Bạn đang xem bài viết Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 3 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án buổi chiều Tiếng Việt lớp 3 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 3 sách Cánh diều bao gồm các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án tăng cường, giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt lớp 3.
Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 3 được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Toán 3 sách Cánh diều để chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án tăng cường môn Tiếng Việt 3 Cánh diều:
Giáo án tăng cường Tiếng Việt 3 sách Cánh diều
Tuần 1:
Tiếng Việt (tăng)
Ôn tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Củng cố cho HS về từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm
2. Năng lực chung:
– Rèn KN tìm từ đúng, kĩ năng dùng từ đặt câu phù hợp yêu cầu cần đạt.
3. Phẩm chất:
– Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy tính, PHT – Bài 1,2.
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: Trò chơi Truyền điện: |
– HS tham gia trò chơi, nêu các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm. |
2. Luyện tập |
|
Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái trong khổ thơ sau: Cỏ mọc xanh chân đê Xanh xum xuê nương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi |
|
– Gọi HS đọc đề bài. – Phát PHT cho nhóm HS và YCHS làm bài. – GV nhận xét, đánh giá. Chốt: Củng cố cách nhận biết và phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái. |
– HS đọc đề bài. – HS nhận PHT và làm bài. – Đại diện HS nêu kết quả: – Từ chỉ sự vật: cỏ, chân đê, nương bãi, cây cam, trái, hoa. – Từ chỉ hoạt động: mọc. – Từ chỉ trạng thái:xanh, xum xuê, vàng, khoe sắc. – Nhận xét. |
Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau: Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi. Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con mổ bắt sâu dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới giúp vịt. |
|
– Gọi HS đọc bài. – Cho HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài. – Sau mỗi từ HS tìm được, GV nhận xét rồi ghi lên bảng. Củng cố: Nhận biết và phân biệt từ chỉ hoạt động, trừ chỉ trạng thái. |
– 1 HS đọc bài trước lớp. – HS thực hiện trao đổi nhóm đôi để làm bài. – Đại diện nhóm trình bày kết quả. – HS nhận xét. Từ chỉ trạng thái: vui vẻ, vội vàng Từ chỉ hoạt động: gọi, chơi, rủ, bắt, mổ, bắt sâu, chạy |
Bài 2: Điền các từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp vào chỗ trống trong các câu văn sau: a. Trên tường … một bức tranh. b. Dưới gốc cây có … một con ngựa. c. Gió bắt đầu … mạnh, lá cây … nhiều, từng đàn cò … nhanh theo mây. d. Nước … đá … |
|
– Gọi HS đọc bài. – YCHS làm bài theo nhóm 4. – Nhận xét, chốt đáp án. Củng cố về hoàn thành câu bằng cách điền từ chỉ hoạt động, trạng thái. |
– 1 HS đọc bài. – HS thảo luận nhóm 4 làm bài. – Đại diện nhóm nêu kết quả. – HS khác nhận xét, bổ sung nếu có. a. Trên tường treo một bức tranh. b. Dưới gốc cây có buộc một con ngựa. c. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây bay nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây. d. Nước chảy đá mòn. |
Bài 3: Tìm từ chỉ đặc điểm trong mỗi câu sau: a. Quả dưa hấu có vỏ màu xanh, bên trong màu đỏ và có vị ngọt. b. Hoa là một cô gái ngoan ngoãn và hiền lành. |
|
– YCHS đọc đề và làm bài – Nhận xét, kết luận. |
– HS đọc đề bài và làm bài cá nhân. – HS trao đổi chéo kiểm tra kết quả. a. Từ chỉ đặc điểm: màu xanh, màu đỏ, vị ngọt. b. Từ chỉ đặc điểm: ngoan ngoãn, hiền lành. – HS suy nghĩ tìm từ và đặt câu với từ vừa tìm được. Một số HS đọc câu trước lớp. |
3. Vận dụng: – Tìm 1 từ chỉ sự vật, 1 từ chỉ hoạt động, 1 từ chỉ trạng thái và đặt câu với mỗi từ đó. – GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn bài |
– HS thực hiện yêu cầu |
Tiếng Việt (tăng)
Ôn chữ hoa A, Ă, Â
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Ôn luyện cách viết các chữ hoa A, Ă, Â cỡ chữ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ ,thông qua tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Phát triển năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem thử tất cả đều ăn có đủ chưa, có như mình không.
2. Năng lực chung:
– NL tự chủ, tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất.
– Phẩm chất chăm chỉ.
– Phẩm chất trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên: máy tính
2. Học sinh: bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: |
-HS cả lớp hát đồng thanh 1 bài hát. |
2. Khám phá 2.1 Luyện viết trên bảng con: a.Luyện viết chữ hoa – Cho HS quan sát chữ hoa A, Ă, Â . – Nhận xét. |
– HS quan sát, thảo luận nhóm đôi để trao đổi về kích thước, cấu tạo, cách viết chữ A, Ă, Â. – Nhận xét |
– YCHS viết bảng con các chữ hoa A, Ă, Â. – Nhận xét, khen ngợi. |
– HS thực hiện viết các chữ hoa vào bảng con. – Lắng nghe, ghi nhớ. |
b. Luyện viết tên riêng – Cho HS quan sát tên riêng: An Dương Vương. – Hãy nêu chiều cao các con chữ trong tên trên. – YCHS thực hiện viết bảng con. – Nhận xét, sửa sai. |
HS quan sát, nêu chiều cao các con chữ trong tên riêng. HS thực hiện viết bảng con tên riêng. |
c. Luyện viết câu ứng dụng Gọi HS đọc câu ứng dụng: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. YCHS viết câu ứng dụng vào vở nháp. GV kiểm tra, nhận xét và sửa sai. |
– HS đọc câu ứng dụng. – HS thực hiện viết nháp câu ứng dụng. |
3. Luyện tập: – GV mời HS mở vở để viết các nội dung: + Luyện viết chữ A, Ă, Â. + Luyện viết tên riêng: An Dương Vương + Luyện viết câu ứng dụng: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. – GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ. – Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. |
– HS mở vở để thực hành. – HS luyện viết theo hướng dẫn của GV – Nộp bài – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng: – GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác. + GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết. – Nhận xét, tuyên dương |
– HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. – HS quan sát các bài viết mẫu. + HS trao đổi, nhận xét cùng GV. – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
….
>> Tải file để tham khảo Giáo án tăng cường Tiếng Việt 3 Cánh diều (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 3 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án buổi chiều Tiếng Việt lớp 3 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.