Bạn đang xem bài viết Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 1 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn Mỹ thuật lớp 1 năm 2022 – 2023 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 1 sách Cánh diều giúp các thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Mỹ thuật cho 35 tuần của năm học 2022 – 2023 phù hợp với trường mình.
Với kế hoạch dạy học lớp 1, thầy cô dễ dàng phân bổ số tiết theo tuần, lên kế hoạch soạn giáo án môn Mĩ thuật 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới, để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2022 – 2023. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé:
Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật lớp 1 sách Cánh diều
* Tổng số chủ đề /bài /tiết môn Mĩ thuật lớp 1 gồm có:
- Nội dung sách gồm 7 chủ đề, tương ứng 17 bài học.
- Thời lượng 35 tiết, trong đó 33 tiết thực học.
- 1 bài kiểm tra, tổng kết (cuối học kì I và cuối năm học): 2 tiết.
* HKI: Gồm 4 chủ đề, tương ứng với 9 bài học/17 tiết + 1 tiết kiểm tra học kì I ( Tổng 18 Tiết)
* HKII: Gồm 3 chủ đề , tương ứng 8 bài học/16 tiết + 1 tiết kiểm tra HKII, tổng kết năm học. ( Tổng 17 Tiết)
Phân phối Chương trình sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 1 bộ sách “Cánh Diều” NXB Đại học sư phạm TP- Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
Tuần |
Chủ đề |
Tên bài |
Số tiết |
Yêu cầu cần đạt |
1+2 |
Chủ đề 1: Môn mĩ thuật của em |
Bài 1: Môn mĩ thuật của em |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết một số đồ dùng, vật liệu cần sử dụng trong tiết học. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được bức tranh với các chất liệu và màu sắc khác nhau. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Nêu một số đồ dung vật liệu, gọi tên được một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học, bước đầu biết chia sẻ về sản phẩm |
3+4 |
Chủ đề 2: Màu sắc và chấm |
Bài 2: Màu sắc quanh em |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc cơ bản, màu sắc quen thuộc. Biết sử dụng một số loại màu thông dụng…; sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được sản phẩm với các chất liệu và màu khác nhau. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Chỉ ra tên màu, sự lặp lại của màu cơ bản trong bài vẽ và trong tác phẩm mĩ thuật. Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm.tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống. |
5+6 |
Bài 3: Chơi với chấm |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận ra được chấm lặp lại nối nhau sẽ tạo thành nét. Chỉ ra được các hình thức chấm và sự hài hòa của chấm trong tranh. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được hình bằng cách chấm khác nhau, biết vận dụng để tạo nét,tạo hình theo ý thích. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nêu được cảm nhận về bài vẽ chấm của mình, của bạn. |
|
7+8 |
Chủ đề 3: Sự thú vị của nét |
Bài 4: Nét thẳng, nét cong |
2 tiết |
1.Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết và nêu tên được một số nét thẳng, nét cong thường và sự khác nhau của chúng. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được sản phẩm đơn giản bằng nét thẳng, nét cong. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Bước đầu chia sẻ được nhận biết về nét thẳng, nét cong ở đối tượng thẩm mĩ và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
|
9+10 |
Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc |
2 tiết |
1.Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết và nêu tên được nét gấp khúc, nét xoắn ốc. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được nét gấp khúc, nét xoắn ốc; biết vận dụng các nét đó để tạo sản phẩm theo ý thích. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn. |
|
11+12 |
Chủ đề 4: Sáng tạo với chấm, nét, màu sắc Chủ đề 4: Sáng tạo với chấm, nét, màu sắc |
Bài 6: Bàn tay kì diệu |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của bàn tay. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Biết vận dụng các thế dáng khác nhau của bàn tay để tạo ra sản phẩm theo ý thích; bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm, như làm đồ chơi, đồ trang trí. 2. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
13+14 |
Bài 7: Trang trí bằng chấm và nét |
2 tiết |
1.Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được một số hình thức trang trí bằng chấm và nét ở đối tượng. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được hình sản phẩm và sử dụng chấm, nét để trang trí theo ý thích; bước đầu biết thực hiện tính dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ dùng. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
|
15+16 |
Bài 8: Thiên nhiên quanh em |
2 tiết |
