Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 29: Protein Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 125, 126, 127 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập KHTN 9 Bài 29: Protein giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 125, 126, 127.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 29 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 29 – Chủ đề 9: Lipid – Carbohydrate – Protein, Polymer cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 29 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Hãy kể tên một số thực phẩm chứa protein thực vật và một số thực phẩm chứa protein động vật.
Trả lời:
– Thực phẩm chứa protein thực vật như hạt bí ngô, hạt đậu nành, …
– Thực phẩm chứa protein động vật như thịt bò, cá, …
Câu 2
Vì sao phải bổ sung đủ protein cho cơ thể?
Trả lời:
Cần phải bổ sung đủ protein cho cơ thể vì protein giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, giúp duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe.
Câu 3
Quan sát Hình 29.2, hãy nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của protein.
Trả lời:
Protein được tạo bởi các amino acid liên kết với nhau bằng các liên kết peptide.
Câu 4
Theo em, khi thủy phân protein đơn giản (được tạo bởi các amino acid) sẽ thu được hợp chất gì?
Trả lời:
Khi thủy phân protein đơn giản (được tạo bởi các amino acid) sẽ thu được các amino acid.
Câu 5
Quan sát Thí nghiệm 1, hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong mỗi ống nghiệm.
Thí nghiệm 1: Sự đông tụ
Dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm, đèn cồn, lòng trắng trứng, dung dịch HCl.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm sạch và đánh số (1), (2). Cho khoảng 3 mL lòng trắng trứng vào mỗi ống nghiệm.
Bước 2:
– Đun nóng nhẹ ống nghiệm (1);
– Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm (2).
Trả lời:
Cả hai ống nghiệm đều thấy lòng trắng trứng đông tụ thành chất rắn, màu trắng.
Câu 6
Nêu một số quá trình đông tụ protein trong đời sống.
Trả lời:
Một số quá trình đông tụ protein trong đời sống như:
- Nấu canh cua, gạch cua nổi lên trên.
- Làm sữa chua.
- Vắt chanh vào nước đậu nành
Câu 7
Hãy cho biết thành phần hóa học chủ yếu của tơ tằm và cách phân biệt 2 loại tơ ở Hình 29.3.
Trả lời:
– Tơ tằm chứa protein.
– Để phân biệt tơ tằm và tơ nylon thì ta có thể lấy vài sợi đi đốt và quan sát:
- Tơ tằm cháy có mùi khét (giống mùi tóc cháy), ngọn lửa nhanh tắt, tro màu đen, mềm, xốp.
- Tơ nylon khi cháy có mùi đặc trưng của nylon cháy, sản phẩm cháy vón cục.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 29 – Vận dụng
Vải tơ tằm có ưu điểm: độ bền cao, bề mặt vải mịn, có độ rủ nhẹ, phù hợp may trang phục, … Em hãy cho biết:
a) Thành phần hóa học chủ yếu của tơ tằm.
b) Vì sao không dùng xà phòng có tính kiềm mạnh để giặt áo quần may bằng vải tơ tằm.
Trả lời:
a) Thành phần hóa học chủ yếu của tơ tằm là protein.
b) Ta biết, protein dễ bị thủy phân trong môi trường base (hay có tính kiềm). Mà tơ tằm chứa protein nên không dùng xà phòng có tính kiềm mạnh để giặt áo quần may bằng vải tơ tằm để tránh vải bị hỏng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 29: Protein Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 125, 126, 127 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.