Bạn đang xem bài viết Hoá học 8 Bài 36: Nước Giải Hoá học lớp 8 trang 125 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Hoá học 8 Bài 36: Nước là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 125 chương 5 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Hóa 8 Bài 36 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài và hiểu được kiến thức về tính chất, ứng dụng của nước. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 8 Bài 36: Nước, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.
Giải Hoá học 8 Bài 36: Nước
- Lý thuyết Hóa 8 Bài 36: Nước
- Giải bài tập Hóa 8 Bài 36 trang 125
- Bài tập củng cố vận dụng Hóa 8 Bài 36
Lý thuyết Hóa 8 Bài 36: Nước
I. Thành phần hoá học của nước
1. Sự phân huỷ nước
Nhận xét:
- Khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđro và oxi
- Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích oxi.
Phương trình hóa học:
2H2O 2H2+ O2
2. Sự tổng hợp nước
Nhận xét:
– Sau khi đốt: Hỗn hợp gồm 2 thể tích H2 và 1thể tích O2:
2H2+ O2 2H2O
3. Kết luận
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
- Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.
- Tỉ lệ khối lượng: 1 phần H2 và 8 phần oxi.
- CTHH của nước: H2O
II. Tính chất của nước
1. Tính chất vật lí
- Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hoá rắn ở 0oC, ở 4oC D = 1g/ml.
- Hoà tan nhiều chất: Rắn, lỏng, khí.
2. Tính chất hoá học
a. Tác dụng với kim loại
- Phương trình hóa học
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Na, Ca, Ba… tạo ra bazơ tương ứng và hiđro
b. Tác dụng với oxit bazơ
- Phương trình hóa học
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO… tạo ra bazơ
- Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
c. Tác dụng với oxit axit
- Phương trình hóa học
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
- Kết luận: Nước có thể tác dụng với oxit axit như CO2, P2O5, SO3, N2O5… tạo ra axit
- Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất
1) Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất
- Nước hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống
- Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật.
- Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dung, giao thông vận tải.
2) Chúng ta cần góp phần để giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm
- Không thải rác xuống sông, hồ, kênh, ao…
- Sử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào hồ, sông.
Giải bài tập Hóa 8 Bài 36 trang 125
Bài 1 trang 125 SGK Hóa 8
Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđro, oxi, kim loại
Nước là hợp chất tạo bởi hai … là … và … Nước tác dụng với một số … ở nhiệt độ thường và một số … tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều … tạo ra axit.
Gợi ý đáp án
Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là oxi và hiđro. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường và một số oxit bazơ tạo nên bazơ; tác dụng với oxit axit tạo ra axit.
Bài 2 trang 125 SGK Hóa 8
Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Gợi ý đáp án
Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước
PTHH: 2H2O → 2H2 + O2
2H2 + O2 → 2H2O
Bài 3 trang 125 SGK Hóa 8
Tính thể tích khí hiđro và oxi(đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g nước.
Gợi ý đáp án
Số mol nước tạo thành là:
Phương trình phản ứng:
2H2 + O2 → 2H2O
2 mol 1 mol 2 mol
0,1 mol← 0,05 mol ← 0,1 mol
Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng:
V = 22,4 x 0,1 = 2,24 (lít)
Thể tích khí oxi tham gia phản ứng:
V = 22,4 x 0,05 = 1,12 (lít)
Bài 4 trang 125 SGK Hóa 8
Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khí đốt cháy hoàn toàn 112l khí hiđro (đktc) với oxi?
Gợi ý đáp án
nH2 = = 5 mol
Phương trình phản ứng tổng hợp nước:
2H2 + O2 → 2H2O.
Theo pt: nH2O = nH2 = 5mol.
mH2O= 5.18 = 90g.
Khối lượng riêng của nước là 1g/ml thể tích nước lỏng thu được là 90ml.
Bài 5 trang 125 SGK Hóa 8
Viết phương trình các phản ứng hóa học tao ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ?
Lời giải:
Phương trình các phản ứng tạo ra bazơ và axit:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
Na2O + H2O → 2NaOH.
SO3 + H2O → H2SO4.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
* Nhận biết dung dịch axit:
– Quỳ tím hóa đỏ.
– Tác dụng với kim loại, muối cacbonat có khí bay lên.
* Nhận biết dung dịch bazơ:
– Quỳ tím hóa xanh.
– Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
Bài 6 trang 125 SGK Hóa 8
Hãy kể tên những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống mà em nhìn thấy trực tiếp? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em?
Gợi ý đáp án
Vai trò: Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải …
Biện pháp chống ô nhiễm: Không xả rác ra nguồn nước. Phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển…
Bài tập củng cố vận dụng Hóa 8 Bài 36
Câu 1. Hòa tan chất nào dưới đây vào nước thu được dung dịch axit?
A. BaO
B. Na2O
C. KOH
D. SO3
Câu 2. Axit làm quỳ tím chuyển sang màu
A. xanh
B. đỏ
C. hồng
D. da cam
Câu 3. Oxit nào dưới đây tan trong nước thu được dung dịch kiềm
A. Na2O
B. FeO
C. CuO
D. MgO
Câu 4. Khi hòa tan lưu huỳnh trioxit SO3 vào nước thì thu được dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu
A. xanh
B. đỏ
C. tím
D. vàng
Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều có thể tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường
A. CO2, Na2O, CuO, P2O5
B. SO2, CO2, BaO, CaO
C. Na2O, CuO, CO2, SO3
D. Ag2O, CuO, N2O5, CaO
Câu 6. Để nhận biết 3 chất bột màu trắng riêng biệt: Na2O, MgO, P2O5 cần dung thuốc thử là:
A. Nước
B. Quỳ tím
C. Nước, quỳ tím
D. CO2
Câu 7. Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) thu được là:
A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 3,36 lít
D. 1,12 lít
Câu 8. Cho hỗn hợp gồm 3,9 gam kali và 9,4 gam kali oxit tác dụng với nước.
1. Tính thể tích khí hidro (đktc) thu được là:
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 0,112 lít
D. 0,224 lít
2. Khối lượng kali hiđroxit thu được sau phản ứng là:
A. 14 gam
B. 16,8 gam
C. 19,6 gam
D. 11.2 gam
Đáp án – hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | B | A | B | B | C | A | A,B |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoá học 8 Bài 36: Nước Giải Hoá học lớp 8 trang 125 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.