Bạn đang xem bài viết Hóa 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo trang 11, 12, 13, 14 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 11, 12, 13, 14 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa thuộc Chương 1: Ester – Lipid. Xà phòng và chất giặt rửa.
Soạn Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 – Thảo luận
Thảo luận 1
So sánh thành phần, tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Lời giải:
|
Xà phòng |
Chất giặt rửa tổng hợp |
Thành phần |
Gồm hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và một số chất phụ gia. Chất phụ gia trong xà phòng có thể là chất độn (làm tăng độ cứng), chất diệt khuẩn, chất tạo hương … |
Thường là các muối sodium như sodium alkylsulfate, sodium alkylbenzenesulfonate, … |
Tính chất giặt rửa |
Có khả năng làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bám trên các bề mặt. |
|
– Kém tác dụng trong nước cứng và môi trường acid. – Thân thiện với môi trường hơn chất giặt rửa tổng hợp. |
– Dễ hoà tan trong nước hơn xà phòng; có thể sử dụng với nước cứng và môi trường acid. – Kém thân thiện với môi trường. |
Thảo luận 2
Quan sát Ví dụ 1 và Ví dụ 2, hãy giải thích tại sao xà phòng và chất giặt rửa đều tan được trong nước.
Lời giải:
Xà phòng và chất giặt rửa đều tan được trong nước do cấu trúc phân tử có một đầu phân cực (đầu ưa nước).
Thảo luận 3
Tiến hành Thí nghiệm và mô tả hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hoá học ở dạng tổng quát của phản ứng xà phòng hoá chất béo.
Lời giải:
– Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ 2 mL dầu ăn và 5 mL dung dịch NaOH.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều.
Bước 3: Sau 10 phút, ngừng đun, để nguội. Thêm 5 mL dung dịch NaCl bão hoà vào, khuấy nhẹ. Để yên và quan sát.
– Hiện tượng quan sát được:
Sau bước 1 thấy hỗn hợp tách thành hai lớp, chất béo (dầu ăn) ở lớp trên do chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước và các dung môi phân cực.
Sau bước 2 thấy hỗn hợp đặc sệt dần do quá trình xà phòng hoá xảy ra, hỗn hợp trở nên đặc sệt do nước bốc hơi.
Sau bước 3 thấy xà phòng nổi lên trên tách hết ra khỏi hỗn hợp phản ứng do khối lượng riêng của xà phòng nhỏ hơn khối lượng riêng của dung dịch NaCl bão hoà và xà phòng không tan trong dung dịch NaCl bão hoà.
– Phương trình hoá học tổng quát của phản ứng:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 – Bài tập
Bài tập 1
Hoá chất chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất xà phòng là
A. K2SO4.
B. NaCl.
C. Mg(NO3)2.
D. NaOH.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trong công nghiệp, xà phòng được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu chính là chất béo và sodium hydroxide (NaOH) hoặc potassium hydroxide (KOH).
Bài tập 2
Cho biết trong các chất sau, chất nào có thể là thành phần chính của xà phòng? Chất nào có thể là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
Lời giải:
– Các chất (b), (c) có thể là thành phần chính của xà phòng do là muối sodium và muối potassium của các acid béo.
– Chất (a) có thể là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp do là muối sodium alkylsulfate.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo trang 11, 12, 13, 14 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.