Bạn đang xem bài viết KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học Giải KHTN 8 Cánh diều trang 16, 17, 18, 19, 20 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 16, 17, 18, 19, 20.
Qua đó, các em biết được phản ứng nào là phản ứng toả nhiệt, phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 2 Chủ đề 1: Phản ứng hóa học – Phần 1: Chất và sự biến đổi chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 2
Câu 1
Quan sát hình 2.1, cho biết có những quá trình biến đổi hóa học nào xảy ra.
Trả lời:
Trong hình 2.1 có những quá trình biến đổi hóa học xảy ra là:
- Quá trình cho dung dịch HCl vào bình chứa Zn sinh ra khí H2.
- Quá trình đốt cháy hydrogen trong bình chứa oxygen tạo thành nước (H2O).
Câu 2
Quan sát sơ đồ hình 2.2, cho biết:
a) Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
b) Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
c) So sánh số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng.
Trả lời:
a) Trước phản ứng, 2 nguyên tử H liên kết với nhau; 2 nguyên tử O liên kết với nhau.
b) Sau phản ứng, 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.
c) Số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng là bằng nhau.
Câu 3
Chỉ ra sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen mà em biết.
Trả lời:
Trong phản ứng giữa khí hydrogen với khí oxygen, nước tạo ra
Câu 4
Trong các phản ứng hóa học ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 phản ứng nào tỏa nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?
Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 2
Luyện tập 1
Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí thu được carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) theo sơ đồ sau:
Quan sát sơ đồ hình 2.3 và cho biết:
a) Trước phản ứng có các chất nào, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
b) Sau phản ứng, có các chất nào được tạo thành, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
c) So sánh số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng.
Trả lời:
a) Trước phản ứng có các chất methane (CH4) và oxygen (O2).
- Methane (CH4) gồm 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H.
- Oxygen (O2) gồm 2 nguyên tử O liên kết với nhau.
b) Sau phản ứng có các phân tử carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) được tạo thành.
- Carbon dioxide (CO2) gồm 1 nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O.
- Nước (H2O) gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.
c) Số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng là bằng nhau.
Luyện tập 2
Những dấu hiệu nào thường dùng để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
Trả lời:
+ Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau: có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); …
+ Ngoài ra, sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra.
Luyện tập 3
Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng toả nhiệt, phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt?
a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước.
b) Cồn cháy trong không khí.
Trả lời:
a) Phân hủy đường tạo thành than và nước là phản ứng thu nhiệt.
b) Đốt cháy cồn trong không khí là phản ứng toả nhiệt.
Trả lời câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 2
Vận dụng 1
Nước đường để trong không khí một thời gian có vị chua. Trong trường hợp này, dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?
Trả lời:
Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra là sự thay đổi vị của nước đường (từ vị ngọt sang vị chua).
Vận dụng 2
Tìm hiểu và chỉ ra thêm một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên có kèm theo sự toả nhiệt hoặc thu nhiệt.
Trả lời:
– Một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên là phản ứng thu nhiệt:
+ Phản ứng quang hợp (là phản ứng thu năng lượng dưới dạng ánh sáng).
+ Phản ứng nung vôi.
– Một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên là phản ứng toả nhiệt:
+ Phản ứng tạo gỉ sắt.
+ Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học Giải KHTN 8 Cánh diều trang 16, 17, 18, 19, 20 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.