Bạn đang xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Lịch sử 8 (Cả năm) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 8 của mình. Giáo ánLịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.
Giáo án Lịch sử – Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
BÀI 1: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS học về:
- Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
- Đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử (1.1 – 1.11) dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thực những vấn đề cơ bản của bài học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
- Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
- Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về “các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ” để:
- Tìm kiếm thông tin và xác định một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến.
- Lựa chọn, sưu tầm các tư liệu từ nhiều nguồn (sách, internet) để viết tiểu sử của một số nhân vật lịch sử nổi bật trong các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ như: G. Oa-sinh-tơn, T. Giép-phép-xơn, M. Rô-be-spie.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về các cuộc cách mạng tư sản để mở rộng và nâng cao nhận thức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn?, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về sự kiện, hình ảnh liên quan đến nước Anh, Mỹ, Pháp (quốc vương đang cai trị nước Anh, ngày quốc khánh của Mỹ, ngày quốc khánh của Pháp, quốc kì của Pháp, chân dung nhân vật lịch sử).
c. Sản phẩm: HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 4 đội chơi, tổ chức nhanh cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.
– GV phổ biến luật chơi: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm về sự kiện, hình ảnh liên quan đến nước Anh, Pháp, Mỹ. Các đội chơi xung phong giành quyền trả lời câu hỏi. Đội nào trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.
– GV lần lượt đọc các câu hỏi:
Câu 1: Quốc vương đang cai trị nước Anh là:
A. Henry II.
B. Vua Charles III.
C. Edward I Longshanks.
D. John.
Câu 2: Ngày Quốc khánh của Mỹ là:
A. Ngày 4/7.
B. Ngày 2/9.
C. Ngày 1/10.
D. Ngày 26/1.
Câu 3: Đâu là quốc kì của Pháp?
A. |
B. |
C. |
D. |
Câu 4: Ngày Quốc khánh của Pháp là:
A. Ngày 1/8.
B. Ngày 14/7.
C. Ngày 30/5.
D. Ngày 28/1.
Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói về nhân vật lịch sử nào?
A. Vua Sác-lơ II.
B. Vua Guy-li-am I.
C. Vua Sác-lơ I.
D. Vua Hen-ry V.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS các đội chơi nghe GV đọc câu hỏi, thảo luận nhanh và trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện các đội chơi xung phong trả lời câu hỏi.
– GV yêu cầu các đội chơi khác lắng nghe câu trả lời của đội bạn, nêu đáp án khác (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
B |
A |
A |
B |
C |
– GV tuyên bố đội thắng cuộc.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Giữa thế kỉ XVI, nền quân chủ châu Âu đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; nhu cầu khẳng định vị thế chính trị của giai ấp tư sản; những tư tưởng tự do của trào lưu Khai sáng. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở Nê-đéc-lan (Nederland). Sau Nê-đéc-lan, cách mạng diễn ra ở Anh, Mỹ, Pháp trong các thế kỉ XVII – XVIII. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc cách mạng? Đặc điểm và ý nghĩa của các cuộc cách mạng đó là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Cách mạng tư sản Anh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Xác định được địa điểm và nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.
– Nêu được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Anh.
b. Nội dung:
– Nguyên nhân: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.
+ Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 1.2, em hãy trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh.
– Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? Theo em sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì?
+ Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc Cách mạng tư sản Anh và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định địa điểm và nguyên nhân cách mạng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát, khai thác Lược đồ 1.1 SHS tr.8 và trả lời câu hỏi: Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV hướng dẫn HS khai thác Hình 1.2 SHS tr.8, phân tích: Tại sao sự kiện Vua Sác-lơ I tại Nghị viện Anh vào ngày 4/1/1642 là một dấu mốc quan trọng dẫn đến cách mạng bùng nổ? (Gợi ý: Xung đột giữa vua và Nghị viện, nhà vua công khai đe dọa Nghị viện bằng vũ lực, hai bên không thể thỏa hiệp). – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 1.a, kết hợp khai thác Hình 1.2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Xác định các nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh. + GV hướng dẫn HS phân tích nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh trên các phương diện: ● Nguyên nhân sâu xa. ● Nguyên nhân trực tiếp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SHS, kết hợp khai thác Hình 1.1 – 1.3 để tìm hiểu về địa điểm, nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh. + Các nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2:Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 1.3 SHS tr.9, xác định thời điểm và sự kiện kết thúc cách mạng. – GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? + Theo em, sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì? => GV hướng dẫn HS khai thác thêm thông tin mục Em có biết SHS tr.10, xác định quyền lực của nhà vua, vai trò của Nghị viện trong chính thể quân chủ chuyên chế và chế độ quân chủ lập hiến. (Quốc vương không thể cai trị chuyên chế. Nghị viện, nơi tầng lớp tư sản – quý tộc mới có vai trò quan trọng, được khẳng định quyền lực). – GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kết quả của cuộc cách mạng có đem đến quyền lợi cho đa số nhân dân không? – GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1b SHS tr.10 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cá nhân, cặp đôi, đọc thông tin mục 1b, kết hợp khai thác Hình 1.3 SHS tr.9 để tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Anh. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt về các nội dung sau: + Kết quả của cuộc Cách mạng tư sản Anh. + Sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến. + Những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
1. Cách mạng tư sản Anh 1.1. Địa điểm và nguyên nhân cách mạng – Địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh: + Châu Âu – khu vực Tây Âu với ba nước Anh, Pháp, Hà Lan. + Bắc Mỹ nơi có 13 thuộc địa. – Các nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh: + Nguyên nhân sâu xa: ● Sự phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầu về quyền lực chính trị: Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển, dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp tư sản – quý tộc mới => Có thế lực về kinh tế, tầng lớp này xuất hiện nhu cầu được khẳng định về quyền lực chính trị (biểu hiện qua quyền lực của Nghị viện). ● Nhu cầu tôn trọng truyền thống trong sinh hoạt chính trị tại nước Anh: truyền thống tôn trọng nhau giữa quốc vương và Nghị viện trong sinh hoạt chính trị tại nước Anh được thiết lập từ TK XIII. Các vua dòng xtiu-ớt đã cai trị chuyên chế. => Bất ổn về chính trị. + Nguyên nhân trực tiếp: Nghị viện từ chối yêu cầu tăng thuế của vua Sác-lơ I và thông qua luật hạn chế quyền lực của nhà vua. 1.2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm – Kết quả: Chính quyền quân chủ lập hiến được xác lập tại nước Anh thay cho chế độ quân chủ chuyên chế. – Ý nghĩa: mở đường cho nền kinh tế tư bản ở nước Anh phát triển, chấm dứt nền cai trị chuyên chế. – Tính chất: cuộc cách mạng tư sản (đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của giai cấp tư sản). – Đặc điểm: cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến. |
Hoạt động 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Xác định được địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
– Nêu được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
b. Nội dung:
– Nguyên nhân: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Xác định trên lược đồ 1.4 địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
+ Tại sao nhân dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ quyết định tiến hành cuộc Chiến tranh giành độc lập? Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
– Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được những kết quả gì?
