Bạn đang xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy lớp 9 môn LS – ĐL năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài soạn Lịch sử 1, 2, 3, 5, 9, 17, 24, chủ đề 1 và chủ đề 3. Còn Địa lí gồm bài 1 – 11, 15, 16, 19. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn LS – ĐL 9 CTST của mình.
Giáo án Lịch sử – Địa lý 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án Giáo dục công dân, Văn 9 Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Chân trời sáng tạo
TÊN BÀI DẠY:
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
BÀI 1. DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
– Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.
– Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số.
– Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.
– Nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước
2. Năng lực
* Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học…
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
* Năng lực Địa Lí
– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
– Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK trang 129 đến trang 131
– Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Thu thập thông tin về một số dân tộc.
3. Phẩm chất
– Yêu nước: yêu gia đình, quê hương, đất nước, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
– Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
– Chăm chỉ: Ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức vận dụng kiến thức, tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
– Trách nhiệm: tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức, sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên, Atlat Địa lí Việt Nam.
– Bản đồ dân cư Việt Nam
– Một số tranh ảnh về một số dân tộc ở Việt Nam.
– Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Sách giáo khoa, vở ghi
– Atlat Địa lí Việt Nam.
– Hoàn thành phiếu bài tập.
Ngày dạy: Tiết:
Lớp dạy: Tuần:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b. Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Nhìn tranh đoán dân tộc
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
– Dân tộc Kinh
– Dân tộc Tày
– Dân tộc Nùng
– Dân tộc Thái
– Dân tộc Mường
– Dân tộc Khơ – me
– Dân tộc Hoa
– Dân tộc H Mông
– Dân tộc Dao
– Dân tộc Gia – rai
HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay, các dân tộc ở nước ta phân bố ra sao? Cơ cấu dân số có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam
a. Mục tiêu:
– Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.
b. Nội dung:
Dựa vào kênh chữ SGK trang 129 suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập * GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk lần lượt trả lời các câu hỏi sau: – Cho biết năm 2021 Việt Nam có dân số là bao nhiêu? – Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào nhiều nhất và chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Các dân tộc còn lại chiếm tỉ lệ bao nhiêu? * GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận nội dung sau: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc nước ta theo nhiệm vụ của từng nhóm. – Nhóm 1+2:
– Nhóm 3+4:
– Nhóm 5+6:
* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập * HS quan sát hình và đọc sgk, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: – Năm 2021 Việt Nam có dân số là: 98,5 triệu người. – Việt Nam có 54 dân tộc: Dân tộc Kinh Dân tộc Tày Dân tộc Thái Dân tộc Mường Dân tộc Khơ – me Dân tộc Hoa Dân tộc Nùng Dân tộc H Mông Dân tộc Dao Dân tộc Gia- Rai Dân tộc Ê – đê Dân tộc Ba – Na Dân tộc Sán Chay Dân tộc Chăm Dân tộc Cơ – ho Dân tộc Xơ – đăng Dân tộc Sán Dìu Dân tộc Hrê Dân tộc Ra glai Dân tộc Mnông Dân tộc thổ Dân tộc Xtiêng Dân tộc Khơ – mú Dân tộc Bru – Vân Kiều Dân tộc Cơ – tu Dân tộc Giáy Dân tộc Tà – ôi Dân tộc Mạ Dân tộc Giẻ – Triêng Dân tộc Co Dân tộc Chơ – ro Dân tộc Xinh – mun Dân tộc Hà Nhì Dân tộc Chu – ru Dân tộc Lào Dân tộc La Chí Dân tộc Kháng Dân tộc Phù Lá Dân tộc La Hủ Dân tộc La Ha Dân tộc Pà Thẻn Dân tộc Lự Dân tộc Mảng Dân tộc Cơ Lao Dân tộc Bố Y Dân tộc Cống Dân tộc Si La Dân tộc Pu Péo Dân tộc Rơ – măm Dân tộc Brâu Dân tộc Ơ – đu – Dân tộc Kinh nhiều nhất và chiếm khoảng 85% dân số cả nước. – Các dân tộc còn lại chiếm khoảng 15% dân số cả nước. – Nhóm 1+2:
– Nhóm 3+4:
– Nhóm 5+6:
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. GV mở rộng: Người Việt Nam ở nước ngoài hướng về đất nước. |
1. Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam
– Năm 2021 Việt Nam có dân số là: 98,5 triệu người. – Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% dân số, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% số dân cả nước. a. Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam – Dân tộc Kinh phân bố ở đồng bằng. – Các dân tộc thiểu số phân bố ở trung du, miền núi, … – Dân tộc Khơ-me, Chăm và Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị. b. Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian – Do việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế – xã hội. – Không gian sinh sống được mở rộng, tính đan xen trong phân bố các dân tộc trở nên phổ biến. c. Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc – Năm 2021, có khoảng 5,3 triệu người sinh sống ở nước ngoài. – Là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. – Tích cực lao động, học tập và luôn hướng về xây dựng quê hương, đất nước. |
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 9 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy lớp 9 môn LS – ĐL năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.