Bạn đang xem bài viết Hóa 12 Bài 4: Tính chất hoá học của Carbohydrate Giải Hóa 12 Cánh diều trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Tính chất hoá học của Carbohydrate thuộc Chủ đề 2: Carbohydrate.
Soạn Hóa 12 Cánh diều Bài 4 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 4 – Vận dụng
Vì sao một số động vật có thể sử dụng cỏ làm thức ăn trong khi nhiều động vật khác không có khả năng này?
Lời giải:
Các loại động vật có thể sử dụng cỏ làm thức ăn do cấu tạo dạ dày và các loại lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của chúng có khả năng tiêu hóa được cellulose, hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của chúng có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của cellulose để tổng hợp thành nhiều chất dinh dưỡng khác.
Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 4 – Bài tập
Bài 1
Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về glucose và fructose?
A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2, đun nóng trong môi trường kiềm.
C. Đều làm mất màu nước bromine.
D. Đều xảy ra phản ứng tráng bạc khi tác dụng với thuốc thử Tollens.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Fructose không làm mất màu nước bromine
Bài 2
Vì sao không thể phân biệt glucose với fructose qua phản ứng giữa chúng với thuốc thử Tollens nhưng có thể phân biệt qua phản ứng với nước bromine?
Lời giải:
– Không thể phân biệt glucose với fructose qua phản ứng giữa chúng với thuốc thử Tollens vì cả hai chất này đều phản ứng với thuốc thử Tollens.
– Có thể phân biệt qua phản ứng với nước bromine vì glucose làm mất màu nước bromine trong khi fructose không làm mất màu nước bromine.
Bài 3
Ethanol có thể được sản xuất từ cellulose hoặc tinh bột. Loại ethanol này được dùng để sản xuất xăng E5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích). Lượng ethanol thu được từ 1 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose, phần còn lại là chất trơ) có thể dùng để pha chế bao nhiêu lít xăng E5? Biết hiệu suất quá trình sản xuất ethanol từ cellulose là 60% và ethanol có khối lượng riêng là 0,8 g mL-1.
Lời giải:
Khối lượng cellulose trong một tấn mùn cưa là:
1. 1 000 000 . 50% = 500 000 (g)
(C6H10O5)n ⟶ nC6H12O6 ⟶ 2nC2H5OH + 2nCO2
Bài 4
Thêm vài giọt nước bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch potassium iodide và hồ tinh bột, lắc đều. Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra.
Lời giải:
Hiện tượng: Khi cho nước bromine (Br2) màu vàng nâu vào dung dịch potassium iodine (KI) không màu có thêm hồ tinh bột thì thấy dung dịch chuyển sang màu xanh tím.
Giải thích: Do Br2 màu vàng nâu đã phản ứng với dung dịch KI không màu để hình thành đơn chất I2 được tinh bột hấp thụ tạo hợp chất có màu xanh tím.
Phương trình hóa học: Br2(aq) + 2KI(aq) → 2KBr(aq) + I2(s)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa 12 Bài 4: Tính chất hoá học của Carbohydrate Giải Hóa 12 Cánh diều trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.