Bạn đang xem bài viết Giáo án lớp 8 sách Chân trời sáng tạo (12 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 8 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án lớp 8 sách Chân trời sáng tạo bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 – 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 8 theo chương trình mới dễ dàng hơn.
Giáo án lớp 8 Chân trời sáng tạo cả năm gồm gồm 12 môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Lịch sử – Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 – 2025:
Giáo án môn Ngữ văn 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….
TRƯỜNG THCS………
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 11
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được thể thơ sáu chữ và bảy chữ.
– Nhận biết được cách gieo vần của thể thơ sáu chữ và bảy chữ.
– Nhận biết và phân tích được bố cục của bài thơ có thể thơ sáu chữ và bảy chữ.
– Xác định và phân tích được mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
– Xác định được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học.
– Nhận diện và phân tích được đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình và tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.
– Viết được một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng trong cuộc sống.
– Thuyết trình được một tác phẩm văn học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng:
– Năng lực nhận biết, phân tích được thể thơ sáu chữ và bảy chữ.
3. Phẩm chất
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy giới thiệu về gia đình của em? Theo em những người thân trong gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Những người mặt thân yêu, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: yêu thương con người, yêu thiên nhiên… – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng |
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về thể thơ sáu chữ, bảy chữ, vần, bố cục, cảm hứng và tự tượng hình, tượng thanh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK – GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Hãy chọn một bài thơ và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố: + Bài thơ thuộc thể thơ nào? + Xác định cách gieo vần và bố cục của bài thơ. + Xác định và phân tích mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. + Nêu vai trò của sức tưởng tượng trong tiếp nhận văn học trong bài thơ trên. + Xác định và phân tích đặc điểm và nêu tác dụng của từ tượng hình và tượng thanh. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng |
1. Thơ sáu chữ, bảy chữ – Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. 2. Vần – Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vần cách (thuộc vần chân). Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau. Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. 3. Bố cục của bài thơ – Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ. 4. Mạch cảm xúc của bài thơ – Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ. 5. Cảm hứng chủ đạo – Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc. 6. Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học – Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan đề tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật, từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn. 7. Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng: – Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom… – Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc… – Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày. |
Giáo án môn Khoa học tự nhiên 8
Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8.
– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu là những hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).
– Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
– Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
– Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số dụng cụ: cốc chia vạch, ống đong, lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, đèn cồn, bát sứ, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá thí nghiệm …
– Hình ảnh một số hoá chất thường dùng: CuSO4, Br2, O2, H2SO4, CHCl3 …
– Một số dụng cụ: máy đo huyết áp, máy ảnh, ống nhòm, băng, gạc y tế.
– Một số thiết bị điện: bóng đèn, điện trở, biến trở, vôn kế, ampe kế, pin …
– Phiếu học tập.
– Slide, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
– Băng, gạc y tế.
– Máy đo huyết áp (nếu có).
– SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung:
GV đặt vấn đề thông qua câu hỏi mở đầu trong SGK:
Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm, kết quả thực hành thí nghiệm có chính xác không đều phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng đúng và an toàn các thiết bị, dụng cụ, hoá chất thí nghiệm. Những loại dụng cụ, thiết bị, hoá chất nào được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8? Làm thế nào để sử dụng chúng một cách an toàn, hiệu quả?
c. Sản phẩm:
Dự kiến câu trả lời của học sinh:
– Một số dụng cụ được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8:
+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)
+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)
+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)
+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)
+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm …)
– Một số thiết bị sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8:
+ Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông, …
+ Thiết bị đo dòng điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ đo điện đa năng, …
+ Nguồn điện: pin, máy biến áp, …
+ Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động, …
– Một số hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8: kẽm, lưu huỳnh, calcium carbonate, dung dịch copper(II) sulfate, dung dịch bromine, oxygen …
– Để sử dụng đúng và an toàn các dụng cụ, thiết bị, hoá chất trong phòng thí nghiệm cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, nắm vững các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn, nắm vững các biện pháp sử dụng điện an toàn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giới thiệu: Khoa học tự nhiên là một môn Khoa học thực nghiệm, kết quả thực hành thí nghiệm có chính xác hay không đều phụ thuộc vào việc sử dụng đúng và an toàn các thiết bị, dụng cụ, hoá chất thí nghiệm.
– GV sử dụng kĩ thuật công não, yêu cầu lần lượt từng học sinh của 3 bàn (bất kì, ngẫu nhiên) liệt kê:
Bàn 1: 4 dụng cụ dùng trong môn KHTN8.
Bàn 2: 4 thiết bị dùng trong môn KHTN8.
Bàn 3: 4 hoá chất dùng trong môn KHTN8.
– HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các HS từng bàn lần lượt nêu kết quả.
– GV theo dõi, đôn đốc HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV chưa nhận xét ngay tính đúng sai mà dùng câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài.
GV dẫn dắt vào bài: Để kiểm chứng câu trả lời của các bạn và để tìm hiểu cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị và hoá chất một cách an toàn, hiệu quả cô cùng các em cùng đến với bài học: “Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dụng cụ thực hành, thí nghiệm
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được một số dụng cụ thực hành thí nghiệm.
– Biết cách sử dụng dụng cụ đúng chuẩn.
b) Nội dung:
– Học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 từ đó lĩnh hội kiến thức:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hãy cho biết một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm.
2. Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.
3. Để bảo quản các hoá chất rắn nên dùng dụng cụ nào trong Hình 1.2? Giải thích.
4. Tại sao không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm?
5. Vì sao tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp?
6. Hãy nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt.
7. Hãy nêu một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm và công dụng của chúng.
8. Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ. Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng? Giải thích.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
1:
– Một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm:
+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)
+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)
+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)
+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)
+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống dẫn khí …)
2: Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:
– Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).
– Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dòng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).
Giáo án Tiếng Anh 8 Friends Plus
Week :……………
Period:…………………..
STARTER UNIT
Lesson 1: Vocabulary: Routines
I can talk about routines and say when I do things.
I./. OBJECTIVES
1. Knowledge: By the end of the lesson, students will be able to:
– understand how to describe their daily routines.
– use adverbs of frequency to describe their daily routines.
– understand how to use adverbs of frequency in a sentence.
– know how to ask their friends about their daily routines.
2. Skills: Speaking, listening, reading, writing.
3. Attitude: Students know how to learn English correctly.
4. Competence: Writing, self-learning capability, creative capacity, ability to use language……
II./. PREPARATION:
1. Teacher: book, planning, TV
2. Students: books, notebooks
III./. TEACHING METHODS
Communicative approach, group Ss and T’s activities, play as a character, teaching methods with games, teaching methods by visual, teaching methods by practicing, discussion group, technical present….
IV./.PROCEDURE
1. Check–up: during the lesson
2. New lesson:
Teacher’s and Students’ activities |
Contents |
ACTIVITY 1: KNOWLEDGE FORMATION ❖ Aims: Help students pay attention to the content, and understand new vocabularies ❖ Products: Students’ answers ❖ Organization: Exercise 1: – Teacher explains the meaning of new words and gives some examples. – Teacher gives students time to think of answers. – Teacher invites students to answer questions in front of the class.
ACTIVITY 2: PRACTICE ❖ Aims: Help students understand how to use new words in exercise 1 to complete the dialogue and understand the meaning of dialogue ❖ Contents: Students work in particular ❖ Products: Students’ answer ❖ Organization Exercise 2: – Teacher gives students time to read the dialogue and complete answers – Teacher checks answers and invites students to answer questions in front of class Exercise 3: – Teacher gives students time to do the exercises. – Teacher invites some students to answer the exercise. – Teacher checks answers with the class. – Teacher gives students some new adverbs of frequency and explains the meaning. Exercise 4: – Teacher gives students time to work in pairs – Teacher suggests students some topics and questions. – Monitor while students are working and give general feedback at the end. – Teacher invites some students to speak in front of the class. Exercise 5 – Teacher gives students time to write a paragraph about their partner’s daily routine. – Teacher invites some students to speak their paragraphs and give feedback.
