Bạn đang xem bài viết Giáo án chuyên đề học tập Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy chuyên đề Sinh học 10 (Chuyên đề 1, 2) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích, được xây dựng rất cẩn thận bám sát nội dung chuyên đề 1, 2 trong sách giáo khoa. Tài liệu biên soạn dưới dạng File Word rất dễ chỉnh sửa.
Giáo án Chuyên đề Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên tổ chức, lập kế hoạch và triển khai quá trình giảng dạy một cách có hệ thống và mục tiêu. Qua giáo án Chuyên đề Sinh học 10 tạo ra sự nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các mục tiêu học tập được đạt được. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.
Giáo án Chuyên đề Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU
BÀI 1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
– Trình bày được tính toàn năng của tế bào và các giai đoạn chung của công nghệ tế bào thực vật. Lấy được ví dụ về công nghệ tế bào thực vật
– Nêu được một số thành tựu và triển vọng của công nghệ tế bào thực vật.
2. Năng lực
-Năng lực chung:
- Phát huy cao độ năng lực tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài, nghiên cứu dự án.
- Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thông qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thông qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, điều hành nhóm.
- Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học: HS đóng vai trò như nhà nghiên cứu khoa học, tự tìm kiếm các biện pháp quy trình công nghệ ứng dụng khoa học vào đời sống.
– Năng lực riêng:
- Nhận thức sinh học: trình bày được tính toàn năng của tế bào và quy trình công nghệ tế bào thực vật, nêu được một số thành tựu và triển vọng của công nghệ tế bào thực vật.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao công nghệ tế bào thực vật có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc sử dụng công nghệ tế bào thực vật.
3. Phẩm chất
– HS thấy yêu thích môn học hơn, đam mê hơn với khoa học và công nghệ
– HS thay đổi được thái độ học tập từ cố gắng ghi nhớ kiến thức sang tìm cách vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
· SGK, Sách chuyên đề học tập Sinh học 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
· Tranh, ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề.
· Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
· Sách chuyên đề học tập Sinh học 10.
· Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nuôi cấy mô tế bào thực vật
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chiếu hình ảnh về nuôi cấy mô tế bào ở thực vật và đặt vấn đề : Những cây con nhỏ xíu trong đĩa Petri ở hình bên được tái sinh từ những mẫu mô trong môi trường nuôi cấy nhận tạo
– GV đặt câu hỏi : Theo em, bằng cách nào các nhà khoa học có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật để chúng tái sinh thành cây hoàn chỉnh ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS đưa ra dự đoán cá nhân về tình huống mở đầu.
– HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– Dựa trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học: Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân tạo sao các nhà khoa học có thể tái sinh các mẫu mô của một cơ thể thực vật thành cây hoàn chỉnh, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 1 – Công nghệ tế bào thực vật và thành tựu
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính toàn năng của tế bào
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
– HS trình bày được thế nào là tính toàn năng của tế bào
– HS nêu được ưu thế thích nghi tính toàn năng của tế bào thực vật
b. Nội dung:
– GV hướng dẫn HS đọc thông tin tr.5 tìm hiểu về tính toàn năng của tế bào
– HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nhớ được thế nào là tính toàn năng của tế bào, trả lời câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SCĐ, cho biết thế nào là tính toàn năng của tế bào ? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau : + Hãy nên một số ví dụ thực tế cho thấy những tế bào chuyên hóa của thực vật có tính toàn năng + Tính toàn năng của các tế bào thực vật đem lại ưu thế thích nghi như thế nào ? Giải thích. – GV nhấn mạnh lại cho HS về đặc điểm tính toàn năng của tế bào : + Tính toàn năng của tế bào được hiểu là tế bào có tiềm năng di truyền để có thể biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên không phải tế bào nào toàn năng di truyền cũng có thể biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau + Những tế bào chuyên hóa có toàn năng di truyền nhưng thường không thể tái biệt hóa và phân chia tạo ra các loại tế bào khác nhau như những tế bào gốc. à Toàn năng di truyền của tế bào là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tế bào có thể trở thành tế bào toàn năng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin mục I trong SCĐ tr.5 thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
I. Tính toàn năng của tế bào – Tính toàn năng của tế bào là đặc tính của tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau và phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh trong điều kiện thích hợp. – Ví dụ tế bào chuyên hóa của thực vật có tính toàn năng: Ở một số loài thực vật, một mẩu rễ cây còn sót lại trong đất có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh; một mẩu lá của cây nằm trên mặt đất cũng có thể tái sinh thành cây hoàn chỉnh do các tế bào lá cây có tính toàn năng, có thể tái biệt hoá, phân chia và phát triển thành các loại tế bào chuyển hoá khác nhau để tạo thành một cây hoàn chỉnh. – Do tế bào có tính toàn năng nên chỉ cần một bộ phận cơ thể còn sót lại cũng có khả năng tái sinh thành cây. Nhờ khả năng tái sinh mạnh mẽ mà hầu hết các loài thực vật có khả năng sống sót qua những điều kiện khắc nghiệt, thậm chí qua các đợt đại tuyệt chủng hàng loạt. |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Chuyên đề Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án chuyên đề học tập Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy chuyên đề Sinh học 10 (Chuyên đề 1, 2) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.