Ta thường hay bắt gặp cụm từ độ phân giải cao trên các thiết bị thu phát hình ảnh và ít khi nghe đến độ phân giải âm thanh. Trên thực tế vẫn có có khái niệm độ phân giải cao âm thanh, đó chính là Hi-Res Audio. Vậy Hi-Res Audio là gì? Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu tất tần tật về Hi-Res Audio trong bài viết này nhé!
Hi-Res Audio là gì? Thông số kỹ thuật của nhạc Hi-Res Audio
Hi-Res Audio (HAR) là viết tắt của cụm từ high-resolution audio, là khái niệm dùng để diễn tả những định dạng âm thanh có độ nét chất lượng cao (HD), vượt trên cả chất lượng Compact Disc Digital Audio – CD (Tiêu chuẩn chất lượng dành cho nhạc số). Hiện nay, thuật ngữ Hi-Res Audio đã được các chuyên gia công nhận là một tiêu chuẩn âm thanh phổ biến.
Thông số kỹ thuật của nhạc Hi-Res Audio
Hiện nay vẫn chưa có một thông số cụ thể nào để chỉ định chính xác cho nhạc Hi-Res Audio. Theo đó, nhạc Hi-Res Audio phải là những âm thanh chất lượng cao có tần số lấy mẫu (Sampling rate) và độ sâu bit dữ liệu(Bit depth) cao hơn mức tiêu chuẩn 44.1kHz/16 bit của Compact Disc Digital Audio (CD).
Các tần số thông thường chúng ta vẫn hay bắt gặp của nhạc Hi-Res Audio là 96kHz hoặc 192kHz tại 24 bit, tuy nhiên đôi khi vẫn tồn tại một số bản ghi với tần số lấy mẫu rất đặc biệt như 88.2kHz hay 176.4kHz.
Lịch sử của âm thanh Hi-Res
Năm 1995, các nhà nghiên cứu đã cho ra mắt kỹ thuật số tương thích độ nét cao để tạo bước khởi đầu cho sự phát triển của âm thanh chất lượng phân giải cao.
Nối tiếp thành công, lần lượt các định dạng đĩa quang âm thanh chất lượng khác ra đời như DAD (1988), SACD (1999) và DVD-Audio (2000) để cho thấy sự chiếm ưu thế so với chất lượng nhạc CD, nhưng vẫn chưa thật sự nổi bật.
Đến đầu thế kỷ 21, một sự chuyển biến lớn trên thị trường âm nhạc với sự gia tăng của bán lẻ nhạc trực tuyến, nhu cầu thưởng thức âm nhạc chất lượng cao càng phổ biến, HDtracks đã tận dụng thời cơ và giới thiệu đến công chúng tính năng tải xuống âm thanh độ phân giải cao và nhận được nhiều sự ủng hộ.
Tiếp nối sự phát triển là sự ra đời của Pure Audio Blu-ray (2009) và High Fidelity Pure Audio (2013).
Vào năm 2014, Hi-Res chính thức được ra mắt người dùng và được công nhận bởi Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản do tập đoàn Sony đứng đầu.
Cho đến nay, Hi-Res đã ngày càng khẳng định được ưu thế vượt trội và trở thành một tiêu chuẩn âm thanh phổ biến nhất thị trường âm nhạc.
Các định dạng của Hi-Res Audio
Hi-Res Audio mang đến cho người dùng đa dạng các định dạng file để có thêm nhiều sự lựa chọn trong quá trình sử dụng. Hi-Res Audio phổ biến với hai loại định dạng nén và không nén.
Định dạng của Hi-Res Audio (Dạng nén) bao gồm:
- FLAC (Free Lossless Audio Codec): Đây là định dạng file âm thanh tiêu chuẩn mà bạn thường bắt gặp chúng khi tải về các album nhạc chất lượng cao. Định dạng này được hỗ trợ rộng rãi, ngoại trừ Apple.
- ALAC (Apple Lossless Audio Codec): Đây là định dạng file âm thanh của Apple, tương tự như FLAC, giúp bạn dễ dàng tải nhạc trên iTunes và iOS.
Định dạng của Hi-Res Audio (Dạng không nén) bao gồm:
- WAV: Định dạng tiêu chuẩn cho đĩa CD. Âm thanh miễn bàn nhưng dung lượng lớn. Hỗ trợ thông tin phụ (tên album, nghệ sĩ, tiêu đề) kém.
- AIFF: Cũng giống như ALAC, AIFF là định dạng âm thanh riêng biệt của Apple với khả năng hỗ trợ thông tin phụ tốt hơn.
- DSD: Sử dụng cho Super Audio CD, nhưng không quá nổi tiếng.
- MQA: Là một định dạng tương đối mới dùng để stream nhạc chất lượng cao, tuy nhiên khả năng hỗ trợ còn tương đối hạn chế.