ACTIVITY 3. HOMEWORK – Learn by heart all the structures and new words. – Do exercises (in workbook). – Prepare new lesson. |
1. Study the words in the box. Which of these things do you do every day? (Students’ own answers.) New words: – cook: nấu ăn – do my homework: làm bài tập về nhà – finish: kết thúc – get home: về nhà – get up: thức dậy – go shopping: đi mua sắm – go to bed: đi ngủ – go to school: đến trường – go to work: đi làm – have breakfast: đi ăn sáng – listen to music: nghe nhạc – relax: thư giãn – tidy my room: dọn phòng – wake up: tỉnh giấc – watch videos: xem video Suggested answers: – do my homework – get home – get up – listen to music – go to bed – go to school
2. Complete the interviews using the correct form of the verbs in exercise 1. Then listen and check.
Suggested answers 1. go shopping 2. get up 3. wakes me up 4. goes to work 5. have breakfast 6. go to school 7. finish 8. do my homework 9. get home 10. relax 11. listen to music 12. watch videos 13. tidy your room 14. cooks 15. go to bed
3. Look at the words in blue in the dialogues in exercise 2. Where do adverbs of frequency go in a sentence? Think of more adverbs
(Students’ own answers.) New words: – always: luôn luôn – normally: thường thường – usually: thường thường – often: thường xuyên – sometimes: thỉnh thoảng
Suggested answers: – If a sentence has only one verb, place the adverb of frequency in the middle of the sentence. For example: Tom never flies. He always takes the bus. – When a sentence contains more than one verb, place the adverb of frequency before the main verb. For example: They have often visited Europe. – The adverb of frequency is placed after TO BE verb. For example: She is always happy, – The adverb of frequency is placed before a verb. For example: She always does her homework in the evening. – Other adverbs of frequency: + never: không bao giờ + seldom: hiếm khi + frequently: thường xuyên + occasionally: thỉnh thoảng + daily: hằng ngày Example: 1. We take a vacation at least once annually.. 2. We seldom see John. 3. My dentist told me I should floss twice daily.
4. USE IT! Work in pairs. Ask and answer questions to compare your daily routines. Use time expressions, adverbs of frequency and the words and phrases in exercises 1 and 2. Are your routines similar?
(Students’ own answers.) Suggested answers: – Suggested topics: + After-school Activities + Weekend Activities + Before bed-time Activities + Everyday Favorites Activities – Suggested questions: + What time do you get home from school? + What time do you go to bed? + Do you go to the gym after school? + Do you watch television at night + What type of drink do you have every day? + How many times a day do you brush your teeth? 5. USE IT! Use the information about your partner in exercise 4 to write a paragraph about their daily routine Suggested answer: My friend’s name is Minh. She often gets up at 6 AM. Then, she brushes her teeth and has breakfast with her family. After that, she goes to school. She finishes school at 5 PM and gets home. In the evening, she does her homework. Then, she relaxes by listening to music and playing games. Finally, she goes to bed at 9 PM. |
|
*Feedback:…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
Week :…… Date of preparing:………….
Period:/…….. Date of teaching:……………
STARTER UNIT
Lesson 2: LANGUAGE FOCUS: Present simple and present continuous
I can talk about repeated and scheduled actions and things happening now.
I./. OBJECTIVES
1. Knowledge: By the end of the lesson, students will be able to:
– understand how to use present simple and present continuous
– use present simple and present continuous to answer questions
2. Skills: Speaking, listening, reading, writing.
3. Attitude: Students know how to learn English correctly.
4. Competence: Writing, self-learning capability, creative capacity, ability to use language……
II./. PREPARATION:
1. Teacher: book, planning, TV
2. Students: books, notebooks
III./. TEACHING METHODS
Communicative approach, group Ss and T’s activities, play as a character, teaching methods with games, teaching methods by visual, teaching methods by practicing, discussion group, technical present….
IV./.PROCEDURE
1. Check–up: during the lesson
2. New lesson:
Giáo án môn Công nghệ 8
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
- Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số vật thể đơn giản có dạng khối đa diện, khối tròn xoay theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
- Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
- Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học.
- GV có thể tạo các mô hình đa diện, khối tròn xoay… bằng vật liệu có giá cả hợp lí, dễ chế tác giúp cho HS dễ hiểu hơn.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu
c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi:
Nếu nhìn các đồ vật đơn giản ở Hình 2.1 theo các hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
HS đưa ra những nhận định ban đầu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
– GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Mô tả vật thể bằng các hình vẽ là một cách làm rất hiệu quả, thể hiện một cách đầy đủ hình dáng, cấu tạo và kích thước của vật thể. Sau khi học xong bài này, các em có thể biểu diễn một vật thể bằng các hình vẽ. Chúng ta cùng vào – Bài 2: Hình chiếu vuông góc
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình chiếu vật thể
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hình chiếu vật thể và các phép chiếu
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 1 SGK trang 10 – 11, quan sát các Hình 2.2, 2.3 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11.
c) Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm hình chiếu của vật thể, câu trả lời Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * Khái niệm hình chiếu vật thể – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1.1 SGK trang 10, quan sát Hình 2.2 và trả lời các câu hỏi: + Hình chiếu của vật thể là gì? + Hình 2.1 có mấy phép chiếu? (3) Đó là những phép chiếu nào? (Phép chiếu xuyên tâm, vuông góc, song song) + Các điểm A’, B’, C’; trên mặt phẳng lần lượt là gì? + Các đường thẳng OAA’, OBB’và OCC’là gì? + Mặt phẳng chứa hình chiếu là gì? – GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 10: 1. Giữa hình chiếu và vật thể chiếu ở Hình 2.2 có mối quan hệ với nhau như thế nào? * Các phép chiếu – GV yêu cầu HS tìm hiểu mục 1.2 SGK kết hợp với quan sát hình 2.3 và trả lời câu hỏi: Có mấy loại phép chiếu? Kể tên các phép chiếu? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Khám phá 2 SGK trang 11: 2. Nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong mỗi trường hợp ở Hình 2.3 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11. – GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trả lời câu hỏi của GV, trình bày câu trả lời Khám phá 1, 2 SGK trang 10 – 11. – HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu của vật thể, các phép chiếu. |
1. Hình chiếu vật thể 1.1. Khái niệm – Hình chiếu của vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng sau khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng đó. – Các điểm A’, B’, C’ trên mặt phẳng lần lượt là hình chiếu các điểm A, B và C của vật thể. – Các đường thẳng OAA’, OBB’ và OCC’ là các tia chiếu – Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng hình chiếu. Trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 10: Hình chiếu được biểu diễn trên mặt phẳng thông qua các phép chiếu lên vật thể. 1.2. Các phép chiếu – Có 3 phép chiếu: + Phép chiếu vuông góc + Phép chiếu song song + Phép chiếu xuyên tâm Trả lời câu hỏi Khám phá 2 SGK trang 11: – Phép chiếu vuông góc: dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc – Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm: dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều, bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp chiếu góc thứ nhất
a) Mục tiêu: Mô tả được một cách đơn giản các yếu tố của phương pháp chiếu góc thứ nhất: mặt phẳng hình chiếu, các hình chiếu, vị trí hình chiếu.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 SGK trang 11 – 12, quan sát Hình 2.4 – 2.5 SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá 3 – 7.
