Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách sử dụng nạng, gậy, khung tập đi hiệu quả, an toàn tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có nhiều nguyên nhân như tai nạn, chấn thương hay tuổi già khiến chân bạn yếu đi, không tiện di chuyển. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để tập đi, thuận tiện cho di chuyển hơn. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu cách sử dụng nạng, gậy và khung tập đi nhé!
Hướng dẫn tập đi với nạng
Những lưu ý trước khi tập đi với nạng
Trước khi tập đi, bạn hãy giúp bệnh nhân di chuyển những vật cản như thảm, dây điện, bàn,…trong nhà, nhằm tránh tình trạng vấp ngã trong lúc tập đi. Sử dụng thảm chống trượt và tay vịn trong phòng tắm để thuận tiện cho bệnh nhân di chuyển. Cất những vật dụng thường dùng ở nơi thuận tiện để dễ lấy hay cho bệnh nhân đeo túi nhỏ ở ngang hông để cất những vật dùng cần thiết.
Hướng dẫn tập đi với nạng
Sau đây là hướng dẫn tập đi với nạng tham khảo từ bài viết của Bộ Y Tế:
Đứng đúng tư thế
- Đầu tiên, bạn cần đứng đúng tư thế bằng cách đứng thẳng, phần trên cùng của nạng cách hõm nách khoảng 3 – 4 cm.
- Tay nắm nạng cần ở ngang mức phía trên khớp háng, để khi cầm nạng thì khuỷu tay gập nhẹ.
- Dùng tay nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, không tì nạng vào nách quá lâu, tránh làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu.
Khi bước đi
- Khi bước đi, bạn hãy nghiêng người về trước một tí, đặt hai nạng lên trước.
- Bước dần phần chân bị thương lên, dồn trọng lượng vào tay nắm nạng cùng phía chân đó.
- Từ từ di chuyển người vào giữa hai nạng, sau đó bước chân còn lại lên, khi chân tiếp đất thì bạn lặp lại như trên và tiếp tục bước đi.
Lưu ý trong quá trình tập đi với nạng, bạn tránh nhìn xuống chân, hãy luôn nhìn về phía trước để xác định hướng đi. Nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập đi cùng nạng với chân bị thương được nâng lên hoặc chạm nhẹ xuống đất, bệnh nhân sẽ có thể bỏ dùng nạng khi chân có thể di chuyển, đi đứng bình thường.
Khi ngồi xuống
- Đầu tiên, bạn đứng quay lưng về phía ghế, dùng một tay giữ ghế, tay còn lại giữ lấy cặp nạng.
- Từ từ duỗi chân bị thương ra trước rồi chậm rãi ngồi xuống. Hãy để nạng dựa vào tường với đầu trên đặt dưới sàn để không bị đổ.
- Khi đứng lên
- Bạn quay đầu nạng lên mặt trên, đồng thời hơi dịch người ra trước.
- Dồn lực vào tay ngược bên với chân bị thương, nâng cơ thể dậy rồi chuyển nạng về phía chân bị thương, nắm vào tay cầm 2 nạng để giữ thăng bằng.
Lên xuống cầu thang
- Dùng một tay giữ lấy tay vịn cầu thang, tay còn lại giữ cặp nạng, kẹp vào nách.
- Khi đi lên, bạn dồn lực vào tay đang giữ lấy tay vịn, bước chân không bị thương lên phía trước để làm trụ, rồi nâng chân đau lên và đưa về phía sau.
- Khi cần đi xuống cầu thang, một tay giữ lấy tay vịn, đưa chân bị thương lên trước, dùng chân còn lại để chịu lực và cân bằng cùng với tay đang giữ tay vịn cầu thang.
Di chuyển bằng nạng khi lên xuống cầu thang rất khó vì lúc này ta không di chuyển trên mặt phẳng, để đảm bảo an toàn, hãy nhờ người thân hoặc mọi người xung quanh dìu khi di chuyển nếu không quen sử dụng nạng.
Hướng dẫn tập đi với gậy
Gậy có một chân hay nhiều chân đế là dụng cụ hỗ trợ di chuyển cho những người cao tuổi mất thăng bằng, khó khăn trong việc di chuyển. Gậy có thể giúp cho người bệnh đứng thẳng, khi sử dụng gậy thì nếp gấp cổ tay sẽ cao ngang đầu trên của gậy, khuỷu tay hơi gập nhẹ. Gậy được cầm ở tay đối diện với chân bị thương, cần hỗ trợ.
Khi tập đi
- Dùng tay cùng bên chân không bị thương cầm gậy, đưa gậy đặt lên trước tầm 5 – 10 cm rồi chậm rãi bước chân bị thương lên ngang gậy, sau đó đến chân còn lại.
- Còn khi bạn cầm gậy cùng bên với chân bị thương thì chân này sẽ di chuyển cùng lúc với gậy.
Lên xuống cầu thang
- Để đi lên cầu thang, ta đặt chân không bị thương lên bậc tiếp theo và dùng chân đó làm trụ nâng đỡ cơ thể rồi đưa gậy cùng chân yếu lên bậc thang đó.
Còn khi cần xuống cầu thang thì đặt chân bị thương cùng gậy xuống bậc thang bên dưới rồi bước chân lành theo sau. Lưu ý, chân bị thương luôn cầm gậy và tay vịn cầu thang để hỗ trợ di chuyển.
Hướng dẫn tập đi với khung tập đi
Khung tập đi an toàn hơn so với nạng hoặc gậy vì có 4 chân, dành cho các bệnh nhân cao tuổi chân yếu hoặc người vừa mổ thay khớp gối, khớp háng. Khung tập đi sử dụng lực từ tay và khung tập để nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
Đoạn tay cầm của khung cao ngang hông khi đứng thẳng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khung tập khi sức khỏe dần ổn định, chân dần phục hồi khả năng chịu lực.
Khi tập đi
- Đảm bảo 4 chân của khung tập đều tiếp đất, đẩy nhẹ khung lên phía trước.
- Hai tay nắm lấy khung, dùng khung làm điểm tựa và chậm rãi bước từng bước nhỏ.
- Hãy để gót chân chạm đất trước rồi lần lượt là bàn chân và ngón chân.
Khi ngồi
- Bạn hãy nhẹ nhàng dịch người ra sau, khi chạm được ghế thì ngồi xuống một cách chậm rãi.
Khi đứng lên
- Đầu tiên, bạn dùng cả hai tay đặt lên và nắm lấy tay cầm của khung
- Dùng chân không bị thương và dồn lực vào tay để đẩy người đứng lên.
Lên xuống cầu thang
- Không nên dùng khung tập đi để di chuyển trên cầu thang vì khung có kích thước lớn, sẽ không tiện di chuyển cũng như dễ kẹt, vấp ngã.
Trên đây là bài viết về hướng dẫn cách dùng nạng, gậy và khung tập đi. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn và biết cách sử dụng những dụng cụ này. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu trước và trong khi sử dụng các dụng cụ trên. Chúc bạn luôn nhiều sức khoẻ.
Nguồn: Vinmec.com, Bộ Y Tế
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách sử dụng nạng, gậy, khung tập đi hiệu quả, an toàn tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.