Phân biệt Hi-Res Audio và Hi-Res Music
Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến hai khái niệm là Hi-Res Audio, Hi-Res Music và rất nhiều người đã lầm tưởng chúng giống nhau hoặc là một. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
- Hi-Res Audio: Được thành lập năm 2013 bởi Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản.
- Hi-Res Music: Thành lập năm 2014 bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) cùng với một số tổ chức khác như CEA, DEG, và Recording Academy Producers & Engineers Wing.
Sự khác biệt lớn nhất của hai loại âm thanh này là Hi-Res Music có chuẩn mức âm thanh thấp hơn (44.1 kHz/24 bit trở lên) so với Hi-Res Music (96kHz/24 bit trở lên).
Sự khác biệt giữa Hi-Res và CD
Sự khác biệt lớn nhất và bạn có thể dễ dàng nhận thấy chính là Hi-Res có chất lượng độ phân giải âm thanh tốt hơn CD. Cụ thể:
- CD có tần số lấy mẫu và độ sâu bit dữ liệu tiêu chuẩn là 44.1kHz/16 bit.
- Hi-Res có chất lượng ở mức vượt ngưỡng tiêu chuẩn của CD là 96kHz/ 24 bit hoặc 192kHz/24 bit,…
Như vậy, âm thanh được tạo bởi Hi-Res sẽ hay hơn so với CD, bài hát sẽ tinh tế giàu cảm xúc hơn. Chất lượng âm thanh của Hi-Res được đánh giá là gần giống với chất lượng mà các nghệ sĩ và kỹ sư âm thanh sử dụng trong phòng thu.
Một số điều cần lưu ý khi lựa chọn âm thanh Hi-Res
Phần cứng và phần mềm giải mã
Hi-Res có độ phân giải âm thanh rất cao chính vì thế mà nó đòi hỏi bộ mã hóa chất lượng cũng rất cao để có thể truyền tải được hết những âm thanh tuyệt đỉnh đó. Bạn sẽ cần đầu tư rất nhiều vào phần cứng và phần mềm giải mã để có thể tận hưởng được chất lượng âm thanh từ Hi-Res.
Khả năng lưu trữ
Chất lượng âm thanh cao đồng nghĩa với việc âm nhạc Hi-Res cũng có kích thước rất lớn lên đến vài Gb/Album. Chính vì vậy mà việc lưu trữ Hi-Res cũng cần một dung lượng rất lớn và người dùng cần phải cân nhắc nếu muốn lựa chọn định dạng này để lưu trữ.
Bên cạnh đó, để nghe nhạc được trên điện thoại thì bạn cần phải tải thêm phần mềm giải mã DAC/Amp mới có thể nghe được.
Chi phí cho nhạc Hi-Res
Đây là một dòng nhạc chất lượng cao và nó đòi hỏi chi phí sử dụng khá khủng bởi bạn cần phải bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho phần cứng và bộ giải mã bao gồm các phụ kiện như tai nghe, máy nghe nhạc,… Thêm vào đó, nhiều bài nhạc độc quyền bạn cần phải trả phí để có thể nghe được với chất lượng cao.
Đối tượng
Hi-Res là dòng nhạc cao cấp, nó hướng đến đối tượng là những Audiophile thực thụ. Ngoài việc chịu chi để có thể sở hữu nhạc chất lượng cao bạn cần phải có một khả năng cảm nhạc cực kỳ đỉnh cao để thấy được sự tinh tế và đẳng cấp mà Hi-Res mang lại.
Các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ file Hi-Res
Máy tính bảng
Mặc dù chưa phổ biến nhưng máy tính bảng cũng là một thiết bị chuyên dụng có thể giúp bạn tận hưởng những âm thanh tuyệt đỉnh từ Hi-Res. Một số cái tên có thể nhắc đến như Samsung Galaxy Tab S4, Onkyo Granbeat, Huawei Mediapad M5,… sẽ hỗ trợ bạn thưởng thức những âm nhạc đỉnh cao.
Desktop
Một bộ máy tính bàn chắc chắn sẽ là thiết bị tốt nhất để giúp bạn có thể tải và lưu trữ nhạc Hi-Res một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh cũng là một trong những thiết bị có thể giúp bạn nghe được những ca khúc với chất lượng âm thanh có độ phân giải cao từ Hi-Res. Tuy nhiên, chỉ một số dòng Smartphone flagship của Android mới đáp ứng được mong muốn này vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua nhé!
Máy nghe nhạc
Không quá khó để bạn có thể tìm mua, những chiếc máy nghe nhạc và nó sẽ giúp bạn dễ dàng thưởng thức những bài nhạc Hi-Res chất lượng cao. Bạn có thể tìm đến với những thương hiệu uy tín trong làng audio như Sony, Hifiman, Astell&Kern, Fiio,…
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những kiến thức âm thanh độ phân giải cao Hi-Res Audio. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!