c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về các mặt phẳng hình chiếu, các hình chiếu, vị trí hình chiếu, câu trả lời các câu hỏi Khám phá 3 – 7.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * Các mặt phẳng hình chiếu – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2.1 SGK trang 11, quan sát Hình 2.4 SGK và trả lời câu hỏi: + Nhận xét về mối quan hệ giữa ba mặt phẳng hình chiếu? + Làm thế nào để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể? + MPHC đứng, MPHC bằng và MPHC cạnh có vị trí như thế nào so với vật thể? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Khám phá 3, 4, 5 SGK trang 11: 3. Quan sát Hình 2.4 và liệt kê các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau? 4. Nhận xét vị trí của vật thể so với mỗi MPHC và người quan sát trong Hình 2.4 5. Hình biểu diễn trên các MPHC (Hình 2.4) thể hiện phần nào của vật thể? * Các hình chiếu – GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.4 và nhận xét hướng chiếu của các hình chiếu nhận được trên các MPHC tương ứng. * Bố trí các hình chiếu – GV hướng dẫn HS cách để 3 hình chiếu vuông góc cùng nằm trong mặt phẳng bản vẽ: Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng, kết quả thu được như hình 2.5 – GV lưu ý HS: Trên mặt phẳng giấy vẽ chỉ biểu diễn các hình chiếu như Hình 2.5 với lưu ý bố trí khoảng cách các hình chiếu không xa quá hoặc không gần nhau quá. – GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi Khám Phá 6, 7 SGK trang 12: 6. Hãy nhận xét vị trí các MPHC bằng và MPHC cạnh so với MPHC đứng ở Hình 2.5b 7. Các hình chiếu (Hình 2.6) có mối quan hệ với nhau như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, Khám phá 3 – 7 SGK trang 11 – 12. – GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày câu trả lời cho câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 3 – 7 SGK trang 11 – 12. – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: – GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về phương pháp chiếu góc thứ nhất |
2. Phương pháp chiếu góc thứ nhất 2.1. Các mặt phẳng hình chiếu – Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt vào một góc tạo thành bởi ba mặt phẳng hình chiếu (MPHC) vuông góc với nhau từng đôi một. – Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, lần lượt chiếu vuông góc vật thể lên ba MPHC. – MPHC đứng ở sau, MPHC bằng ở dưới và MPHC cạnh ở bên phải vật thể. Trả lời câu hỏi Khám phá: Lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải lên các mặt phẳng hình chiếu, nhận được các hình chiếu: + Hình chiếu A: Hình chiếu đứng + Hình chiếu B: Hình chiếu bằng + Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái Trả lời câu hỏi Khám phá 3, 4, 5 SGK trang 11: 3. Các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau là: + MPHC đứng và MPHC cạnh + MPHC bằng và MPHC cạnh + MPHC đứng và MPHC bằng 4. + MPHC đứng: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện + MPHC bằng: Mặt phẳng nằm ngang + MPHC cạnh: Mặt phẳng bên phải 5. + Hình chiếu đứng thể hiện mặt trước của vật thể + Hình chiếu bằng thể hiện mặt đáy của vật thể + Hình chiếu cạnh thể hiện phần cạnh của vật thể 2.2. Các hình chiếu – Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới – Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống – Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang 2.3. Vị trí hình chiếu – Trên bản vẽ kĩ thuật, để các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng bản vẽ thì MPHC bằng được mở xuống dưới 90o và MPHC cạnh được mở sang phải 90o cho trùng với MPHC đứng. Trả lời câu hỏi Khám phá 6, 7 SGK trang 12: 6. + MPHC bằng nằm phía dưới MPHC đứng + MPHC cạnh nằm bên phải MPHC đứng 7. + Hình chiếu bằng (B) đặt dưới hình chiếu đứng (A). + Hình chiếu cạnh (C) đặt bên phải hình chiếu đứng (Hình 2.6). |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình chiếu khối đa diện
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số khối đa diện (hình hộp chữ nhật, khối lăng trụ tam giác đều, khối chóp tứ giác đều) và hình chiếu vuông góc của khối hộp chữ nhật.
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 3 SGK trang 12 – 13, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi Khám phá 8, 9.
c) Sản phẩm: HS nhận biết được 3 loại khối đa diện thường gặp, hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật, trả lời các câu hỏi Khám phá 8, 9.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * Khối đa diện – GV có thể tạo mô hình các khối đa diện giúp HS quan sát và hiểu bài dễ dàng hơn. – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 3.1 SGK trang 12 kết hợp quan sát Hình 2.7 và trả lời các câu hỏi: + Khối đa diện là gì? + Kể tên một số khối đa diện thường gặp – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Khám phá 8 SGK trang 12: 8. Hãy cho biết khối đa diện trong mỗi trường hợp ở Hình 2.7 được bao bởi các hình gì? * Hình chiếu của khối đa diện – GV đặt câu hỏi: Quan sát Hình 2.8, khi chọn ba hướng chiếu như hình, hình chiếu của khối đa diện có hình dạng như thế nào? – GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đọc và trả lời các câu hỏi Khám phá 9 SGK trang 13: 9. Các hình chiếu của khối đa diện (Hình 2.8) có hình dạng và kích thước như thế nào? – GV cung cấp thêm thông tin cho HS: Hình hộp chữ nhật (Hình 2.8) là hình ba chiều, biểu thị các kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của nó. Độ dài đoạn chiều rộng b (nghiêng 45o) được vẽ 0,5b nhưng vẫn ghi kích thước là b Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày kết quả thực hiện các câu hỏi Khám phá 8, 9 SGK trang 12 – 13. – HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức về hình chiếu khối đa diện. |
3. Hình chiếu khối đa diện 3.1. Khối đa diện – Khối đa diện là khối được bao bởi các hình đa giác phẳng. – Các khối đa diện thường gặp là: + Hình 2.7 a: Khối hộp chữ nhật + Hình 2.7 b: Khối lăng trụ tam giác đều + Hình 2.7 c: Khối chóp tứ giác đều Trả lời câu hỏi Khám phá 8: + Khối hộp chữ nhật có hai mặt đáy và bốn mặt bên là hình chữ nhật. + Khối lăng trụ đều có hai mặt đáy là hai tam giác đều bằng nhau, các mặt bên là hình chữ nhật. + Khối chóp tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là những tam giác cân có chung đỉnh. 3.2. Hình chiếu của khối đa diện – Khi chọn ba hướng chiếu như Hình 2.8, hình chiếu của khối đa diện có hình dạng là hình dạng các mặt bao của khối đa diện đó. Trả lời câu hỏi Khám phá 9 SGK trang 13: Các hình chiếu của hình hộp chữ nhật có hình dạng và kích thước là:
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hình chiếu khối tròn xoay
a) Mục tiêu: Nhận biết được hình trụ, hình nón và hình cầu và hình chiếu của khối tròn xoay
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 4 trang 13 SGK, quan sát các Hình 2. 9 và 2.10, trả lời câu hỏi Khám phá 10 – 12.
