuộc nhóm VIIIA (trừ He) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng
=> Ngoài He có 2 electron ở lớp ngoài cùng thì các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng
Giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 4 – Luyện tập
Luyện tập trang 23
Dựa vào cơ sở nào để xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.
Trả lời:
Cơ sở để xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là:
- Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử
- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
- Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột
Luyện tập trang 25
Cho biết những thông tin cơ bản về nguyên tố hóa học đã cho dưới đây:
Trả lời:
Cho biết:
- Nguyên tố oxygen có kí hiệu hóa học là O
- Khối lượng nguyên tử oxygen là 16
- Số hiệu nguyên tử là 8 => Nguyên tố oxygen ở ô số 8 trong bảng tuần hoàn, điện tích hạt nhân là +8 (do có 8 proton trong hạt nhân) và có 8 electron trong nguyên tử
Luyện tập trang 26
Dựa vào Hình 4.2, hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Nguyên tố | Kí hiệu hóa học | Nhóm | Chu kì |
Calcium | ? | ? | ? |
? | P | ? | ? |
Xenon | ? | ? | ? |
Trả lời:
Nguyên tố | Kí hiệu hóa học | Nhóm | Chu kì |
Calcium | Ca | IIA | 4 |
Phosphorus | P | VA | 3 |
Xenon | Xe | VIIIA | 5 |
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 4
Bài 1
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo
A. thứ tự chữ cái trong từ điển
B. thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân
C. thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng
D. thứ tự tăng dần số hạt neutron
Trả lời:
Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử
=> Đáp án B
Bài 2
Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?
A. O, S, Se
B. N, O, F
C. Na, Mg, K
D. Ne, Na, Mg
Trả lời:
A: O, S, Se thuộc cùng nhóm VIA
B: N thuộc nhóm VA, O thuộc nhóm VIA, F thuộc nhóm VIIA
C: Na, K thuộc nhóm IA, Mg thuộc nhóm IIA
D: Ne thuộc nhóm VIIIA, Na thuộc nhóm IA, Mg thuộc nhóm IIA
=> Đáp án A
Bài 3
Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?
A. Li, Si, Ne
B. Mg, P, Ar
C. K, Fe, Ag
D. B, Al, In
Trả lời:
A: Li thuộc chu kì 2, Si thuộc chu kì 3, Ne thuộc chu kì 2
B: Mg, P, Ar đều thuộc chu kì 3
C: K, Fe thuộc chu kì 4, Ag thuộc chu kì 5
D: B thuộc chu kì 2, Al thuộc chu kì 3, In thuộc chu kì 5
=> Đáp án B
Bài 4
Cho các nguyên tố sau: Ge, S, Br, Pb, C, Mo, Ba, Ar, Hg. Hãy sắp xếp chúng vào bảng dưới đây.
Kim loại |
Phi kim |
Khí hiếm |
? |
? |
? |
Trả lời:
Kim loại |
Phi kim |
Khí hiếm |
Ge, Pb, Mo, Ba, Hg |
S, Br, C |
Ar |
Bài 5
Xác định vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn
a) Magnesium (Mg)
b) Neon (Ne)
Trả lời:
a) Nguyên tố Magnesium (Mg)
- Ô nguyên tố: 12
- Chu kì: 3
- Nhóm: IIA
b) Nguyên tố Neon (Ne)
- Ô nguyên tố: 10
- Chu kì: 2
- Nhóm: VIIIA
Bài 6
Tìm hiểu từ internet hay tài liệu (sách, báo), em hãy viết một đoạn thông tin về nguyên tố hóa học cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Trả lời:
- Ở điều kiện thường là chất khí, không màu, không mùi, không vị
- Nặng hơn không khí
- Ít tan trong nước (1L nước ở 20oC, 1 atm hòa tan được 31 mL khí oxygen)
- Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.
Oxygen cần thiết cho sự sống
- Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật
- Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, nước, đất
Oxygen cần thiết cho sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu
- Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,…
- Trong công nghiệp sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.
- Chế tạo mìn phá đá.
- Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN Lớp 7 Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 22 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.