Bạn đang xem bài viết Giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á Lịch sử 7 Bài 10 Cánh diều tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI mang đến câu trả lời cực hay ngắn gọn nhất. Qua đó giúp các em học sinh có thể vận dụng, biết cách trả lời câu hỏi vận dụng Lịch sử 9 bài 10 Cánh diều.
Giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á mà Blogdoanhnghiep.edu.vn đăng tải dưới đây sẽ giúp các em tự luyện tập và rèn luyện phong cách viết riêng cho mình. Hi vọng qua đoạn văn ngắn này sẽ giúp các em học sinh có thêm hiểu biết về công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn giới thiệu về đền Ăng-co Thom.
Giới thiệu quần thể đền Angkor
Quần thể đền Angkor chính là địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng nhất. Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Có thể nói đây chính là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế. Nằm cách Siem Reap khoảng 6 km về phía Bắc, đền Angkor Wat được vua Suryavarman II xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XII. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 400 km2, chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Với thiết kế ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo nhưng sau này do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật, Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo.
Thời xưa khi các vị vua Khmer thua trận rồi chạy về Phnom Penh thì ngôi đền đã dần dần bị rừng già che phủ và lãng quên. Đến năm 1860, một nhà thám hiểm người Pháp tên Herri Mouhot mới phát hiện và khám phá ra ngôi đền Angkor Wat hùng vĩ này. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.
Kiến trúc ngôi đền mô phỏng theo hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ, ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m tượng trưng cho núi Meru huyền thoại, năm ngọn tháp xung quanh tương ứng với năm đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết dính hay bê tông cốt thép nào cả. Quần thể di tích Angkor là niềm tự hào của người dân Campuchia. Hai khu đền chính là Angkor Wat (nghĩa là đền Đế Thiên) và Angkor Thom (nghĩa là đền Đế Thích). Đây là hai trong năm ngôi đền của quần thể nổi tiếng nhất mà bạn nên đi trước tiên nếu không có đủ thời gian tham quan nhiều.
Giới thiệu di tích Hoàng Thành Thăng Long
Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận vào năm 2010 trong dịp mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội. Nơi đây được xây dựng từ thế kỉ X dưới triều đại nhà Lý ngay khi nước Đại Việt giành được độc lập. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam bởi 3 yếu tố là chiều dài văn hóa lịch sử suốt 13 thế kỉ, tính liên tục của các di sản và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Các tòa nhà Hoàng thành và khu vực khảo cổ còn lại tại 18 Hoàng Diệu đã phản ánh một nền văn hóa ở châu Á, đại diện cho nền văn hóa lúa nước khu vực hạ lưu sông Hồng, tại ngã tư ảnh hưởng từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa cổ ở phía Nam.
Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18.395ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn. Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19.
Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên nằm ở vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Hiện nay, dấu tích của điện Kính Thiên chỉ còn lại là khu nền cũ. Phía nam điện có hàng lan can cao hơn một mét. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á Lịch sử 7 Bài 10 Cánh diều tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.