Bạn đang xem bài viết Giáo án Tin học 12 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Tin 12 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Tin học 12 sách Cánh diều trọn bộ cả năm Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tin 12 Cánh diều của mình.
Giáo án Tin học 12 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Văn 12 Cánh diều. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi Giáo án Tin học 12 Cánh diều trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giáo án Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
GIỚI THIỆU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
BÀI 1: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
· Nêu được ví dụ để thấy một hệ thống AI có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,…
· Biết được một số lĩnh vực nghiên cứu của AI.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
· Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực riêng:
· Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
· Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.
3. Phẩm chất
· Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong tin học.
· Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
· GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng– Cánh Diều, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
· HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng– Cánh Diều, vở ghi, máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
– GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5:
1) Theo em, máy tính làm được những việc gì tốt hơn con người?
2) Em hãy cho ví dụ một việc mà máy tính chưa làm tốt hơn con người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
– HS vận dụng kiến thức về AI trong thực tiễn để trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, gợi ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
– GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.5 SGK:
Gợi ý trả lời:
1. Máy tính có một số ưu điểm so với con người trong một số lĩnh vực cụ thể, bao gồm:
– Tính toán nhanh chóng và chính xác: Máy tính có thể thực hiện các phép tính phức tạp và tính toán số liệu một cách nhanh chóng và chính xác hơn so với con người.
– Xử lý dữ liệu lớn: Máy tính có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả hơn con người, giúp phân tích và đưa ra những kết quả quan trọng từ các dữ liệu phức tạp.
– Khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin: Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin và truy xuất thông tin đó một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn con người.
– Không cần nghỉ ngơi và không gặp vấn đề về sức khỏe: Máy tính có thể hoạt động 24/7 mà không cần nghỉ ngơi và không gặp vấn đề về sức khỏe như con người.
2. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực của sáng tạo và nghệ thuật. Mặc dù máy tính có thể được lập trình để tạo ra hình ảnh, âm nhạc, hoặc văn bản dựa trên một số thuật toán và dữ liệu đầu vào, nhưng chúng thường thiếu sự sáng tạo và cảm nhận mỹ thuật mà con người có.
Ví dụ, một bức tranh được vẽ bằng tay bởi một nghệ sĩ thường chứa đựng nhiều cảm xúc, ý tưởng, và kỹ năng mà máy tính không thể hiện được. Cũng như việc sáng tác âm nhạc, điều này thường đòi hỏi sự sáng tạo, cảm xúc, và khả năng biểu diễn tinh tế mà máy tính hiện tại vẫn chưa thể đạt được.
– HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một hành trình khám phá thế giới của Trí tuệ Nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo, hay AI, không chỉ là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong thế giới công nghệ hiện đại, mà còn là một lĩnh vực đầy tiềm năng và quan trọng bậc nhất. Qua việc khám phá định nghĩa và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ được thấy được sự đa dạng và phong phú của AI, từ những ứng dụng hàng ngày đến những cải tiến sáng tạo và triển vọng trong tương lai. Để thực hiện điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
a) Mục tiêu: HS giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung HĐKP trong mục 1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI); Thực hiện và trả lời được các câu hỏi trong SGK – tr.5.
c) Sản phẩm: Khái niệm và một số khả năng của AI.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: – GV trình chiếu Câu hỏi đầu mục để HS dùng kiến thức thực tế của bản thân trả lời. Theo em, máy tính làm được những gì thì ta nói máy tính có trí tuệ? NV1: Tìm hiểu trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo. – GV cho HS đọc – nghiên cứu thông tin trong phần a, mục 1 SGK.tr.5 để trả lời câu hỏi: + Hãy trình bày sự khác biệt giữa Trí tuệ con người và Trí tuệ nhân tạo. + AI là gì? + Trình bày mô hình “Turing Test”. NV2: Tìm hiểu về sự phát triển của AI – HS thực hiện đọc – hiểu thông tin trong phần b, mục 1 (SGK-tr.6-7) để tìm hiểu về lược sử ra đời của AI. + GV đặt câu hỏi: • Thuật ngữ AI được bắt đầu sử dụng ở đâu và vào năm bao nhiêu? • AI mạnh là gì? Cho ví dụ. • AI hẹp là gì? Cho ví dụ. – GV trình chiếu Hình 2. Người máy thông minh Xoxe và yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về Xoxe trong SGK.tr.6 + GV đặt câu hỏi mở rộng cho HS suy nghĩ trả lời: Nếu với sự phát triển vượt bậc của Trí tuệ nhân tạo như việc có thể tạo ra người máy Xoxe, thì trong tương lai người máy có thể thay thế hoàn toàn con người không? NV3: Tìm hiểu một số đặc trưng của AI – GV cho HS thảo luận theo từng bàn, đọc và tìm hiểu các đặc trưng của Trí tuệ nhân tạo AI theo thông tin trong phần c, mục 1 SGK-tr.7 – GV cho HS thực hiện Phiếu bài tập: Hãy sắp xếp các ví dụ sau theo từng đặc trưng của AI. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr. 5 – 7. thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát và hướng dẫn, gợi ý HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – Đại diện các nhóm HS trả lời, đưa ra chính kiến của nhóm. + Hướng dẫn trả lời câu hỏi đầu mục Khi máy tính có khả năng thực hiện các tác vụ thông minh và phức tạp mà trước đây chỉ con người mới có thể thực hiện được, chúng ta thường nói máy tính có trí tuệ. + Hướng dẫn trả lời câu hỏi mở rộng: Có nhiều luồng ý kiến, quan điểm cho câu hỏi này: • Quan điểm 1: Một số người tin rằng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và tạo ra Xoxe, người máy có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ mà con người thực hiện, giảm bớt gánh nặng công việc và tăng cường hiệu suất lao động. Trong một số lĩnh vực cụ thể như sản xuất, y tế và dịch vụ, người máy có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn và an toàn hơn. • Quan điểm 2: Mặc dù người máy có thể thực hiện một số tác vụ với hiệu suất cao, nhưng nhiều người vẫn tin rằng có những khía cạnh của con người mà máy tính không thể thay thế, như sáng tạo, cảm xúc, và khả năng thích ứng linh hoạt với các tình huống phức tạp. • Quan điểm 3: trong một số lĩnh vực cụ thể, người máy có thể thực hiện công việc tốt hơn con người, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ và giám sát của con người trong các nhiệm vụ quan trọng hoặc tình huống không định hình trước được. + Hướng dẫn Phiếu học tập: Ví dụ 1: Khả năng học. Ví dụ 2: Khả năng suy luận. Ví dụ 3: Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ 4: Khả năng hiểu ngôn ngữ. Ví dụ 5: Khả năng nhận thức môi trường xung quanh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung kiến thức. |
1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo a) Trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo – Con người có trí tuệ được thể hiện qua khả năng tư duy, suy luận, và giải quyết vấn đề, cũng như khả năng học hỏi và kiểm soát cảm xúc. Máy tính có khả năng xử lý dữ liệu lớn nhanh chóng và chính xác. Khái niệm trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo – AI (Artificial Intelligence) là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ con người. Mô hình Turing Test Hình 1. Mô hình bài kiểm tra “Turing Test” – Mô hình bài kiểm tra được minh hoạ trong Hình 1, bao gồm: Người thẩm vấn C; chương trình A và người B (đều trong phòng kín). – Nếu sau một số câu hỏi, người thẩm vấn C không thể phân biệt được là người hay máy trả lời, thì hệ thống A được xem là có trí tuệ. b) Vài nét về sự phát triển của AITop of …. – Thuật ngữ AI bắt đầu được sử dụng ở hội thảo Đại học Dartmouth (Mỹ) năm 1956. – AI mạnh (hay AI rộng) là hướng nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra hệ thống AI có khả năng như con người trong suy luận, lập kế hoạch và có trí thông minh để giải quyết bất kỳ loại vấn đề phức tạp nào. + Ví dụ: ChatGPT là một AI rộng, có khả năng học, tạo ra văn bản, xử lí vấn đề,… – AI yếu (hay AI hẹp) là loại AI đặt ra mục tiêu nhỏ hơn, để hướng tới một số ứng dụng cụ thể và để hoạt động hiệu quả cần có sự tham gia của con người. + Ví dụ: MYCIN – hệ thống chuyên gia trong lĩnh vực y tế. Người máy thông minh Xoxe: – Là sản phẩm của công ty AILiffe ở Mỹ. – Có thể giao tiếp được hơn 120 thứ tiếng, khả năng nhận dạng khuôn mặt, cảm xúc, đoán độ tuổi và nhận biết ngôn ngữ cơ thể,…. c) Một số đặc trưng của AI – Khả năng học: Hệ thống AI học từ dữ liệu đầu vào, tìm ra các tính chất, quy luật và rút ra được tri thức. – Khả năng hiểu ngôn ngữ: Hệ thông AI có các mô hình ngôn ngữ giúp máy tính giao tiếp được với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, nhận câu hỏi và trả lời được bằng văn bản hay tiếng nói. – Khả năng suy luận: Hệ thống AI vận dụng các quy tắc lôgic và tri thức đã tích lũy để đưa ra kết luận. – Khả năng nhận thức được môi trường xung quanh: Hệ thống AI nhận dữ liệu đầu vào từ các cảm biến, xử lý dữ liệu, rút ra thông tin và hiểu biết môi trường xung quanh để có hành vi phù hợp. – Khả năng giải quyết vấn đề: Hệ thống AI có các kỹ thuật, phương pháp phân tích dữ liệu từ đó trích xuất được tri thức, đề xuất cách giải quyết vấn đề và ra quyết định tối ưu. |
…………….
