Bạn đang xem bài viết Kết bài nghị luận xã hội Cách kết bài nghị luận xã hội tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kết bài nghị luận xã hội là nguồn tư liệu cực kì hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo. Kết bài chung nghị luận xã hội bao gồm gợi ý cách viết chi tiết kèm theo 10 mẫu kết bài ngắn gọn và siêu hay của các bạn học sinh giỏi. Qua đó các bạn nhanh chóng khép lại được vấn đề nghị luận và lưu lại được cảm xúc trong lòng người đọc.
Để có một bài văn hay, chân thực, giàu cảm xúc thì kết bài có một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế với nhiều học sinh thì phần kết bài luôn khiến các em lúng túng, khó khăn, thậm chí mất nhiều thời gian suy nghĩ về cách khép lại vấn đề sao cho đúng yêu cầu ấn tượng. Chính vì thế mời các bạn hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm những kết đoạn nghị luận xã hội.
I. Công thức kết bài nghị luận xã hội
Có 2 cách viết kết bài nghị luận xã hội như sau:
1. Kết bài trực tiếp:
Đánh giá giá trị của vấn đề=> nêu nội dung tư tưởng => bài học rút ra từ vấn đề đó
2. Kết bài gián tiếp:
– Liên hệ các vấn đề liên quan=> từ đó so sánh đánh giá chung vấn đề cần nghị luận => rút ra bài học
– Nêu các vấn đề đối lập với vấn đề cần nghị luận => từ đó so sánh đánh giá chung vấn đề cần nghị luận => rút ra bài học
– Nêu một câu trích dẫn liên quan=> đánh giá chung vấn đề cần nghị luận => rút ra bài học
II. Kết bài nghị luận xã hội ngắn gọn
1. Không có con đường nào bằng phẳng cả, trưởng thành là khi ta biết vượt qua những vấp ngã của cuộc đời để từ đó bước đi tiếp. Và + vấn đề nghị luận là một bài học vô cùng sâu sắc, để lại trong ta bao ý nghĩa về cuộc sống.
2. Hãy sống như đóa hướng dương luôn vươn mình về phía mặt trời. Vấn đề nghị luận đã dạy ta cách này càng hoàn thiện bản thân mình trở thành một phiên bản tốt nhất, sống có ý nghĩa nhất.
3. Cuộc đời có muôn vàn cách sống, liệu bạn có đang thực sự sống hạnh phúc? Hãy học cách sống thật ý nghĩa như những bài học mà + vấn đề nghị luận gửi đến mỗi chúng ta. Luôn sống là chính mình, bởi tất cả rồi cũng qua đi, chỉ có tình người ở lại.
4. Trích dẫn: “…” là bài học cuộc đời được góp nhặt. Giống như giọt mật ong được chắt chiu từ công sức lao động của những chú ong chăm chỉ để lại cho đời. Mang theo hành trang này bên mình, tôi tin, những người trẻ chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai không xa.
III. Kết bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi
1. Vấn đề “nghị luận” là bài học cuộc đời đầy ý nghĩa. Giống như loài hoa hướng dương luôn vươn mình về phía mặt trời, hay đó là những giọt mật được chắt chiu từ bao công sức của những chú ong. Là thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lại của đất nước, tôi tin rằng: sống có ý chí, luôn nỗ lực vươn lên chúng ta sẽ sớm gặt hái được nhiều điều ý nghĩa.
2 “ Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó, thành công không đến với ta một cách tự nhiên”. Bạn phải vượt qua muôn vàn thử thách, thất bại trên con đường thành công đó. Ý nghĩa cuộc sống chẳng phải được đo bằng thời gian cuộc đời, mà đó là những giá trị bạn làm nên cho bản thân và cống hiển cho xã hội. Vì vậy hãy học cách sống + vấn đề “nghị luận” để ngày càng sống tốt hơn.
3. “Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, miễn là hạnh phúc”. Chúng ta hãy sống là chính mình, sống cuộc đời ý nghĩa. Phải chăng, vấn đề “nghị luận” là một mảnh ghép còn thiếu trong hành trình hoàn thiện bản thân. Bởi nó mang lại bao ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, là bài học đắt quá mà cuộc đời dạy cho ta.
4. Hãy sống một cuộc đời ý nghĩa bởi cuộc sống như một trang sách, kẻ ngu ngốc sẽ lật trang nhanh chóng mà chẳng để lại gì. Còn người khôn ngoan thì vừa đọc, vừa suy ngẫm vì biết rằng mình chỉ đọc một lần. Ý nghĩa cuộc sống không chỉ được đo bằng độ dài sự sống, mà được tính bằng những gì bạn đã cống hiến cho cuộc đời này. Rồi tất cả sẽ ra đi, chỉ có tình người ở lại.
5. Cuộc đời không hề dễ dàng, nhưng cũng chưa bao giờ phức tạp. Tất cả do suy nghĩ của chúng ta mà nên. Chúng ta sinh ra từ đâu và khi chết đi chúng ta sẽ đi đâu? Chúng ta có đang sống cho giấc mơ của mình hay sống cho giấc mơ của người khác? Tất cả đều nằm ở suy nghĩ của mỗi người. Hãy sống tích cực và chiêm nghiệm để sau này ta không phải nói hai từ “giá như”.
6. Khát vọng và thành công luôn thôi thúc chúng ta tiến về phía trước, dù khó khăn hay gặp chướng ngại vật chúng ta vẫn kiên trì tiến lên. Chỉ cần bạn kiên trì, trước mặt bạn sẽ là ánh sáng và bóng tối sẽ ngả về phía sau lưng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kết bài nghị luận xã hội Cách kết bài nghị luận xã hội tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.