+ Trình bày ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát và khai thác Hình 1.4 và trả lời câu hỏi: Xác định trên lược đồ 1.4 địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. => GV hướng dẫn HS xác định: + Vị trí của 13 thuộc địa Anh – lãnh thổ ban đầu của Mỹ so với lãnh thổ của Mỹ hiện nay. + Xác định địa điểm diễn ra một số sự kiện quan trọng trong chiến tranh giành độc lập. – GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin SHS tr.11 và trả lời câu hỏi: Xác định nguyên nhân chủ đạo dẫn đến việc nhân dân thuộc địa tiến hành cuộc chiến tranh tách khỏi đế quốc Anh. => GV hướng dẫn HS tìm hiểu xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, đọc thông tin SHS tr.11 để tìm hiểu về địa điểm, nguyên nhân chủ đạo diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. + Nguyên nhân chủ đạo dẫn đến việc nhân dân thuộc địa tiến hành cuộc chiến tranh tách khỏi đế quốc Anh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV mở rộng kiến thức: Một số xung đột có tính nền tảng khác giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: nhu cầu gìn giữ quyền tự do và tự trị (về kinh tế và chính trị) của nhân dân 13 thuộc địa (điều này có liên kết rất rõ với đoạn mở đầu trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776). – GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2b, kết hợp khai thác Hình 1.5 – 1.7 SHS tr.11, 12 và trả lời câu hỏi: + Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được những kết quả gì? + Trình bày ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh. – GV hướng dẫn HS khai thác, thảo luận: + Tư liệu 1.5: xác định thời điểm và sự kiện kết thúc chiến tranh; sự kiện thể hiện kết quả cuộc chiến. + Tư liệu 1.6, 1.7: kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 2b, kết hợp khai thác Hình 1.5 – 1.7 SHS tr.11, 12 để tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Kết quả cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. + Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ 2.1. Địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ – Địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ: + Bô-xtơn: nơi diễn ra sự kiện “Tiệc trà Bô-xtơn” ngày 16 12 – 1773. + Phi-la-đen-phi-a: nơi đại biểu 13 thuộc địa thông qua Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố tách khỏi đế quốc Anh ngày 4/7/1776). + I-oóc-tao: nơi quân đội Anh đầu hàng tướng G. Oa-sinh-tơn năm 1781. – Nguyên nhân chủ đạo dẫn đến việc nhân dân thuộc địa tiến hành cuộc chiến tranh tách khỏi đế quốc Anh: + Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển tự do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của nhân dân thuộc địa. => Mâu thuẫn quan trọng nhất. + Các đạo luật cản trở, sắc thuế hà khắc của vua Anh. 2.2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm – Kết quả: + Chiến tranh giành độc lập thắng lợi hoàn toàn. + Hiệp ước Pa-ri được kí kết: Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa, chấm dứt nền cai trị chuyên chế của Anh ở Bắc Mỹ. – Ý nghĩa: + Một quốc gia mới ra đời: Hợp chúng quốc Mỹ. + Tuyên ngôn Độc lập xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa. + Mở đường cho nền kinh tế tư bản ở Bắc Mỹ phát triển. – Tính chất: cuộc cách mạng tư sản (đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của giai cấp tư sản). – Đặc điểm: cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập. |
Hoạt động 3. Cách mạng tư sản Pháp
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Xác định được địa điểm, nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
– Nêu được kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
b. Nội dung:
– Nguyên nhân: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Dựa vào tư liệu 1.8 và thông tin trong bài, em hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp.
+ Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì?
– Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm: GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
+ Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp.