c) Sản phẩm: Ghi chép của HS về khối tròn xoay và hình chiếu của khối tròn xoay, câu trả lời cho câu hỏi Khám phá 10 – 12 SGK trang 13.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: * Khối tròn xoay – GV có thể tạo mô hình các khối tròn xoay làm dụng cụ trực quan giúp HS hiểu dễ dàng hơn. – GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 4 SGK trang 13 kết hợp quan sát Hình 2.9 và trả lời các câu hỏi: + Khối tròn xoay là gì? + Kể tên một số khối tròn xoay thường gặp – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá 10, 11 SGK trang 13: 10. Hãy nhận xét hình dạng của hình phẳng (đường gạch chéo) ở mỗi trường hợp trong Hình 2.9. 11. Hãy kể tên một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống. * Hình chiếu của khối tròn xoay – GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi: + Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay có dạng hình gì? + Các hướng chiếu còn lại của hình trụ, hình chữ nhật, hình nón, hình cầu có dạng hình gì? – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khám phá 12 SGK trang 13: 12. Quan sát Hình 2.10 và nhận xét hình dạng các hình chiếu của khối tròn xoay. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS đọc thông tin mục 4 SGK trang 13, quan sát hình ảnh 2.9, 2. 10 và trả lời câu hỏi Khám phá 10 – 12. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: – HS xung phong trình bày kết quả. – Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
4. Hình chiếu khối tròn xoay 4.1. Khối tròn xoay – Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định (trục quay) của hình. – Một số khối tròn xoay thường gặp: + Khối trụ + Khối nón + Khối cầu Trả lời câu hỏi Khám phá 10, 11 SGK trang 13: 10. + Khi quay hình chữ nhật quanh một trục cố định ta được khối trụ + Khi quay hình tam giác vuông quanh một trục cố định ta được khối tròn + Khi quay nửa hình tròn quanh một trục cố định ta được khối cầu. 11. Một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống: Quả bóng, Trái Đất, Nón lá, Lon bia, Quả tenis,… 4.2. Hình chiếu của khối tròn xoay – Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay là hình tròn. – Các hướng chiếu còn lại của hình trụ là hình chữ nhật và của hình nón là hình tam giác cân. – Hình chiếu theo các hướng chiếu của hình cầu là hình tròn giống nhau. Trả lời câu hỏi Khám phá 12 SGK trang 13: Hình dạng của các hình chiếu trong Hình 2.10: + Hình chiếu đứng dạng hình chữ nhật. + Hình chiếu cạnh dạng hình chữ nhật. + Hình chiếu bằng dạng hình tròn. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình vẽ hình chiếu khối hình học vật thể đơn giản
a) Mục tiêu: HS vẽ được hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản
b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 5 trang 14 – 16 SGK, quan sát các Hình 2.11, 2.12; thực hành vẽ hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản
c) Sản phẩm: HS ghi các bước và vẽ vào vở hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản.
Giáo án môn Toán 8
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.
- Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.
- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học
- Mô hình hóa toán học;
- Giao tiếp toán học
- Giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất
– Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
– Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
– Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,…
2 – HS:
– SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
– Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– Thông qua giải bài toán về tìm diện tích trong tình huống có tính thực tế, HS có cơ hội trải nghiệm và làm quen với biểu thức đại số nhiều biến. Qua đó, HS bước đầu nhận thấy sự cần thiết của khái niệm đa thức nhiều biển và tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. (HS thực hiện các phép tính bằng cách coi y như những số thực)
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải):
+ “Hình bên là bản vẽ sơ lược nền của một ngôi nhà (các kích thước tính theo m). Có thể biểu thị diện tích của nền nhà bằng một biểu thức chứa biến x và y không? Nếu có, trong biểu thức đó chứa các phép tính nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả:
S = x.(x + x) + x.(y+2) = 2x2 + xy + 2x
Biểu thức chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, luỹ thừa cơ số x.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhận mạnh về việc không viết kí hiệu phép nhân trong biểu thức chứa chữ, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em gọi tên được các biểu thức với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa như trên ”.
Bài 1: Đơn thức và đa thức nhiều biến.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Đơn thức và đa thức
a) Mục tiêu:
– HS nhận biết các dấu hiệu đặc trưng để xác định, ghi nhớ khái niệm đơn thức và đa thức nhiều biến và các hạng tử của đa thức.
– HS biết viết biểu thức (đa thức nhiều biến) biểu thị, tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị các biến.
b) Nội dung:
– HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK.
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến để thực hành làm các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐKP1. + GV gợi ý HS để ý về các phép tính có trong mỗi biểu thức. GV chữa bài, chốt đáp án. – GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận về khái niệm đơn thức, đa thức trong hộp kiến thức (GV giới thiệu và đặt câu hỏi dẫn dắt: “Các biểu thức như ở nhóm A gọi là đơn thức; các biểu thức như ở nhóm A hoặc nhóm B gọi là đa thức. Các biểu thức như ở nhóm C không phải là đơn thức, cũng không phải là đa thức. Vậy tổng quát, đơn thức và đa thức là gì?”) – GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm. – GV lưu ý HS phần Chú ý: a) Mỗi đơn thức cũng được coi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử) b)Số 0 được gọi là đơn thức không, cũng gọi là đa thức không. – GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận biết đơn thức, đa thức và só hạng tử của chúng. + Em hãy nêu lại khái niệm đơn thức, đa thức HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi tranh luận và thống nhất đáp án. GV gọi một vài HS trình bày kết quả. Từ kết quả của bài tập Ví dụ 1, GV dẫn dắt, lưu ý cho HS phần Chú ý: Chú ý: Các biểu thức , không phải là đơn thức cũng không phải là đa thức, y vì biểu thức đầu chứa phép toán lấy căn bậc hai số học của biến x, biểu thức sau chứa phép toán chia giữa hai biến x và y. – GV yêu cầu HS tự hoàn thành Ví dụ 2, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo kết quả. + GV cho HS nhắc lại cách tích giá trị của đa thức khi biết các giá trị của biến. – HS nhận biết, củng cố khái niệm đơn thức, đa thức và hạng tử của đa thức thông qua việc hoàn thành bài Thực hành 1 trong SGK. – GV cho HS thảo luận nhóm phần Vận dụng 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. – HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. – GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức, đa thức. |
1. Đơn thức và đa thức Phân thức đại số là gì? HĐKP1: a) – Các biểu thức ở nhóm A chỉ chứa các phép tính nhân và luỹ thừa đối với biến. – Các biểu thức ở nhóm B và nhóm C chứa các phép tính khác (cộng, trừ, chia, khai căn). b) Các biểu thức ở nhóm A và nhóm B không chứa các phép tính nào khác ngoài các phép tính cộng, trừ, nhân và luỹ thừa (đối với biến). Kết luận: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. Chú ý: a) Mỗi đơn thức cũng được coi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử) b)Số 0 được gọi là đơn thức không, cũng gọi là đa thức không. Ví dụ 1: (SGK – tr7) Chú ý: Các biểu thức , không phải là đơn thức cũng không phải là đa thức, y vì biểu thức đầu chứa phép toán lấy căn bậc hai số học của biến x, biểu thức sau chứa phép toán chia giữa hai biến x và y. Ví dụ 2: (SGK – tr7) Thực hành 1: a) Các đơn thức là: ; ; 0; b) Các đơn thức ở trên là những đa thức có một hạng tử. Đa thức ab – có hai hạng tử. Đa thức x3 – x + 1 có ba hạng tử. Biểu thức x – không phải là đa thức. Vận dụng 1: a) Biểu thức biểu thị diện tích bức tường là: S = ah – .r2 (m2) b) Thay a = 2 ; h = 3 và r = 0,5 vào S ta được: S = 2 . 3 – .0,52 = 8,21 |
Hoạt động 2: Đơn thức thu gọn
a) Mục tiêu:
– HS thực hành thu gọn đơn thức, nhận biết hệ số và bậc của đơn thức.
b) Nội dung:
– HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức thu gọn theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK.
