Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 181, 182, 183, 184, 185 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải KHTN 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 181, 182, 183, 184, 185.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 42 Chương XII: Di truyền nhiễm sắc thể SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
I. Nhiễm sắc thể
Câu hỏi 1 trang 182: Mô tả hình dạng và gọi tên vị trí tâm động của mỗi NST trong Hình 42.2a, b, c, d.
Trả lời:
Quan sát Hình 42.2 ta thấy:
– Ở Hình 42.2a: NST có dạng hình que, tâm động nằm ở đầu mút (tâm mút).
– Ở Hình 42.2b: NST có dạng hình chữ V, tâm động nằm ở vị trí giữa (tâm cân).
– Ở Hình 42.2c: NST có dạng hình hạt, tâm động nằm ở vị trí giữa (tâm cân).
– Ở Hình 42.2d: NST có hình chữ X , tâm động nằm lệch (tâm lệch).
Câu hỏi 2 trang 182: Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với những bộ phận nào của NST?
Trả lời:
Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với:
– Vị trí A ở Hình 42.2d tương ứng với cánh ngắn của NST.
– Vị trí B ở Hình 42.2d tương ứng với tâm động của NST.
– Vị trí C ở Hình 42.2d tương ứng với cánh dài của NST.
Câu hỏi 1 trang 182: Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa bao nhiêu phân tử DNA?
Trả lời:
Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa 1 phân tử DNA.
Câu hỏi 2 trang 182: Các gene được sắp xếp như thế nào trên NST?
Trả lời:
Cách sắp xếp các gene trên NST: Các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST. Gene nằm trên nhiễm sắc thể tại một vị trí gọi là locus của gene.
II. Bộ nhiễm sắc thể
Nghiên cứu Bảng 42.1, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định số lượng NST trong giao tử của mỗi loài bằng cách hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 42.1.
2. Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài.
Bảng 42.1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) của một số loài
Số lượng NST trong tế bào |
Người |
Tinh tinh |
Gà |
Cà chua |
Ruồi giấm |
Đậu hà lan |
Ngô |
Lúa nước |
Bắp cải |
Tế bào sinh dưỡng |
46 |
48 |
78 |
24 |
8 |
14 |
20 |
24 |
18 |
Tế bào giao tử |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Trả lời:
1. Số lượng NST trong giao tử của mỗi loài trong bảng 42.1:
Số lượng NST trong tế bào |
Người |
Tinh tinh |
Gà |
Cà chua |
Ruồi giấm |
Đậu hà lan |
Ngô |
Lúa nước |
Bắp cải |
Tế bào sinh dưỡng |
46 |
48 |
78 |
24 |
8 |
14 |
20 |
24 |
18 |
Tế bào giao tử |
23 |
24 |
39 |
12 |
4 |
7 |
10 |
12 |
9 |
2. Điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
Bộ NST đơn bội (Kí hiệu: n) |
Bộ NST lưỡng bội (Kí hiệu: 2n) |
– Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử. |
– Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. |
– Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST). |
– Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST). |
– NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ. |
– NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng). |
– Gene tồn tại thành từng chiếc alen. |
– Gene tồn tại thành từng cặp alen. |
3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài: Số lượng NST trong bộ NST ở các loài thường khác nhau.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 181, 182, 183, 184, 185 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.