Bạn đang xem bài viết Giáo án Giáo dục địa phương 8 năm 2023 – 2024 (Cả năm) KHBD Giáo dục địa phương 8 (Đắk Lắk) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Giáo dục địa phương 8 là tài liệu hữu ích, mang tới đầy đủ các tiết học cả năm theo phân phối chương trình năm 2023 – 2024. Giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 8 Đắk Lắk bao gồm các mục tiêu học tập, nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, các hoạt động và bài tập, đánh giá kết quả học tập, và các tài liệu tham khảo.
Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương lớp 8 được thiết kế nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học một cách chuẩn mực, đồng thời giúp các giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk mời các bạn tải tại đây.
Bài 1: ĐẮK LẮK TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.
(Thời lượng: 3 tiết; Tuần 1,2,3)
I. MỤC TIÊU.
1. Về năng lực.
– Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị, dân cư, và đời sống xã hội đời sống ở Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
– Nêu được những hoạt động kinh tế và hình thức sở hữu của dân cư Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.
2. Về phẩm chất.
– Chăm chỉ, tích cực học tập khám phá những nét tiêu biểu trong lịch sử, văn hóa của quê hương Đắk Lắk.
– Biết yêu quê hương Đắk Lắk và trân trọng những giá trị văn hóa của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Tài liệu giáo dục địa phương
– Tư liệu tranh ảnh, liên quan đến chính trị, xã hội, đời sống văn hóa, lễ hội… ở Đắk Lắk
– Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.
2. Học sinh
– Chuẩn bị bút dạ
– Bảng nhóm
– Tài liệu giáo dục địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP.
a. Mục tiêu.
– Tạo sự hứng khởi cho học sinh trước khi vào tiết học
– Học sinh định hướng được nhiệm vụ học tập của mình trong quá trình học tập
b. Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu học sinh xem một đoạn video về trải nghiệm văn hóa người Ê đê theo Lik: https://antv.gov.vn/tin-tuc/van-hoa/trai-nghiem-van-hoa-dan-toc-e-de-o-dak-lak-311744.html
– Video vừa xem cho em biết điều gì? em có cảm nhận gì về Đắk Lắk? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh làm việc cá nhân, xem phim, suy ngẫm những cảm nhận của mình về văn hóa của người ê đê theo các nội dung GV yêu cầu.
*Bước 3: Báo cáo kết quả
– Đại diện 4 HS chia sẻ những cảm nhận của mình trước lớp
– Các HS khác bổ sung
* Bước 4: Nhận xét kết quả hoạt động
– GV nhận xét chung và từ đó dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
* Hoạt động : I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
a. Mục tiêu.
– Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
b. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, đọc thông tin tài liệu mục 1, hoàn thành phiếu học tập về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
– Trình bày tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp. |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh đọc thông tin mục 1 sgk – Thảo luận với bạn và cùng hoàn thành nội dung trong phiếu học tập * Sản phẩm: – Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đặt Tây Nguyên là nước Nam Bàn – Từ cuối thê kỉ XV, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt – Năm 1540, Bùi Tá Hán thi hành nhiều chính sách nhằm thắt chặt mỗi quan hệ giữa Đại Việt và các tộc người trên vùng cao nguyên như: Mở rộng quan hệ buôn bán giữa người Kinh với đồng bào Tây Nguyên; xin phong vương cho hai thủ lĩnh là Thủy Xá và Hỏa Xá người jrai. – Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn khuyến khích người Kinh và người miền núi tư do trao đổi hàng hóa. Người Kinh thường xuyên lên xuống vùng Đắk Lắk. |
* Bước 3: Báo cáo kết quả
– Đại diện 2 đến 3 cặp, dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành mô tả lại tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp.
– Các cặp khác sẽ góp ý, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh.
– Dùng tư liệu, hình ảnh, mục em có biết để dẫn chứng thêm về tình hình chính trị của Đắk Lắk thời gian này và chốt lại nội dung chính như sản phẩm.
– Cho học sinh cả lớp thảo luận: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX?
– HS trao đổi tự do
– Đại diện 2 HS lên trình bày trước lớp
– GV nhận xét và rút ra kết luận: Từ đầu thế kỉ XV, ĐL đã được các vua Đại Việt quan tâm, từng bước trở thành lãnh thổ của Đại Việt, những việc làm của các vua quan nhà Lê, nhà Nguyễn đã làm cho mối quan hệ giữa người Kinh và đồng bào các dân tộc thêm gần gũi.
* Hoạt động II/ DÂN CƯ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a. Mục tiêu.
– Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình dân cư, đời sống xã hội ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.
b. Tổ chức thực hiện.
* Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, đọc thông tin sgk – Khai thác thông tin để: Trình bày tình hình dân cư và đời sống xã hội ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Theo gợi ý sau: + Cư dân chủ yếu + Đơn vị xã hội cơ bản + Nghĩa vụ của cư dân + Nghi thức tín ngưỡng + Hoạt động của buôn, bon + Tình hình xã hội |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh đọc tài liệu, thảo luận theo nhóm và hoàn thành nội dung * Sản phẩm: – Cư dân: Thế kỉ XV, cư dân chủ yếu là người Ê đê và M nông. – Đơn vị xã hội cơ bản: Người Ê đê sống trong các buôn, người M nông sống trong các bon. – Nghĩa vụ của cư dân: Tương trợ, bảo vệ cho nhau. – Tín ngưỡng: Cả 2 dân tộc cùng thực hiện nghi thức tín ngưỡng tương đồng, có khu nhà mồ riêng. – Hoạt động của buôn, bon: Đều phải tuân thủ những luật lệ chung của bộ máy nhà nước tự quản, đứng đầu là các M tao, người chủ làng. – Tình hình xã hội: Thế kỉ XIX, xã hội chưa phân hóa giai cấp, chưa có tầng lớp thống trị bóc lột, nhưng có sự phân biệt giàu nghèo. |
* Bước 3: Báo cáo kết quả
– Đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp
– Các nhómkhác sẽ góp ý, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét chung
– Dùng tư liệu, hình ảnh để dẫn chứng thêm về tình hình cư dân và xã hội ở ĐL trong thời gian này và chốt lại nội dung chính như sản phẩm.
– Cho học sinh cả lớp thảo luận: Dựa vào đâu mà em biết từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX sự phân biệt giàu nghèo đã xuấtt hiện ở Đắk Lắk ?
– HS dựa vào hình ảnh 1.1. và 1.2, mục em có biết để trả lời
– GV nhận xét và kết luận.
……………
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Giáo dục địa phương 8
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Giáo dục địa phương 8 năm 2023 – 2024 (Cả năm) KHBD Giáo dục địa phương 8 (Đắk Lắk) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.