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về hai phân thức bằng nhau để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 3, Thực hành 2.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS nhớ và nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. – GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành HĐKP2. + GV đặt câu hỏi gợi ý để HS chỉ ra dấu hiệu của đơn thức thu gọn (chỉ cố một thừa số là số, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần dưới dạng luỹ thừa). GV cho một vài HS trình bày kết quả sau đó chốt đáp án. GV dẫn dắt rút ra kiến thức về đơn thức thu gọn như trong khung kiến thức. (GV gọi một vài HS đọc lại khung kiến thức) + GV yêu cầu HS trao đổim lấy 2 ví dụ về đơn thức thu gọn. – GV lưu ý cho HS phần Chú ý. a) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức (có hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức đó. b) Ta coi một số khác 0 là đơn thức thu gọn, có hệ số bằng chính số đỏ và có bậc bằng 0. c) Đơn thức không (số 0) không có bậc. d) Khi viết đơn thức thu gọn ta thưởng viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái. – GV hướng dẫn HS Ví dụ 3: + GV yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm đơn thức thu gọn và chỉ ra đơn thức thu gọn trong bài. + HS trao đổi, hoàn thành bài theo cặp. + GV mời 2 bạn trình bày kết quả và giải thích phần trình bày. – GV lưu ý HS phần Chú ý được rút ra từ kết quả của Ví dụ 3. – HS áp dụng kiến thức trình bày Thực hành 2 vào vở cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. + GV mời đại diện 4 bạn trình bày. GV chữa bài, chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. – HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. – GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đơn thức thu gọn và một số chú ý |
2. Đơn thức thu gọn HĐKP2. Hai kết quả đều đúng. Tuy nhiên kết quả của Tâm được viết gọn hơn (ít thừa số hơn, 3 thừa số thay vì 5 thừa số) Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến hiện một lần dưới dạng nâng lên luỹ thủ với mũi nguyên dương. Chú ý: a) Tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức (có hệ số khác 0) gọi là bậc của đơn thức đó. b) Ta coi một số khác 0 là đơn thức thu gọn, có hệ số bằng chính số đỏ và có bậc bằng 0. c) Đơn thức không (số 0) không có bậc. d) Khi viết đơn thức thu gọn ta thưởng viết hệ số trước, phần biến sau và các biến được viết theo thứ tự bảng chữ cái. Ví dụ 3: SGK – tr8 Chú ý: a) Để thu gọn một đơn thức, ta nhóm các thừa số là các số rồi tỉnh tích của chúng nhóm các thừa số cùng một biển rồi viết tích của chúng thành luỹ thừa của biển đỏ b) Tử nay, khi nói đến đơn thức, nếu không nói gì thêm, ta hiểu đó là đơn thức thu gọn. Thực hành 2. a) 12xyx = 12x2y2 + Có hệ số là 12 + Bậc là 4. b) -y(2z)y = -2y2z + Có hệ số là -2 + Bậc là 3 c) x3yx = x4y + x4y hệ số là 1; + Bậc là 5 d) 5x2y3z4.y = 5x2y4z4 + Hệ số: 5 + Bậc là 10 |
Hoạt động 3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
a) Mục tiêu:
– HS làm quen với cách thực hiện cộng, trừ đơn thức đồng dạng, nhận biết sự cần thiết của làm tính này.
– HS thực hành nhận biết hai đơn thức đồng dạng; cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng.
b) Nội dung:
– HS tìm hiểu nội dung kiến thức về cộng, trừ các đơn thức đồng dạng theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK.
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về điều kiện xác định và giá trị của phân thức để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 4, Thực hành 3.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ đơn thức một biến đã học ở lớp 7. – GV cho HS trao đổi, hoàn thành HĐKP3 theo cặp. + GV mời đại diện 2 HS trình bày kết quả GV chữa bài, chốt đáp án sau đó dẫn dắt rút ra khái niệm hai đơn thức đồng dạng: + Hai đơn thức 3x2y và 2x2y có phần biến như nhau, đều là x2y. Để cộng, trừ hai đơn thức này, áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, ta thực hiện như sau: 3x2y + 2x2y=(3+2)x2y=5x2y; 3x2y – 2x2y=(3-2)x2y=x2y. + Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. Để cộng, trừ (hay tìm tổng, hiệu) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng, từ hệ số của chúng và giữ nguyên phần biến. + GV yêu cầu HS đọc lại khung kiến thức và cho vài ví dụ về hai đơn thức đồng dạng. – GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức thực hiện Ví dụ 4. GV mời 1 vài HS trình bày kết quả và rút kinh nghiệm làm bài cho HS. – HS vận dụng, củng cố kiến thức hoàn thành bài tập Thực hành 3. + GV mời đại diện 3 bạn trình bày. Cả lớp trình bày vào vở cá nhân. GV chữa bài, chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. – HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. – GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm hai đơn thức đồng dạng và cách cộng, trừ đơn thức đồng dạng. |
3. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng HĐKP3. a) 3x.y.x + x.2x.y = 3x2y + 2x2y = (3+2)x2y = 5x2y b) 3x.y.x – x.2x.y = 3x2y – 2x2y = (3-2).x2.y = x2y Kết luận: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. Để cộng, trừ (hay tìm tổng, hiệu) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng, từ hệ số của chúng và giữ nguyên phần biến. Ví dụ 4: SGK – tr9 Thực hành 3: a) xy và -6xy là hai đơn thức đồng dạng; · xy + (–6xy) = −5xy; · xy – (–6xy)= 7xy; b) 2xy và xy2 là hai đơn thức không đồng dạng. c) -4yzx2 và 4x2yz là hai đơn thức đồng dạng. · -4yzx2 + 4x2yz= 0 · -4yzx – 4x2yz=-8x2yz |
Hoạt động 4: Đa thức thu gọn
a) Mục tiêu:
– HS nhận biết sự cần thiết và cách thu gọn đa thức nhiều biến.
– HS thực hành thu gọn đa thức và nhận biết bậc của đa thức.
– HS thực hành tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
b) Nội dung:
– HS tìm hiểu nội dung kiến thức đa thức thu gọn theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hàn, vận dụng trong SGK.
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về điều kiện xác định và giá trị của phân thức để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 4, Thực hành 4. 5; Vận dụng 2.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm thực hiện hoàn thành HĐKP4. + GV gợi ý bằng cách đặt ra câu hỏi: ” Có thể biến đổi đa thức A thành đa thức B không?” (Có. Bằng cách cộng, trừ những đơn thức đồng dạng) + GV mời 2 HS trình bày kết quả, GV chữa bài và chốt đáp án đúng. – GV dẫn dắt, giới thiệu: Đa thức B không có hai hạng tử nào đồng dạng, ta nói B là một đa thức thu gọn. Vậy đa thức thu gọn là gì? GV giới thiệu khái niệm đa thức thu gọn như trong khung kiến thức. – GV lưu ý cho HS phần Chú ý (SGK -tr10) – GV hướng dẫn, cho lớp đọc hiểu Ví dụ 5 để biết cách thu gọn và xác định bậc của đa thức. – HS áp dụng kiến thức tự thực hiện Thực hành 4, sau đó kiểm tra chéo đối chiếu thống nhất kết quả với bạn. – GV cho HS áp dụng kiến thức tự trình bày bài Thực hành 5 vào vở cá nhân để thực hành tính giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến. + GV gọi một HS lên bảng trình bày. – HS vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập Vận dụng 2. + GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính thể tích và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. + GV mời đại diện 2 bạn trình bày. Cả lớp trình bày vào vở cá nhân. GV chữa bài, chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. – HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. – GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đa thức thu gọn. |
4. Đa thức thu gọn HĐKP4. Giá trị của A tại x = -2; y = là: 5.(-2)2 – 4 .(-2). + 2.(-2) – 4.(-2)2 + (-2). = 20 + – 4 – 16 – = 2 Giá trị của B tại x =-2; y = là (-2)2 – 3 .(-2). +2.(-2) = 4 + 2 – 4 = 2 Vậy giá trị của hai đa thức tại x = -2 ; y = bằng nhau Kết luận: Đa thức thu gọn là đa thức không chứa hhai hạng tử nào đồng dạng. Chú ý: a) Biến đổi một đa thức thành đa thức thu gọn gọi là thu gọn đa thức đỏ. b) Để thu gọn một đa thức, ta nhóm các hạng tử đồng dạng với nhau và cộng các hạng tử đồng dạng đó với nhau. c) Bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức gọi là bậc của đa thức đó.