+ Theo Lê-nin: Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc Cách mạng tư sản Pháp và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS quan sát và khai thác Hình 1.1 SHS tr.8 để xác định địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp. – GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 3a, kết hợp khai thác Hình 1.8 SHS tr.12, 13 và trả lời câu hỏi: Em hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp. => GV hướng dẫn HS nội dung thảo luận: + Hình 1.8: mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng, đặc biệt là gánh nặng của người nông dân. + Xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp bùng nổ: tình hình nông nghiệp; tình hình công nghiệp, thương nghiệp; mâu thuẫn xã hội. – GV hướng dẫn HS tiếp tục khai thác Hình 1.9, 1.11 và cho biết: Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin mục 3a, kết hợp khai thác Hình 1.8, 1.9, 1.11 để tìm hiểu về nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp và những vấn đề cuộc cách mạng cần phải giải quyết. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp. + Những vấn đề Cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 3b, kết hợp khai thác Hình 1.10 SHS tr.13, 14 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp. => GV hướng dẫn HS khai thác các mốc thơi gian và những sự kiện quan trọng của cuộc cách mạng. – GV tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Theo Lê-nin: Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? => GV hướng dẫn HS tranh luận theo hai quan điểm, so sánh: + Xác định kết quả của cách mạng có giải quyết được các vấn đề đặt ra trước khi cách mạng bùng nổ hay không? + So sánh kết quả của 3 cuộc cách mạng với nhau. (1) Mức độ tồn tại của nền quân chủ sau cách mạng; (2) Mức độ phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sau cách mạng. (Gợi ý: Cả 3 cuộc cách mạng đều là đại cách mạng). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc cặp đôi, nhóm, đọc thông tin mục 3b, kết hợp khai thác Hình 1.10 SHS tr.13, 14, tư liệu để tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – GV mời đại diện một số HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. + Quan điểm cá nhân về nhận định của Lê-nin. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
3. Cách mạng tư sản Pháp 3.1. Nguyên nhân diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Pháp Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp: – Tình hình nông nghiệp: lạc hậu, nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. – Tình hình công nghiệp, thương nghiệp: + Phát triển nhưng bị cản trở bởi chính sách thuế của nhà vua. + Tiền tệ và đơn vị đo lường không thống nhất, ngân sách thâm hụt. – Mâu thuẫn xã hội: đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của nhà vua và hai đẳng cấp trên. – Cách thức giải quyết mâu thuẫn kinh tế, xã hội của vua Lu-i XVI: triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp về tăng thuế cũ, đặt ra thuế mới => Hội nghị giải tán vì sự tranh cãi giữa các đẳng cấp. => Ngày 14/7/1789, cách mạng Pháp bùng nổ. 3.2. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm – Kết quả: + Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hoà (sự kiện tháng 9 – 1792). + Bảo vệ được thành quả cách mạng (sự kiện tháng 7 – 1793) – Ý nghĩa: + Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân (sự kiện tháng 8 – 1789). + Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp phát triển. + Ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. – Tính chất: cuộc cách mạng tư sản (đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của giai cấp tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo); – Đặc điểm: cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
b. Nội dung:
– GV trình chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm; HS vận dụng kiến thức đã học trả lời nhanh.
– GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập 1 – phần Luyện tập SHS tr.15.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 2 đội.
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. Các đội thi đua nhau trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được trình chiếu trên bảng lớp. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất, đội đó là người chiến thắng.
– GV lần lượt trình chiếu từng câu hỏi:
Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
a. Giải phóng Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
b. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu.
c, Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển.
d, Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ La-tinh.
Câu 2: Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thuộc khu vực nào?
a. Ven bờ Đại Tây Dương.
b. Ven bờ Thái Bình Dương.
c. Khu vực Ngũ Hồ.
d. Ven bờ Bắc Băng Dương.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS các đội suy nghĩ nhanh, dựa vào kiến thức đã học để đưa ra đáp án.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời các đội xung phong đưa ra đáp án.
– GV mời các đội nhận xét câu trả lời của đội bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên bố đội thắng cuộc.
Câu |
1 |
2 |
3 |
Đáp án |
C |
A |
C |
– GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SHS tr.15
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hoàn thành nội dung của các cuộc cách mạng tư sử tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp theo mẫu dưới đây
Tiêu chí |
Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1689) |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773 – 1783) |
Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) |
Nguyên nhân |
|||
Kết quả |
|||
Đặc điểm, tính chất |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ để hoàn thành bảng nội dung của các cuộc cách mạng tư sử tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
– GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Tiêu chí |
Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1689) |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773 – 1783) |
Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) |
Nguyên nhân |
– Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế về kinh tế, chính trị. – Nghị viện từ chối yêu cầu tăng thuế của vua Sác-lơ I và thông qua luật hạn chế quyền lực của nhà vua. |
Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển tự do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của nhân dân thuộc địa và các đạo luật cản trở, các sắc thuế hà khắc của vua Anh. |
– Mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ quân chủ chuyên chế, trật tự đẳng cấp. – Vua Lu-i XVI dùng quân đội để giải tán Quốc hội lập hiến (được lập ra sau Hội nghị ba đẳng cấp tháng 5 – 1789). |
Kết quả |
– Về chính trị: chính thể quân chủ lập hiến được xác lập tại nước Anh. – Về kinh tế: mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở nước Anh. |
– Về chính trị: Tuyên ngôn Độc lập xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa; một quốc gia mới ra đời. – Về kinh tế: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. |
– Về chính trị: xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân. – Về kinh tế: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp phát triển. |
Đặc điểm, tính chất |
Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến. |
Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập. |
Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. |
– GV chuyển sang nội dung mới.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Củng cố kiến thức đã học.
– Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2, 3 phần Vận dụng SHS tr.15.
c. Sản phẩm: Tư liệu, thông tin HS sưu tầm.
d Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 2 (SHS tr.15)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin internet, hãy liệt kê một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến.
– GV hướng dẫn HS xác định các đặc điểm của chính thể quân chủ lập hiến.
– GV hướng dẫn HS kiếm thông tin từ sách, internet,… để thực hiện yêu cầu.
– GV cung cấp từ khoá: quân chủ lập hiến, constitutional monarchy.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS sưu tầm tài liệu theo sự hướng dẫn của GV.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 3 (SHS tr.15)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào những thông tin sưu tầm từ sách, báo, internet, hãy viết tiểu sử (khoảng 10 dòng) của các nhân vật lịch sử sau: G. Oa-sinh-tơn, T. Giép-phép-xơn, M. Rô-be-spie.
– GV hướng dẫn HS sử dụng internet để tìm thông tin, phác thảo ý tưởng để thực hiện yêu cầu. Với mỗi nhân vật, đoạn văn tiểu sử cần có các thông tin sau:
+ Họ tên đầy đủ, năm sinh – năm mất, quê hương.
+ Quá trình trưởng thành (nhân tố quan trọng tác động đến quá trình trưởng thành, góp phần ảnh hưởng đến sự nghiệp của nhân vật lịch sử).
+ Nét nổi bật trong sự nghiệp của nhân vật lịch sử.
+ Đánh giá, nhận xét của HS về sự nghiệp của nhân vật lịch sử.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS sưu tầm tài liệu để viết bài tiểu sử về các nhân vật lịch sử theo sự hướng dẫn của GV.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Ôn lại kiến thức đã học:
+ Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ.
+ Nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
+ Đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.
– Hoàn thành bài tập 2, 3 – phần Vận dụng SHS tr.15.
– Làm bài tập Bài 1 – SBT Lịch sử và Địa lí 8, phần Lịch sử.
– Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Cách mạng công nghiệp.
Bài 2: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
(… tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
– Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
– Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
2. Về năng lực:
– Năng lực chung:
+ Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên.
– Năng lực chuyên biệt:
– Năng lực tìm hiểu Lịch sử: Biết đọc thông tin trên lược đồ, các hình ảnh, biểu tượng liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp.
– Năng lực nhận thức, tư duy Lịch sử: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp; nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ được tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với bản thân.
3. Về phẩm chất
– Luôn chăm chỉ, tìm tòi những tư liệu liên quan đến bài học.
– Có ý thức trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. Yêu lao động, Luôn có tinh thần học hỏi, sáng tạo, khám phá cái mới.
– Luôn trung thực trong quá trình học tập và thực hiện nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
– Khâm phục, biết ơn đối với những nhà khoa học và những phát minh của họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh phục vụ trò chơi, các phát minh và tư liệu về cuộc cách mạng công nghiệp.
– Máy tính, máy chiếu.
– Video.
– Phiếu học tập.
2. Học sinh
– Tập, SGK.
– Sưu tầm tranh ảnh về cuộc cách mạng công nghiệp
– Bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Bay khắp trời xanh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh dựa trên hình ảnh và thông tin do giáo viên cung cấp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. Thể lệ trò chơi như sau: Học sinh sẽ lắng nghe thông tin giáo viên cung cấp, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Lịch sử – Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Lịch sử – Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Lịch sử 8 (Cả năm) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.