Bạn đang xem bài viết Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Mỹ thuật 11 (Phụ lục III Công văn 5512) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2024 – 2025 mang tới phụ lục III theo Công văn 5512, giúp thầy cô tham khảo xây dựng KHGD dễ dàng hơn.
Kế hoạch giáo dục Mĩ thuật 11 KNTT bao gồm phân phối chương trình các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học, bài học, chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm KHGD môn Ngữ văn, Tiếng Anh sách KNTT.
Phụ lục III Mĩ thuật 11 Kết nối tri thức
Phụ lục 3
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
TRƯỜNG THPT…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT, LỚP: 11
(Năm học 2024 – 2025)
I. Kế hoạch dạy học:
1. Phân phối chương trình:
STT |
Bài học/chủ đề/chuyên đề (1) |
Số tiết/ tiết PP (2) |
Yêu cầu cần đạt (3) |
HỌC KÌ 1 (18 TUẦN) |
|||
1 (Tuần 1-3) |
HỘI HỌA: Bài 1: Kĩ thuật vẽ màu nước
|
6 Tiết (1-6)
|
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được đặc điểm tranh chất liệu màu nước. – Lựa chọn được thể loại tranh để thực hành, sáng tạo. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh bằng chất liệu màu nước – Biểu đạt được cảm xúc thông qua cách vẽ. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm thực hành tranh chất liệu màu nước. – Thể hiện quan điểm cá nhân trong cảm thụ và đánh giá sản phẩm, tác phẩm hội họa chất liệu màu nước. Thưởng thức và hình thành sự yêu thích đối với tranh chất liệu màu nước. |
2 (Tuần 4-8) |
Bài 2: Tranh màu nước
|
10 Tiết (7-16) |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được đặc điểm tranh chất liệu màu nước. – Lựa chọn được thể loại tranh để thực hành, sáng tạo. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh bằng chất liệu màu nước – Biểu đạt được cảm xúc thông qua cách vẽ. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm thực hành tranh chất liệu màu nước. – Thể hiện quan điểm cá nhân trong cảm thụ và đánh giá sản phẩm, tác phẩm hội họa chất liệu màu nước. Thưởng thức và hình thành sự yêu thích đối với tranh chất liệu màu nước. |
3 (Tuần 9) |
Kiểm tra, đánh giá giữa học kỳ I |
1 Tiết (17) |
Đề kiểm tra. |
4 (Tuần 10-12) |
THIẾT KẾ THỜI TRANG Bài 1: Khái quát về thiết kế thời trang |
6 Tiết (18-23)
|
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Lựa chọn được loại trang phục để thực hành, sáng tạo. – Nhận biết được đặc điểm vẽ mẫu thời trang và loại trang phục đã lựa chọn. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế mẫu trang phục đơn giản. – Bước đầu kết hợp được sáng tạo và ứng dụng ở sản phẩm. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm. – Giới thiệu được ý tưởng thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mẫu trang phục trong giới hạn chủ đề. |
5 (Tuần 13-17) |
Bài 2: : Thiết kế mẫu phụ kiện thời trang bằng các chất liệu khác nhau |
10 Tiết (24-33) |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Lựa chọn được loại phụ kiện thời trang để thực hành, sáng tạo. – Nhận biết được đặc điểm thiết kế phụ kiện thời trang và loại phụ kiện thời trang đã lựa chọn. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế phụ kiện thời trang. – Bước đầu thể hiện được sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và ứng dụng ở sản phẩm. – Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo. – Vận dụng và phối hợp được các chất liệu trong thiết kế phụ kiện thời trang. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá phụ kiện thời trang. |
6 (tuần 18) |
– Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I. – Trưng bày kết quả học tập cuối kỳ I |
2 Tiết (34-35) |
Đề kiểm tra
|
HỌC KÌ II (17 TUẦN) |
|||
7 (Tuần 19-20) |
LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT Bài 1: Khái quát về lí luận mĩ thuật. |
4 Tiết (36-39) |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Biết được một số đặc điểm về lí luận mĩ thuật. – Chọn lọc được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để phân tích. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Lập được dàn ý bài viết về tác giả, tác phẩm. – Viết được một bài luận ngắn về tác giả, tác phẩm. – Thể hiện được khả năng vận dụng phương tiện công nghệ trong nội dung bài luận. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Nhận xét, trao đổi và đánh giá được bài luận. – Phân tích được mối liên hệ giữa tác giả, tác phẩm và đời sống xã hội |
8 (Tuần 21-23) |
Bài 2: Tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật.
|
6 Tiết (40-45) |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết được một số nét tiêu biểu về lịch sử mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Lập được danh mục tư liệu liên quan đến lịch sử mĩ thuật Việt Nam và thế giới. – Tóm tắt được đặc điểm một số nền mĩ thuật của Việt Nam và thế giới. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Trao đổi được thông tin, tư liệu, kiến thức đã thu thập. – Biết được mối quan hệ liên ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học. |
9 (Tuần 24-25) |
Bài 3: Phân tích tác phẩm mĩ thuật.