Ví dụ 5: SGK – tr 10 Thực hành 4: a) A = x -2y + xy – 3x + y2 = y2 + xy – 2x – 2y bậc của A là 2. b) B = xyz – x2y + xz – xyz + xz B = xyz – x2y + xz bậc của B là 3. Thực hành 5. A = 3x2y – 5xy – 2x2y – 3xy = (3x2y – 2x2y) +(– 5xy – 3xy) = x2y – 8xy Thay x = 3 và y = – vào A ta được: A = 32 = Vận dụng 2. a) Biểu thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật: V = 6a2h Biểu thức tính diện tích xung quanh: S = 10ah b) Khi a = 2 cm; h = 5 cm thì: V = 6.22.5 = 120 cm3 ; S = 10.2.5 =100 cm2 |
……………
Giáo án môn Lịch sử – Địa lí 8
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
BÀI 1: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS học về:
- Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
- Đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử (1.1 – 1.11) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thực những vấn đề cơ bản của bài học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
- Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
- Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về “các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ” để:
- Tìm kiếm thông tin và xác định một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến.
- Lựa chọn, sưu tầm các tư liệu từ nhiều nguồn (sách, internet) để viết tiểu sử của một số nhân vật lịch sử nổi bật trong các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ như: G. Oa-sinh-tơn, T. Giép-phép-xơn, M. Rô-be-spie.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về các cuộc cách mạng tư sản để mở rộng và nâng cao nhận thức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn?, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về sự kiện, hình ảnh liên quan đến nước Anh, Mỹ, Pháp (quốc vương đang cai trị nước Anh, ngày quốc khánh của Mỹ, ngày quốc khánh của Pháp, quốc kì của Pháp, chân dung nhân vật lịch sử).
c. Sản phẩm: HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 4 đội chơi, tổ chức nhanh cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.
– GV phổ biến luật chơi: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm về sự kiện, hình ảnh liên quan đến nước Anh, Pháp, Mỹ. Các đội chơi xung phong giành quyền trả lời câu hỏi. Đội nào trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.
– GV lần lượt đọc các câu hỏi:
Câu 1: Quốc vương đang cai trị nước Anh là:
A. Henry II.
B. Vua Charles III.
C. Edward I Longshanks.
D. John.
Câu 2: Ngày Quốc khánh của Mỹ là:
A. Ngày 4/7.
B. Ngày 2/9.
C. Ngày 1/10.
D. Ngày 26/1.
Câu 3: Đâu là quốc kì của Pháp?
A. |
B. |
C. |
D. |
Câu 4: Ngày Quốc khánh của Pháp là:
A. Ngày 1/8.
B. Ngày 14/7.
C. Ngày 30/5.
D. Ngày 28/1.
Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói về nhân vật lịch sử nào?
A. Vua Sác-lơ II.
B. Vua Guy-li-am I.
C. Vua Sác-lơ I.
D. Vua Hen-ry V.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS các đội chơi nghe GV đọc câu hỏi, thảo luận nhanh và trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện các đội chơi xung phong trả lời câu hỏi.
– GV yêu cầu các đội chơi khác lắng nghe câu trả lời của đội bạn, nêu đáp án khác (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
B |
A |
A |
B |
C |
– GV tuyên bố đội thắng cuộc.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Giữa thế kỉ XVI, nền quân chủ châu Âu đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; nhu cầu khẳng định vị thế chính trị của giai ấp tư sản; những tư tưởng tự do của trào lưu Khai sáng. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở Nê-đéc-lan (Nederland). Sau Nê-đéc-lan, cách mạng diễn ra ở Anh, Mỹ, Pháp trong các thế kỉ XVII – XVIII. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc cách mạng? Đặc điểm và ý nghĩa của các cuộc cách mạng đó là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Cách mạng tư sản Anh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Xác định được địa điểm và nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.
– Nêu được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Anh.
b. Nội dung:
– Nguyên nhân: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.
+ Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 1.2, em hãy trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh.
– Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? Theo em sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì?
+ Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc Cách mạng tư sản Anh và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định địa điểm và nguyên nhân cách mạng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát, khai thác Lược đồ 1.1 SHS tr.8 và trả lời câu hỏi: Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV hướng dẫn HS khai thác Hình 1.2 SHS tr.8, phân tích: Tại sao sự kiện Vua Sác-lơ I tại Nghị viện Anh vào ngày 4/1/1642 là một dấu mốc quan trọng dẫn đến cách mạng bùng nổ? (Gợi ý: Xung đột giữa vua và Nghị viện, nhà vua công khai đe dọa Nghị viện bằng vũ lực, hai bên không thể thỏa hiệp). – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 1.a, kết hợp khai thác Hình 1.2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Xác định các nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh. + GV hướng dẫn HS phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh trên các phương diện: ● Nguyên nhân sâu xa. ● Nguyên nhân trực tiếp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SHS, kết hợp khai thác Hình 1.1 – 1.3 để tìm hiểu về địa điểm, nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh. + Các nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 1.3 SHS tr.9, xác định thời điểm và sự kiện kết thúc cách mạng. – GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? + Theo em, sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì? => GV hướng dẫn HS khai thác thêm thông tin mục Em có biết SHS tr.10, xác định quyền lực của nhà vua, vai trò của Nghị viện trong chính thể quân chủ chuyên chế và chế độ quân chủ lập hiến. (Quốc vương không thể cai trị chuyên chế. Nghị viện, nơi tầng lớp tư sản – quý tộc mới có vai trò quan trọng, được khẳng định quyền lực). – GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kết quả của cuộc cách mạng có đem đến quyền lợi cho đa số nhân dân không? – GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1b SHS tr.10 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cá nhân, cặp đôi, đọc thông tin mục 1b, kết hợp khai thác Hình 1.3 SHS tr.9 để tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt về các nội dung sau: + Kết quả của cuộc Cách mạng tư sản Anh. + Sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến. + Những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
1. Cách mạng tư sản Anh 1.1. Địa điểm và nguyên nhân cách mạng – Địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh: + Châu Âu – khu vực Tây Âu với ba nước Anh, Pháp, Hà Lan. + Bắc Mỹ nơi có 13 thuộc địa. – Các nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh: + Nguyên nhân sâu xa: ● Sự phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầu về quyền lực chính trị: Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển, dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp tư sản – quý tộc mới => Có thế lực về kinh tế, tầng lớp này xuất hiện nhu cầu được khẳng định về quyền lực chính trị (biểu hiện qua quyền lực của Nghị viện). ● Nhu cầu tôn trọng truyền thống trong sinh hoạt chính trị tại nước Anh: truyền thống tôn trọng nhau giữa quốc vương và Nghị viện trong sinh hoạt chính trị tại nước Anh được thiết lập từ TK XIII. Các vua dòng xtiu-ớt đã cai trị chuyên chế. => Bất ổn về chính trị. + Nguyên nhân trực tiếp: Nghị viện từ chối yêu cầu tăng thuế của vua Sác-lơ I và thông qua luật hạn chế quyền lực của nhà vua. 1.2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm – Kết quả: Chính quyền quân chủ lập hiến được xác lập tại nước Anh thay cho chế độ quân chủ chuyên chế. – Ý nghĩa: mở đường cho nền kinh tế tư bản ở nước Anh phát triển, chấm dứt nền cai trị chuyên chế. – Tính chất: cuộc cách mạng tư sản (đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của giai cấp tư sản). – Đặc điểm: cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến.
|
Hoạt động 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Xác định được địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
– Nêu được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
b. Nội dung:
– Nguyên nhân: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Xác định trên lược đồ 1.4 địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
+ Tại sao nhân dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ quyết định tiến hành cuộc Chiến tranh giành độc lập? Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
– Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được những kết quả gì?