Giáo án Khoa học máy tính 12 Cánh diều
CHỦ ĐỀ BCS: MẠNG MÁY MÁY TÍNH VÀ INTERNET
BÀI 1: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN
Tiết….
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Nhận diện hình dạng và phân biệt được chức năng của một số loại cáp
– Nêu được khái niệm và một số ứng dụng của một số loại đường truyền hữu tuyến và vô tuyến thông dụng.
2. Năng lực:
– Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.
– Năng lực riêng ( tin học ):
+ Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
+ HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc học lập trình.
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Chuẩn bị kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bài giảng điện tử.
2. Học sinh
– Sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu tham khảo.
– Kiến thức đã học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
– Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
– Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
– Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra
– Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
? Em hãy cho biết có những phương thức nào để kết nối máy tính bàn, laptop, điện thoại với internet?
HS: trả lời câu hỏi
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a/ Mục Tiêu: Hs biết được
+ Khái niệm và một số ứng dụng của một số loại đường truyền hữu tuyến và vô tuyến thông dụng.
+ Đường truyền hữu tuyến dùng phương tiện gì để kết nối.
b/ Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Công việc: Trả lời 3 câu hỏi
Câu hỏi: 1/ Đường truyền hữu tuyến là gì, đường truyền vô tuyến là gì?
2/ Đường truyền hữu tuyến dùng phương tiện gì để kết nối?
3/ Đường truyền vô tuyến có đặc điểm gì, ứng dụng của nó trong đời sống?
Công việc 2:
Chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Mỗi nhóm tìm hiểu về một loại cáp để kết nối đường truyền hữu tuyến.
– HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
c/ Sản phẩm: – HS hoàn thành được phiếu học tập số 1.
1/ Đường truyền hữu tuyến là gì, đường truyền vô tuyến là gì?
Đường truyền hữu tuyến là phương pháp truyền tải dữ liệu hoặc thông tin quanh dây cáp hoặc thiết bị truyền dẫn khác.
Đường truyền vô tuyến là sử dụng sóng điện từ để truyền tải thông tin thay vì sử dụng dây cáp.
2/ Đường truyền hữu tuyến dùng dây cáp : cáp đồng trục, xoắn đôi, quang.
3/ Đường truyền vô tuyến có đặc điểm sử dụng sóng để kết nối internet có thể di chuyển tự do không phụ thuộc dây cáp.
Ứng dụng :
– Các hệ thống mạng không dây sử dụng đường truyền vô tuyến để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng không dây.
– Điện thoại di động sử dụng đường truyền vô tuyến để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điện thoại di động, ví dụ dữ liệu cuộc gọi giữa hai điện thoại.
– Truyền hình và phát thanh sử dụng đường truyền vô tuyến để truyền tải tín hiệu hình ảnh và âm thanh qua sóng vô tuyến.
– Các thiết bị định vị và định hướng sử dụng đường truyền vô tuyến để định hướng và định vị, ví dụ như GPS.
d/ Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ |
Cách thức tổ chức |
Chuyển giao nhiệm vụ |
GV yêu cầu HS: – Trả lời 2 câu hỏi : 1/ Đường truyền hữu tuyến là gì, đường truyền vô tuyến là gì? 2/ Đường truyền hữu tuyến dùng phương tiện gì để kết nối? 3/ Đường truyền vô tuyến có đặc điểm gì, ứng dụng của nó trong đời sống? – Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. |
Thực hiện nhiệm vụ |
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, Công việc 1 : trả lời các câu hỏi. Công việc 2 : thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. Nhóm 1 : Tìm hiểu cáp quang. Nhóm 2 : Tìm hiểu cáp đồng trục. Nhóm 3 : Tìm hiểu cáp xoắn đôi. Nhóm 4 : Quan sát các nhóm làm. GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. |
Báo cáo, thảo luận |
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 1. HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn |
Kết luận, nhận định |
– GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác. – Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm tốt hoàn thành nhiệm vụ. |
….
>> Tải file tài liệu để xem thêm Tin 12 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Tin học 12 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Tin 12 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.