|
6 Tiết (46-51) |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Biết được các bước cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật. – Chọn lọc được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để phân tích. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Lập được dàn ý bài viết về tác giả, tác phẩm. – Viết được một bài luận ngắn về tác giả, tác phẩm. – Thể hiện được khả năng vận dụng phương tiện công nghệ trong nội dung bài luận. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Nhận xét, trao đổi và đánh giá được bài luận. – Biết vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào phân tích tác phẩm. Từ đó thêm hiểu biết về giá trị của những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật đối với nghệ thuật Việt nam và trên thế giới. |
10 (Tuần 26) |
Kiểm tra, đánh giá giữa học kỳ II |
1 Tiết (52) |
Đề kiểm tra |
11 (Tuần 27-29) |
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA Bài 1: Khái quát về thiết kế xuất bản phẩm
|
(6 tiết) 53-58 |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: -Biết được đặc điểm và chọn được nội dung, chủ đề thể hiện trong thiết kế xút bản phẩm. – Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Có khả năng sáng tạo và vận dụng thẩm mĩ trong lĩnh vực thiết kế xút bản phẩm ở mức độ đơn giản. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: -Yêu thích lĩnh vực thiết kế xuất bản phẩm và có khả năng ứng dụng trong cuộc sống. |
12 (Tuần 30-34) |
Bài 2: Thiết kế bìa sách |
(10 tiết) 59-68 |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Phân biệt được đặc điểm thiết kế bìa sách và thiết kế logo Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế bìa một cuốn sách yêu thích. -Chủ động vận dụng ngôn ngữ tạo hình để thể hiện được ý tưởng nội dung ở bìa sách. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: –Có hiểu biết và yêu thích lĩnh vực thiết kế bìa sách. |
13 (Tuần 35) |
– Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ II. – Trưng bày kết quả học tập cuối kỳ II. |
2 Tiết (69-70) |
Đề kiểm tra |
2. Chuyên đề lựa chọn:
STT |
Chuyên đề (1) |
Số tiết/ tiết PP (2) |
Yêu cầu cần đạt (3) |
|
|||
1 (Tuần 1-15) |
CHUYÊN ĐỀ 1: Thực hành vẽ hình họa 2 (15 Tiết) |
15 Tiết (1-15)
|
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được đặc điểm cơ bản của khối mắt, mũi, miệng, tai -Hiểu được cấu trúc, tỉ lệ, khối mắt, mũi, miệng, tai theo dạng phạt mảng Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Biết sắp xếp bố cục và thể hiện được khối phạt mạng mắt, mũi, tai trên trang giấy. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích và giải quyết được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối của khối mắt, mũi, miệng, tai trong không gian.
|
2 (Tuần 16-25) |
CHUYÊN ĐỀ 2: Thực hành vẽ tranh trí 2 (10 Tiết)
|
10 Tiết (16 -25) |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Hiểu được khái niệm trang trí hình trí hình tròn Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Biết quan sát và biết cách sắp xếp họa tiết, màu sắc theo một số nguyên tắc và tạo được hòa sắc trong trang trí hình tròn. – Lựa chọn được họa tiết chất liệu để thực hành. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá sản phẩm. |
3 (Tuần 26-35) |
CHUYÊN ĐỀ 3: Thực hành vẽ bố cục 2 (10 tiết) |
10 Tiết (26-35) |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Tìm hiểu về tranh bố cục nhân vật và các dạng thức xây dựng bố cục nhân vật – Tìm hiểu các nguyên lí tạo hình và những điểm lưu ý trong quá trình xây dựng bố cục nhân vật. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Biết áp dụng các dạng thức bố cục và nguyên lí tạo hình để thực hiện được phác thảo bố cục nhân vật hợp lí, sinh động. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết phân tích, nhận xét về các yếu tố và nguyên tắc tạo hình trong tranh bố cục nhân vật |
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá |
Thời gian (1) |
Tuần (2) |
Yêu cầu cần đạt (3) |
Hình thức (4) |
Giữa học kỳ I |
45’ |
Tuần 9 |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Lựa chọn được thể loại tranh để thực hành, sáng tạo. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện tranh bằng chất liệu màu nước – Biểu đạt được cảm xúc thông qua cách vẽ sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thể hiện quan điểm cá nhân trong cảm thụ và đánh giá sản phẩm, tác phẩm hội họa chất liệu màu nước. Thưởng thức và hình thành sự yêu thích đối với tranh chất liệu màu nước. |
Bài thực hành |
Cuối học kỳ I |
45’ |
Tuần 18 |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Lựa chọn được loại phụ kiện thời trang để thực hành, sáng tạo. – Nhận biết được đặc điểm thiết kế phụ kiện thời trang và loại phụ kiện thời trang đã lựa chọn. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Thực hiện được phác thảo và hoàn thiện thiết kế phụ kiện thời trang. -Thể hiện được sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và ứng dụng ở sản phẩm. -Phối hợp được các chất liệu trong thiết kế phụ kiện thời trang. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Phân tích, trao đổi, thảo luận trong quá trình trưng bày, đánh giá phụ kiện thời trang. |
Bài thực hành |
Giữa học kỳ II |
45’ |
Tuần 26 |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Biết được các bước cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật. – Chọn lọc được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để phân tích. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Lập được dàn ý bài viết về tác giả, tác phẩm. – Viết được một bài luận ngắn về tác giả, tác phẩm. – Thể hiện được khả năng vận dụng phương tiện công nghệ trong nội dung bài luận. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Nhận xét, trao đổi và đánh giá được bài luận. – Biết vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào phân tích tác phẩm. |
Bài thực hành |
Cuối học kỳ II |
45’ |
Tuần 35 |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: -Thiết kế bìa sách và thiết kế logo Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: -Chủ động vận dụng ngôn ngữ tạo hình để thể hiện được ý tưởng nội dung ở bìa sách. -Phân tích được ý nghĩa màu sắc liên quan đến nội dung trình bày. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: –Có hiểu biết và yêu thích lĩnh vực thiết kế bìa sách. |
Bài thực hành |
(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.
(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).
(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.
II. Các nội dung giáo dục khác (hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa khác):
………………………………………………………………………………………………………………………
TỔ TRƯỞNG |
….., ngày 12 tháng 9 năm 2024 GIÁO VIÊN |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Mỹ thuật 11 (Phụ lục III Công văn 5512) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.