+ Trình bày ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát và khai thác Hình 1.4 và trả lời câu hỏi: Xác định trên lược đồ 1.4 địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. => GV hướng dẫn HS xác định: + Vị trí của 13 thuộc địa Anh – lãnh thổ ban đầu của Mỹ so với lãnh thổ của Mỹ hiện nay. + Xác định địa điểm diễn ra một số sự kiện quan trọng trong chiến tranh giành độc lập. – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin SHS tr.11 và trả lời câu hỏi: Xác định nguyên nhân chủ đạo dẫn đến việc nhân dân thuộc địa tiến hành cuộc chiến tranh tách khỏi đế quốc Anh. => GV hướng dẫn HS tìm hiểu xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, đọc thông tin SHS tr.11 để tìm hiểu về địa điểm, nguyên nhân chủ đạo diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. + Nguyên nhân chủ đạo dẫn đến việc nhân dân thuộc địa tiến hành cuộc chiến tranh tách khỏi đế quốc Anh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV mở rộng kiến thức: Một số xung đột có tính nền tảng khác giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: nhu cầu gìn giữ quyền tự do và tự trị (về kinh tế và chính trị) của nhân dân 13 thuộc địa (điều này có liên kết rất rõ với đoạn mở đầu trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776). – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2b, kết hợp khai thác Hình 1.5 – 1.7 SHS tr.11, 12 và trả lời câu hỏi: + Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được những kết quả gì? + Trình bày ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh. – GV hướng dẫn HS khai thác, thảo luận: + Tư liệu 1.5: xác định thời điểm và sự kiện kết thúc chiến tranh; sự kiện thể hiện kết quả cuộc chiến. + Tư liệu 1.6, 1.7: kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 2b, kết hợp khai thác Hình 1.5 – 1.7 SHS tr.11, 12 để tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Kết quả cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. + Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ 2.1. Địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ – Địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ: + Bô-xtơn: nơi diễn ra sự kiện “Tiệc trà Bô-xtơn” ngày 16 12 – 1773. + Phi-la-đen-phi-a: nơi đại biểu 13 thuộc địa thông qua Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố tách khỏi đế quốc Anh ngày 4/7/1776). + I-oóc-tao: nơi quân đội Anh đầu hàng tướng G. Oa-sinh-tơn năm 1781. – Nguyên nhân chủ đạo dẫn đến việc nhân dân thuộc địa tiến hành cuộc chiến tranh tách khỏi đế quốc Anh: + Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển tự do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của nhân dân thuộc địa. => Mâu thuẫn quan trọng nhất. + Các đạo luật cản trở, sắc thuế hà khắc của vua Anh. 2.2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm – Kết quả: + Chiến tranh giành độc lập thắng lợi hoàn toàn. + Hiệp ước Pa-ri được kí kết: Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa, chấm dứt nền cai trị chuyên chế của Anh ở Bắc Mỹ. – Ý nghĩa: + Một quốc gia mới ra đời: Hợp chúng quốc Mỹ. + Tuyên ngôn Độc lập xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa. + Mở đường cho nền kinh tế tư bản ở Bắc Mỹ phát triển. – Tính chất: cuộc cách mạng tư sản (đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của giai cấp tư sản). – Đặc điểm: cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập.
|
Hoạt động 3. Cách mạng tư sản Pháp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Xác định được địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
– Nêu được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
b. Nội dung:
– Nguyên nhân: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Dựa vào tư liệu 1.8 và thông tin trong bài, em hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp.
+ Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì?
– Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp.
+ Theo Lê-nin: Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc Cách mạng tư sản Pháp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS quan sát và khai thác Hình 1.1 SHS tr.8 để xác định địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp. – GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 3a, kết hợp khai thác Hình 1.8 SHS tr.12, 13 và trả lời câu hỏi: Em hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp. => GV hướng dẫn HS nội dung thảo luận: + Hình 1.8: mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng, đặc biệt là gánh nặng của người nông dân. + Xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp bùng nổ: tình hình nông nghiệp; tình hình công nghiệp, thương nghiệp; mâu thuẫn xã hội. – GV hướng dẫn HS tiếp tục khai thác Hình 1.9, 1.11 và cho biết: Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin mục 3a, kết hợp khai thác Hình 1.8, 1.9, 1.11 để tìm hiểu về nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp và những vấn đề cuộc cách mạng cần phải giải quyết. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp. + Những vấn đề Cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 3b, kết hợp khai thác Hình 1.10 SHS tr.13, 14 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp. => GV hướng dẫn HS khai thác các mốc thơi gian và những sự kiện quan trọng của cuộc cách mạng. – GV tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Theo Lê-nin: Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? => GV hướng dẫn HS tranh luận theo hai quan điểm, so sánh: + Xác định kết quả của cách mạng có giải quyết được các vấn đề đặt ra trước khi cách mạng bùng nổ hay không? + So sánh kết quả của 3 cuộc cách mạng với nhau. (1) Mức độ tồn tại của nền quân chủ sau cách mạng; (2) Mức độ phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sau cách mạng. (Gợi ý: Cả 3 cuộc cách mạng đều là đại cách mạng). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cặp đôi, nhóm, đọc thông tin mục 3b, kết hợp khai thác Hình 1.10 SHS tr.13, 14, tư liệu để tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện một số HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. + Quan điểm cá nhân về nhận định của Lê-nin. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
3. Cách mạng tư sản Pháp 3.1. Nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp: – Tình hình nông nghiệp: lạc hậu, nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. – Tình hình công nghiệp, thương nghiệp: + Phát triển nhưng bị cản trở bởi chính sách thuế của nhà vua. + Tiền tệ và đơn vị đo lường không thống nhất, ngân sách thâm hụt. – Mâu thuẫn xã hội: đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của nhà vua và hai đẳng cấp trên. – Cách thức giải quyết mâu thuẫn kinh tế, xã hội của vua Lu-i XVI: triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp về tăng thuế cũ, đặt ra thuế mới => Hội nghị giải tán vì sự tranh cãi giữa các đẳng cấp. => Ngày 14/7/1789, cách mạng Pháp bùng nổ. 3.2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm – Kết quả: + Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hoà (sự kiện tháng 9 – 1792). + Bảo vệ được thành quả cách mạng (sự kiện tháng 7 – 1793) – Ý nghĩa: + Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân (sự kiện tháng 8 – 1789). + Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp phát triển. + Ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. – Tính chất: cuộc cách mạng tư sản (đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của giai cấp tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo); – Đặc điểm: cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
b. Nội dung:
– GV trình chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm; HS vận dụng kiến thức đã học trả lời nhanh.
– GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập 1 – phần Luyện tập SHS tr.15.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 2 đội.
