Bạn đang xem bài viết GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực Giáo dục công dân lớp 7 trang 20 sách Cánh diều tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
GDCD 7 Cánh diều bài 4 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khởi động, khám phá, luyện tập bài Học tập tự giác, tích cực.
Giáo dục công dân lớp 7 trang 20, 21, 22, 23 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Soạn GDCD 7 Cánh diều bài 4 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Đồng thời qua đó giúp các bạn biết cách lập kế hoạch của cá nhân để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Lý thuyết Học tập tự giác, tích cực
1. Khái niệm.
Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
2. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:
– Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn và tự giác.
– Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài tập đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,…).
– Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
– Lập ra kế hoạch học tập tích cực phù hợp.
– Luôn tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, bạn bè và bố mẹ.
Giải Luyện tập GDCD 7 bài 4 sách Cánh diều
Luyện tập 1
Hãy chia sẻ với bạn về mục tiêu phấn đấu trong học tập của em trong năm học này em sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó
Gợi ý đáp án
Mục tiêu phấn đấu trong học tập của em năm nay là đạt kết quả cao trong kì thi và là học sinh giỏi toàn diện.
Để đạt được mục tiêu đó em sẽ :
– Tập trung nghe giảng trên lớp
– Chăm chỉ làm bài tập về nhà.
– Tham khảo một số đề nâng cao để làm thêm.
Luyện tập 2
Em hãy liệt kê những việc làm của bản thân thể hiện việc không tự giác, tích cực trong học tập và nêu cách khắc phục hạn chế đó
Gợi ý đáp án
– Việc làm thể hiện không tự giác, tích cực trong học tập:
- Khi gặp bài khó nghĩ không ra sẽ lên mạng chép giải hoặc chép bài của bạn
- Nhiều khi vì mải xem một bộ phim hay mà không chịu học bài đúng giờ
- Chỉ ôn tập kiến thức trước khi có bài kiểm tra hoặc trước kì thi
– Cách khắc phục:
- Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân
- Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt được mục tiêu
Luyện tập 3
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được ước mơ của bản thân.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.
D. Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực.
Gợi ý đáp án
Em đồng tình với ý:
A. Vì chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập không cần ai nhắc nhở chính là biểu hiện của học tập tự giác.
D. Vì Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực vì đây là ý nghĩa của việc học tập tự giác và tích cực.
Em không đồng tình với ý:
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được vì nếu chỉ học tập tự giác và tích cực những môn mà mình thích học thì không được nên phải học tập tự giác và tích cực với mấy môn khác nữa.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra vì nếu không có điều chỉnh được mục tiêu học tập đã đặt ra thì sẽ thất bại, khi có tính học tập tự giác và tích cực sẽ thành công trong mọi việc.
Luyện tập 4
Cuối tuần, H đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì A đến rủ đi chơi, H từ chối không đi, A liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập khó, nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi”.
a) Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A?
b) Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào?
Gợi ý đáp án
a) Theo em, H là người có ý thức học tập tự giác, chủ động, tích cực, chủ động làm bài tập nâng cao ở nhà vào cuối tuần.
Còn A là người chưa có ý thức tự giác học tập, chỉ làm những bài tập dễ, bài cô yêu cầu, chưa có ý thức tự học nâng cao.
b) Nếu em là H, em sẽ khuyên bạn A về nhà học bài, cố gắng suy nghĩ, tìm cách giải cho những bài toán khó. Và sẽ khuyên bạn muốn học tập ngày càng tiến bộ thì việc học kiến thức cơ bản là chưa đủ cần học và làm những bài nâng cao. Khi bạn làm những bài nâng cao sẽ giúp bạn ôn luyện và củng cố kiến thức và còn giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
Giải Vận dụng GDCD 7 bài 4 sách Cánh diều
Vận dụng 1
Em hãy lập một bản kế hoạch của cá nhân để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập theo gợi ý sau:
– Xác định mục tiêu của kế hoạch
– Lập kế hoạch thực hiện và liệt kê những việc làm cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
– Thực hiện kế hoạch và thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện để có điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp…
Gợi ý đáp án
Mục tiêu: Trở thành một giáo viên tiếng Anh
Những việc làm cần đạt được:
- Luyện nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh
- Luyện từ vững và ngữ pháp
- Đọc thêm các sách về tiếng Anh
- Giao tiếp bằng tiếng Anh để rèn luyện khả năng nói.
- Tự tin trước đám đông…
Vận dụng 2
Em hãy sưu tầm các phương pháp học tập tích cực mang lại hiệu quả cao và lựa chọn một phương pháp học tập để áp dụng cho bản thân
Gợi ý đáp án
– Học theo nhóm: Thảo luận giúp người học rèn luyện tư duy phản biện và học cách trao đổi, trình bày quan điểm của bản thân trước nhiều người. Đồng thời tạo thêm hứng thú và giúp người học tham gia tích cực hơn, học được nhiều hơn thay vì thụ động ngồi nghe giảng hay đọc sách.
– Học từ thất bại: Đừng để cảm giác thất bại hủy hoại bản thân hay hãy khiến những thất bại thành động lực để những động lực đó giúp bạn vượt qua thử thách.
– Luôn ghi chú cẩn thận và đầy đủ kiến thức: Việc ghi chú sẽ giúp việc học trở nên mới lạ, dễ nắm bắt ý chính, dễ nhớ hơn.
– Học bằng sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy là cách tóm tắt một bài bằng những ý chính. Việc học bằng sơ đồ tư duy sẽ dễ nhớ hơn, nắm bắt được những ý chính của bài.
– Học tập trung: Khi chú ý, tập trung vào bài học sẽ giúp bạn hiểu bài hơn, nắm bắt được những ý cơ bản, ý nâng cao, nhớ được kiến thức của bài khiến việc học có hiệu quả và dễ dàng hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực Giáo dục công dân lớp 7 trang 20 sách Cánh diều tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.