Bạn đang xem bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 9 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều mang tới các bài soạn của Chủ đề 1, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn HĐTN, HN 9 Cánh diều của mình.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn 9 Cánh diều. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn để dễ dàng xây dựng Kế hoạch bài dạy môn HĐTN, HN 9 Cánh diều theo chương trình mới:
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách Cánh diều
Chủ đề 1. Xây dựng văn hóa nhà trường (12 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.
– Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.
– Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường.
– Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.
– Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tiết 1 – 4
Xây dựng truyền thống nhà trường
Thời gian thực hiện: 04 tiết
1. Tìm hiểu nội dung (1 tiết)
2. Thực hành trải nghiệm (2 tiết)
3. Báo cáo, thảo luận (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực.
Năng lực chung:
– Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
– Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
– Thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên để thiết kế sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường theo yêu cầu; Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ lao động công ích và các công việc khác ở trường; Đánh giá được sự hợp lí/chưa hợp lí của kế hoạch hoạt động; đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động; chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động và rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường, lao động công ích và hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2. Về phẩm chất.
– Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu về truyền thống của nhà trường; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống nhà trường.
– Nhân ái: Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
– Chăm chỉ tìm hiểu các hoạt động, việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.
– Trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều
Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1.
– Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
– Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính.
– Máy tính, ti vi
III. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các nội dung, hình thức, phương pháp trải nghiệm
Cách xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.
a. Mục tiêu:
– HS chia sẻ được các hoạt động lao động công ích ở trường.
– HS xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ các các hoạt động lao động công ích ở trường. HS hoạt động cá nhân để xác định hoạt động lao động công ích ở trường mà em sẽ tham gia và chia sẻ trước lớp.
c. Kết quả/Sản phẩm: HS chia sẻ kết quả hoạt động.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi quan sát thông tin SGK tr.7 và thực hiện nhiệm vụ: Kể tên các hoạt động lao động công ích ở trường em?
– GV gợi ý HS thực hiện: + Tên các hoạt động lao động công ích ở trường em. + Những việc em và các bạn đã thực hiện. + Kết quả hoạt động. + Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động.
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xác định hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường và nêu mục tiêu của hoạt động đó? – GV gợi ý HS thực hiện: + Xác định các hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường dựa vào các hoạt động lao động công ích thường kỳ mà nhà trường tổ chức. + Nêu mục tiêu của hoạt động lao động công ích đó. (Mục tiêu cần chỉ ra những gì em sẽ đạt được sau khi tham gia hoạt động. Mục tiêu cần cụ thể, nêu rõ việc làm/hành động em sẽ thực hiện trong hoạt động lao động công ích để thầy cô và các bạn có thể đánh giá được.) Nhiệm vụ 3. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường mà em sẽ tham gia? – GV gợi ý HS thực hiện: 1. Tên hoạt động em dự kiến sẽ tham gia. 2. Mục tiêu em hướng tới trong hoạt động (Những điều em và các bạn dự kiến sẽ đạt được sau khi tham gia là gì?). 3. Đối tượng tham gia (Những ai sẽ tham gia hoạt động?). 4. Thời gian thực hiện (Hoạt động diễn ra trong bao lâu?). 5. Nội dung hoạt động (Em và các bạn sẽ thực hiện việc làm gì?). 6. Cách thức tiến hành (Em và các bạn sẽ thực hiện những việc làm gì?). 7. Phương tiện cần thiết (Em cần chuẩn bị những gì để tham gia hoạt động?). 8. Đánh giá hoạt động (Em và các bạn sẽ đánh giá hiệu quả tham gia lao động công ích bằng những tiêu chí nào?). Bước 2 . HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo cặp, sau đó làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3 . Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về cách xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. * GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện các công việc lao động công ích khác ở trường. |
* Kể tên các hoạt động lao động công ích ở trường mình. – Trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh trong và ngoài trường. – Sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị ở trường lớp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. – Vệ sinh phòng học, sân trường, các nơi công cộng… * Ví dụ về một hoạt động lao động công ích ở trường em: + Tên hoạt động: Làm sạch các hiện vật trong phòng truyền thống của nhà trường + Những việc em và các bạn thực hiện: Lau hiện vật, quét sàn phòng truyền thống. + Kết quả: Phòng truyền thống nhà trường sạch sẽ. + Cảm xúc của em: Hào hứng và vui vẻ. * Các hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường và mục tiêu của hoạt động đó: + Dọn vệ sinh và trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường + Vệ sinh đường làng, khu phố, ấp,… + Làm sạch phòng Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. * Ví dụ về xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường: 1. Tên hoạt động: Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên trường. 2. Mục tiêu hoạt động: Tham gia lao động công ích nhằm góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà trường. 3. Đối tượng tham gia: Học sinh khối 5 và các thầy cô giáo. 4. Thời gian thực hiện: Chủ nhật 5. Nội dung hoạt động: Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên vườn hoa. Thiết kế những biển báo nhỏ gắn trong vườn hoa như: “Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp”, “Công trình của lớp 9C”. 6. Cách thức tiến hành: Bước 1: Đào hố và trồng cây non Bước 2: Trồng bổ sung cây hoa, bồn hoa Bước 3: Làm vệ sinh khuôn viên vườn hoa Bước 4: Lựa chọn vị trí và đặt biển báo. 7. Phương tiện cần thiết: Chổi, xúc rác, cây hoa, cây xanh, cuốc, xẻng,… 8. Đánh giá hoạt động: Hoạt động hoàn thành xuất sắc, khuôn viên trường sạch, đẹp. |
e. Kết luận. GV kết luận hoạt động
Tham gia các hoạt động lao động công ích ở trường là việc làm góp phần xây dựng và giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp, thể hiện em là một HS có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao với những công việc chung.
GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị phần thực hành trải nghiệm.
HS Lên ý tưởng (Cá nhân hoặc lập nhóm) thiết kế sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường theo gợi ý SKG Tr.7.
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 9 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.