Bạn đang xem bài viết GDCD 11 Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế Giải Giáo dục công dân 11 trang 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
GDCD 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa GDCD trang 12.
Giải bài tập GDCD 11 bài 1 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 11 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Bên cạnh đó các em xem thêm bài tập trắc nghiệm Công dân với sự phát triển kinh tế. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải bài tập SGK GDCD 11 trang 12, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lý thuyết Công dân với sự phát triển kinh tế
1. Sản xuất của cải vật chất.
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất
– Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội
– Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
⇒ Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Có 3 yếu tố cơ bản:
– Sức lao động
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất.
- Sức lao động gồm: thể lực và trí lực.
- Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
– Đối tượng lao động
- Đối tượng lao động là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Đối tượng lao động có hai loại: Đối tượng lao động có sẵn (gỗ, đất đai, khoáng sản…) và đối tượng lao động qua tác động của lao động (sợi để dệt vải, sắt thép, xi măng…)
- Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú. Con người ngày càng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn.
- Cần có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
– Tư liệu lao động
Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Giải GDCD 11 Bài 1 trang 12
Câu 1
Hãy phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động của một số ngành sản xuất mà em biết?
Trả lời:
Ngành khai thác khoáng sản:
- Đối tượng lao động: Quặng trong lòng đất.
- Tư liệu lao động: Máy móc dùng để khai thác, ô tô chuyên chở,…
Ngành sản xuất nông nghiệp:
- Đối tượng lao động: Ruộng đất, giống cây trồng,…
- Công cụ lao động: Máy móc nông nghiệp (máy cày, máy cấy, máy làm đất, máy thu hoạch các loại,…), thùng chứa, xe vận chuyển,…
Ngành dệt may:
- Đối tượng lao động: Bông, sợi để dệt vải, …
- Công cụ lao động: Máy quay sợi, máy dệt, máy may,…
Câu 2
Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động.
Trả lời:
Sức lao động mới chỉ là khả năng cần thiết để có thể tiến hành lao động, còn lao động sản xuất là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất. Vì vậy, để có quá trình lao động diễn ra trên thực tế thì cần phải có đủ điều kiện khách quan và chủ quan.
– Về khách quan: Nền kinh tế phải phát triển, tạo ra được nhiều việc làm để thu hút lao động, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm. Trong quá trình lao động: thời tiết khi lao động, không gian nhà xưởng, máy móc vận hành có tốt hay không, nguyên liệu tạo ra hàng hóa sản phẩm có tốt hay không, v.v..
– Về chủ quan: Người lao động phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ sức lao động của mình về thể lực, trí lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong quá trình lao động: sức khỏe của người lao động, tay nghề của người lao động, tinh thần của người lao động, v.v..
Câu 3
Hãy cho biết vì sao Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu?
Trả lời:
Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, vì:
– Phát triển giáo dục đào tạo tạo ra những con người có nhiều tri thức, trình độ dân trí cao và làm được trong nhiều ngành nghề. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì sức lao động giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Sức lao động mang tính sáng tạo và là nguồn lực không cạn kiệt. Xét về thực chất sự phát triển của tư liệu sản xuất do sức lao động tạo nên. Giáo dục và đào tạo là quá trình tái tạo, mở rộng sức lao động. Vì vậy giáo dục và đào tạo sẽ bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao sức lao động làm cho đất nước ngày càng phát triển.
– Phát triển khoa học và công nghệ giúp hiện đại hóa đất nước và theo kịp các nước tiên tiến khác, kinh tế đất nước phát triển, đời sống nhân dân ấm no. Cách mạng khoa học kỹ thuật là một trong 3 cuộc cách mạng quan trọng (cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hóa), cách mạng khoa học kỹ thuật chuyển đổi từ một nước kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu sang một nước công nghiệp phát triển. Muốn thành công cuộc cách mạng ấy thì phải phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ đó là quốc sách hàng đầu để đào tạo con người vì yếu tố con người lúc nào cũng là yếu tố quyết định có thành công hay không.
Câu 4
Em hãy trình bày những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế và biểu hiện của nó ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
– Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là căn cứ quan trọng để xác định phát triển kinh tế, trong đó có sự tác động của mức tăng dân số. Vì vậy, để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn phải có chính sách dân số phù hợp. Ở nước ta trong những năm gần đây, sự tăng trưởng kinh tế đang theo chiều hướng đi lên. Theo số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, mức tăng trưởng năm 2013 là 5.42%, năm 2014 là 5.89%, năm 2015 là 6.68%
+ Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Ở nước ta, cơ cấu kinh tế hiện đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng của ngành dịch và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần.
Câu 5
Nêu một ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
Trả lời:
– Đối với cá nhân: Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện,..
– Đối với gia đình: Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình; xây dựng gia đình văn hóa… để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
Câu 6
Vì sao sự phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?
Trả lời:
– Phải chú ý sự gia tăng dân số vì bùng nổ dân số dẫn đến thiếu lương thực, khan hiếm của cải vật chất, mặt bằng xây dựng, chất lượng cuộc sống giảm sút, phát sinh nhiều các tệ nạn xã hội.
– Cần bảo vệ môi trường sinh thái vì nếu không làm như vậy môi trường sẽ bị ô nhiễm,khan hiếm và cạn kiệt các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, không thể sản xuất làm việc, gây khó khăn trong phát triển kinh tế.
Câu 7
Hãy cho biết vài nét về phát triển kinh tế của gia đình mình và em có thể làm gì để phát triển kinh tế gia đình?
Trả lời:
Vài nét về phát triển kinh tế của gia đình:
– Hiện tại, trong gia đình, bố mẹ thuộc thành phần kinh tế nào (cán bộ, công nhân viên chức, kinh doanh,…)
– Các điều kiện khác của gia đình (nhà cửa, xe, điều kiện cho con cái ăn học, chăm sóc ông bà,…)
Em có thể làm gì để có thể giúp gia đình:
– Cố gắng chăm ngoan, học hành tốt, để bố mẹ có thể toàn tâm, toàn ý lo cho công việc.
– Ngoài giờ học, thường xuyên giúp thêm bố mẹ công việc nhà cửa: nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo….
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GDCD 11 Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế Giải Giáo dục công dân 11 trang 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.