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. Các đội thi đua nhau trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được trình chiếu trên bảng lớp. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.
– GV lần lượt trình chiếu từng câu hỏi:
Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
a. Giải phóng Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
b. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu.
c, Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển.
d, Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ La-tinh.
Câu 2: Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thuộc khu vực nào?
a. Ven bờ Đại Tây Dương.
b. Ven bờ Thái Bình Dương.
c. Khu vực Ngũ Hồ.
d. Ven bờ Bắc Băng Dương.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS các đội suy nghĩ nhanh, dựa vào kiến thức đã học để đưa ra đáp án.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời các đội xung phong đưa ra đáp án.
– GV mời các đội nhận xét câu trả lời của đội bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên bố đội thắng cuộc.
Câu |
1 |
2 |
3 |
Đáp án |
C |
A |
C |
– GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SHS tr.15
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hoàn thành nội dung của các cuộc cách mạng tư sử tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp theo mẫu dưới đây
Tiêu chí |
Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1689) |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773 – 1783) |
Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) |
Nguyên nhân |
|||
Kết quả |
|||
Đặc điểm, tính chất |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ để hoàn thành bảng nội dung của các cuộc cách mạng tư sử tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
– GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Tiêu chí |
Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1689) |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773 – 1783) |
Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) |
Nguyên nhân |
– Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế về kinh tế, chính trị. – Nghị viện từ chối yêu cầu tăng thuế của vua Sác-lơ I và thông qua luật hạn chế quyền lực của nhà vua. |
Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển tự do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của nhân dân thuộc địa và các đạo luật cản trở, các sắc thuế hà khắc của vua Anh. |
– Mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ quân chủ chuyên chế, trật tự đẳng cấp. – Vua Lu-i XVI dùng quân đội để giải tán Quốc hội lập hiến (được lập ra sau Hội nghị ba đẳng cấp tháng 5 – 1789). |
Kết quả |
– Về chính trị: chính thể quân chủ lập hiến được xác lập tại nước Anh. – Về kinh tế: mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở nước Anh. |
– Về chính trị: Tuyên ngôn Độc lập xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa; một quốc gia mới ra đời. – Về kinh tế: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. |
– Về chính trị: xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân. – Về kinh tế: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp phát triển. |
Đặc điểm, tính chất |
Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến. |
Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập. |
Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. |
– GV chuyển sang nội dung mới.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Củng cố kiến thức đã học.
– Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2, 3 phần Vận dụng SHS tr.15.
c. Sản phẩm: Tư liệu, thông tin HS sưu tầm.
d Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 2 (SHS tr.15)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin internet, hãy liệt kê một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến.
– GV hướng dẫn HS xác định các đặc điểm của chính thể quân chủ lập hiến.
– GV hướng dẫn HS kiếm thông tin từ sách, internet,… để thực hiện yêu cầu.
– GV cung cấp từ khoá: quân chủ lập hiến, constitutional monarchy.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS sưu tầm tài liệu theo sự hướng dẫn của GV.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 3 (SHS tr.15)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào những thông tin sưu tầm từ sách, báo, internet, hãy viết tiểu sử (khoảng 10 dòng) của các nhân vật lịch sử sau: G. Oa-sinh-tơn, T. Giép-phép-xơn, M. Rô-be-spie.
– GV hướng dẫn HS sử dụng internet để tìm thông tin, phác thảo ý tưởng để thực hiện yêu cầu. Với mỗi nhân vật, đoạn văn tiểu sử cần có các thông tin sau:
+ Họ tên đầy đủ, năm sinh – năm mất, quê hương.
+ Quá trình trưởng thành (nhân tố quan trọng tác động đến quá trình trưởng thành, góp phần ảnh hưởng đến sự nghiệp của nhân vật lịch sử).
+ Nét nổi bật trong sự nghiệp của nhân vật lịch sử.
+ Đánh giá, nhận xét của HS về sự nghiệp của nhân vật lịch sử.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS sưu tầm tài liệu để viết bài tiểu sử về các nhân vật lịch sử theo sự hướng dẫn của GV.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học:
+ Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ.
+ Nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
+ Đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
– Hoàn thành bài tập 2, 3 – phần Vận dụng SHS tr.15.
– Làm bài tập Bài 1 – SBT Lịch sử và Địa lí 8, phần Lịch sử.
– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Cách mạng công nghiệp.
…
Kế hoạch bài dạy Giáo dục thể chất 8
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LY NGẮN 100m
Bài 1. Kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể
– Kĩ thuật đóng bàn đạp.
– Kĩ thuật xuất phát thấp.
– Trò chơi phát triển sức nhanh: Chuyển lúa về làng
– Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc, đủ lượng vận động, tích cực trong các hoạt động.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự học và tự chủ: tự tìm hiểu nội bài học qua hình ảnh và ghi chú sống động, cụ thể, hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học. Tự tập luyện thường xuyên đối với học sinh trong và sau các giờ học trên lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: các trò chơi vận động và phần luyện tập nhóm có thể vận dụng để giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp, việc phân chia nhóm tập luyện, giao nhiệm vụ tập luyện cụ thể cho hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm thực hiện những nhiệm vụ được giao.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khuyến khích sự sáng tạo thông qua các trò chơi vận động và kiến thức của phần vận dụng được cung chủ đề đề đặt ra các vấn đề cần giải quyết, sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng vấn đề và sáng tạo trong giờ học.
– Năng lực riêng:
+ Năng lực chăm sóc sức khoẻ: vận dụng vào trong các hoạt động trò chơi vận động cũng như kiến thức dạy học trên lớp. Thông qua đó, học sinh sẽ phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ.
+ Năng lực vận động cơ bản: thông qua hình thức các động tác bổ trợ và trò chơi vận động để mang tính thu hút và hấp dẫn học sinh.
3. Phẩm chất
– Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
– Còi, tranh ảnh kĩ thuật chạy cự ly ngắn, dụng cụ chơi trò chơi,…
2. Đối với học sinh:
– SGK; Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Nội dung |
ĐLVĐ |
Phương pháp – Hình thức tổ chức hoạt động |
|
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||
– Nhận lớp – Khởi động:
KĐ chung
KĐ Chuyên môn – Trò chơi: “ Vượt chướng ngại vật” |
1 lần 2L x 8N/ 1 ĐT 1 Lần |
– Nhận lớp, phổ biến các nội dung học tập, mục tiêu, YCCĐ. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: – GV tổ chức cho học sinh chạy với tốc độ chậm đến nhanh dần quanh sân trường. – GV tập mẫu các động tác khởi động chung : động tác xoay các khớp theo thứ tự từ trên xuống dưới bao gồm đầu, cổ, tay, vai, hồng, gập duỗi gối, cổ tay – cổ chân – GV Quan sát, nhắc nhở – Tổ chức trò chơi hỗ trợ khởi động : “ Vượt chướng ngại vật” hướng dẫn phân tích cách chơi và luật chơi. GV tổ chức điều khiển cho học sinh và quan sát làm trọng tài. – Gọi 1 HS nhận xét kết quả trò chơi. * Kết luận, nhận định – Nhận xét, tuyên dương đội thắng, động viên đội thua |
– Lớp trưởng tập hợp lớp ĐH 4 hàng ngang, tiến hành điểm danh và báo cáo. * Thực hiện nhiệm vụ học: – HS thực hiện đồng loạt theo hướng dẫn của giáo viên.
– Học sinh lắng nghe
– Cả lớp chơi trò chơi theo sự điều khiển của GV. * Báo cáo, thảo luận. – HS được gọi lên nhận xét trò chơi. |
…
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án lớp 8 sách Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án lớp 8 sách Chân trời sáng tạo (12 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 8 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.