Bạn đang xem bài viết Hóa 12 Bài 12: Điện phân Giải Hóa 12 Cánh diều trang 83, 84, 85, 86, 87, 88 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 83, 84, 85, 86, 87, 88 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 12: Điện phân thuộc Chủ đề 5: Pin điện và điện phân.
Soạn Hóa 12 Cánh diều Bài 12 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 12 – Vận dụng
Vận dụng 1
Tìm hiểu ứng dụng của nước Javel. Đề xuất thí nghiệm đơn giản để chứng minh rằng dung dịch nước Javel có tính tẩy màu.
Lời giải:
– Ứng dụng của nước Javel:
- Tẩy các vết bẩn trên quần áo, vải.
- Khử trùng toilet, bồn cầu.
- Khử trùng đồ gia dụng.
- Vệ sinh nhà cửa.
- hử trùng hồ bơi.
- Tẩy sạch sàn nhà
- Tẩy vết bẩn trên áo, ga, thảm.
- Khử trùng môi trường lỏng (khử trùng nguồn nước bị bẩn hay ô uế).
– Thí nghiệm đơn giản để chứng minh rằng dung dịch nước Javel có tính tẩy màu là sử dụng cánh hoa hồng, dung dịch nước Javel làm mất màu cánh hoa hồng.
Vận dụng 2
Hãy tìm hiểu và cho biết vì sao không điện phân nóng chảy AlCl3 trong sản xuất nhôm.
Lời giải:
Không điện phân nóng chảy AlCl3 trong sản xuất nhôm vì AlCl3 là chất thăng hoa nên khi đun nóng đến nhiệt độ nhất định AlCl3 sẽ bốc hơi.
Vận dụng 3
Trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân, điện cực than chì được sử dụng ở cả cực dương và cực âm. Người ta nhận thấy, trong quá trình điện phân, điện cực dương bị hao mòn nhanh hơn điện cực âm. Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng trên.
Lời giải:
Ở điện cực dương (anode), khí O2 tạo thành ở nhiệt độ cao, đốt cháy dần điện cực anode than chì thành CO và CO2. Do vậy trong quá trình điện phân, điện cực dương bị hao mòn nhanh hơn điện cực âm.
Vận dụng 4
Tìm hiểu trong thực tế và chỉ ra những ví dụ về việc sử dụng mạ điện với mục đích bảo vệ, mạ điện với mục đích trang trí.
Lời giải:
– Mạ điện với mục đích bảo vệ: trong sản xuất vỏ hộp người ta mạ thiếc lên bề mặt thép để chống gỉ.
– Mạ điện với mục đích trang trí: mạ đồng hồ vàng, ấm trà mạ bạc, vòi nước mạ chromium…
Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 12 – Bài tập
Bài 1
Chọn những phát biểu đúng:
(a) Phản ứng xảy ra trong pin điện hoá là tự diễn biến, trong bình điện phân là không tự diễn biến.
(b) Phản ứng xảy ra trong pin điện hoá là không tự diễn biến, trong bình điện phân là tự diễn biến.
(c) Cực dương của bình điện phân được gọi là anode, của pin điện hoá được gọi là cathode.
(d) Cực dương của bình điện phân được gọi là cathode, của pin điện hóa được gọi là anode.
Lời giải:
Những phát biểu đúng là: (a), (c)
– Trong pin điện hóa, điện năng được sinh ra từ phản ứng oxi hóa – khử tự diễn biến.
– Trong bình điện phân, phản ứng oxi hóa – khử không tự diễn biến, phản ứng oxi hóa khử xảy ra dưới tác dụng của dòng điện.
– Trong pin điện hóa: Cực âm (anode), cực dương (cathode)
– Trong bình điện phân: Cực âm (cathode), cực dương (anode).
Bài 2
Xét quá trình sản xuất nhôm được thực hiện theo phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy với điện cực than chì.
a) Giải thích vì sao thực tế thành phần thể tích khí bay ra ở cực dương gồm CO (30% – 50%) và CO2 (70% – 50%) mà không phải là O2.
b) Trung bình để sản xuất được 1 tấn Al thì lượng điện cực than chì bị tiêu hao do phản ứng oxi hoá là bao nhiêu? Giả thiết thành phần khí bay ra ở cực dương gồm 50% CO và 50% CO2 về thể tích.
Lời giải:
a) Ở điện cực dương (anode), khí O2 tạo thành ở nhiệt độ cao, đốt cháy dần điện cực anode than chì thành CO và CO2. Do vậy trong quá trình điện phân khí O2 đã bị phản ứng hết và điện cực than chì bị mòn dần.
b) Đổi 1 tấn = 1000000 g
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa 12 Bài 12: Điện phân Giải Hóa 12 Cánh diều trang 83, 84, 85, 86, 87, 88 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.