1.Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết cách vẽ tranh chủ đề thiên nhiên. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Vẽ được bức tranh về thiên nhiên bằng các nét, màu sắc theo ý thích. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết chưng bày, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh của mình, của bạn và tranh của họa sĩ được giới thiệu trong bài học. |
|
17 |
Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1 |
1 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận ra chấm , nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được sản phẩm mĩ thuật về thiên nhiên, con vật, đồ dùng…. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trao đổi và chia sẻ với bạn về những điều đã học trong học kỳ 1. |
|
18 |
Kiểm tra học kì I |
1.Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – HS nhớ lại được nội dung các bài học trong học kì 1. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được sản phẩm theo nội dung đề kiểm tra. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết phối hợp, sử dụng kiến thức đã học để tạo được sản phẩm đẹp. |
||
19+20
|
Chủ đề 5: Sáng tạo với các hình cơ bản, lá cây |
Bài 10: Ngôi nhà thân quen |
2 tiết |
1.Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được các hình cơ bản : hình vuông, hình tròn, hình tam giác. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được hình cơ bản; biết vận dụng các hình cơ bản đó để tạo sản phẩm theo ý thích. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
21+22 |
Bài 11: Tạo hình với lá cây |
3 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được hình dạng, đường nét, màu sắc của một số lá cây trong tự nhiên. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Lựa chọn được lá cây để sáng tạo thành sản phẩm theo ý thích; bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ trang trí, đồ chơi. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
|
23+24
|
Chủ đề 6: Những hình khối khác nhau |
Bài 12: Tạo khối cùng đất nặn |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được khối cầu( khối tròn), khối lập phương, khối trụ. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được khối cầu, khối lập phương, khối trụ từ đất nặn; biết liên kết các khối đã tạo ra để tạo sản phẩm theo ý thích. Bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ trang trí,.. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
25+26 |
Bài 13: Sáng tạo cùng vật liệu tái chế |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được hình dạng khối cơ bản qua một số đồ vật đã qua sử dụng. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được sản phẩm mĩ thuật theo ý thích từ những đồ vật đã qua sử dụng có dạng khối cơ bản. Bước đầu tiên biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ vật trang trí,.. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
|
27+28
|
Chủ đề 7: Trường học yêu thương |
Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được hình dạng, đường nét của một số đồ dùng học tập quen thuộc. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được hình đồ dùng học tập bằng cách in nét và biết vận dụng chấm, nét, màu sắc để trang trí đồ dùng học tập. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
29+30 |
Bài 15: Em vẽ chân dung bạn |
2 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết hình dạng, đặc điểm khuôn mặt của các bạn trong nhóm/lớp. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Vẽ được chân dung bạn bằng nét và màu sắc sẵn có, bước đầu biết thể hiện đặc điểm chân dung của bạn ở mức độ đơn giản. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Chia sẻ được cảm nhận về bức tranh của mình, của bạn; biết trao đổi về ứng dụng của tranh chân dung vào cuộc sống. |
|
31+32+33 |
Bài 16: Ngôi trường em yêu |
3 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận biết được kiểu dáng, màu sắc của một số ngôi trường HS đến học tập, vui chơi. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Biết cùng bạn bạn tạo được mô hình ngôi trường bằng vật liệu, công cụ, họa phẩm sẵn có. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. |
|
34 |
Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì 2 |
1 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – Nhận ra hình, khối dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Nêu được các yếu tố chấm nét hình khối màu sắc ở các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và chia sẻ cảm nhận. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết cùng bạn trưng bày và trao đổi và chia sẻ về những điều đã học. |
|
35 |
Kiểm tra học kì 2, tổng kết năm học |
1 tiết |
1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: – HS nhớ lại được nội dung các bài học trong năm học. 2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được sản phẩm theo nội dung đề kiểm tra. 3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản một số đồ dung học tập. |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 1 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn Mỹ thuật lớp 1 năm 2022 – 2023 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.