Bạn đang xem bài viết Hoá học 8 Bài 11: Bài luyện tập 2 Giải Hoá học lớp 8 trang 41 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Hoá học 8 Bài 11 Luyện tập 2 là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 41 chương 2 Phản ứng hóa học được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Hóa 8 bài 11 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 8 Bài 11 trang 41, mời các bạn cùng tải tại đây.
Giải bài tập Hóa 8 Bài 11 trang 41
Bài 1
Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.
Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.
Lời giải:
Gọi hóa trị của các chất cần tính là a. Ta có:
– Cu(OH)2 1.a = I x 2 ⇒ a = II
Hay Cu có hóa trị II.
– PCl5 1.a = I x 5 ⇒ a = V
Hay P có hóa trị V.
– SiO2 1.a = II x 2 ⇒ a = IV
Hay Si có hóa trị IV.
– Fe(NO3)3 1.a = I x 3 ⇒ a = III
Hay Fe có hóa trị III.
Bài 2
Cho biết công thức hóa học của hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó): XO, YH3.
Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X với Y trong số các công thức sau đây:
A. XY3.
B. X3Y.
C. X2Y3.
D. X3Y2.
E. XY.
Gợi ý đáp án:
+ Gọi hóa trị của X trong công thức XO là a
Theo quy tắc hóa trị ta có: a.1 = II.1 → a = II
→ X có hóa trị II
+ Gọi hóa trị của Y trong công thức YH3 là b
Theo quy tắc hóa trị ta có: b.1 = I.3 →b = 3
→ Y có hóa trị III
+ Hợp chất X(II) và Y(III) có công thức dạng chung là XxYy
Theo quy tắc hóa trị ta có:
→ Công thức là X3Y2
Đáp án D
Bài 3
Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe 2 O 3 hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử Fe liên kết với (SO 4 ) hóa trị (II) sau:
A. FeSO4.
B. Fe2SO4.
C. Fe2(SO4)2.
D. Fe2(SO4)3.
E. Fe3(SO4)2.
Gợi ý đáp án
+ Gọi hóa trị của Fe trong công thức Fe2O3 là a
Theo quy tắc hóa trị ta có: a.2 = II.3
Vậy Fe có hóa trị III
+ Gọi công thức chung của hợp chất Fe và (SO4) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y
⇒ x = 2, y = 3
Vậy, công thức hóa học đúng là Fe2(SO4)3.
Đáp án D
Bài 4
Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phần tử gồm kali K(I), bari Ba(II), nhôm Al(III) lần lượt liên kết với:
a) Cl.
b) Nhóm (SO4).
Gợi ý đáp án:
a)- Gọi công thức hóa học chung của K(I) và Cl(I) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = I.y
Công thức hóa học là KCl.
Phân tử khối KCl bằng 39.1 + 35,5.1 = 74,5 đvC
– Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và Cl(I) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = I.y
Công thức hóa học là BaCl2.
Phân tử khối BaCl2 bằng 137.1 + 35,5.2 = 208 đvC
– Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và Cl(I) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = I.y
Công thức hóa học là AlCl3.
Phân tử khối AlCl3 bằng 27.1 + 35,5.3 = 133,5 đvC
b)- Gọi công thức hóa học chung của K(I) và SO4 (II) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = II.y
Công thức hóa học là K2SO4.
Phân tử khối K2SO4 bằng 39.2 + 32.1 + 16.4 = 174 đvC
– Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và SO4 (II) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = II.y
Công thức hóa học là BaSO4.
Phân tử khối BaSO4. bằng 137.1 + 32.1 + 16.4 = 233 đvC
– Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và SO4 (II) là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = II.y
Công thức hóa học là Al2(SO4)3.
Phân tử khối Al2(SO4)3 là 27.2 + (32.1 + 16.4).3 = 342 đvC
Lý thuyết Hóa 8 Bài 11
1. Công thức hóa học
a) Đơn chất
Công thức hóa học cảu một số phi kim cũng chính là kí hiệu hóa học chính như C, S,…(x = 1)
Công thức hóa học của các đơn chất là chất khí thì phân tử bao giờ cũng gồm 2 nguyên tử (trừ O3) như O2, N2, H2,… (x = 2)
b) Hợp chất
Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân.
A, B là kí hiệu nguyên tố
x, y, z,… là những số nguyên chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất.
2. Hóa trị
Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử cũng như nhóm nguyên tử. Hóa trị của một nguyên tố (hay nguyên tử) được xác định trên cơ sở lấy hóa trị của H làm đơn vị và của O làm hai đơn vị.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoá học 8 Bài 11: Bài luyện tập 2 Giải Hoá học lớp 8 trang 41 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.