Bạn đang xem bài viết Gạo mốc có ăn được không? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cách nhận biết gạo bị mốc
Gạo ngon thông thường sẽ có màu trắng đẹp mắt, một số loại gạo không được cà sạch sẽ có màu trắng, hơi đục.
Gạo khi ẩm sẽ có hiện tượng đổi từ trắng sang trắng ngà, vàng đục, sau thời gian lâu sẽ bám màu xanh của nấm mốc rất rõ.
Khi làm bánh xèo, một số gia đình thường ngâm gạo để xay lấy bột, sau 24 tiếng ngâm gạo đổi màu, nguyên nhân là do gạo đã bắt đầu ẩm mốc, xúc tác với nước làm quá trình biến đổi nhanh hơn.
Gạo mốc có ăn được không?
Gạo mốc hay các thực phẩm có hiện tượng nấm mốc thường là nơi sản sinh chất aflatoxin – một chất rất độc. Chúng không thể bị phân hủy ở nhiệt độ thường, chỉ suy giảm khi nấu trên 30 phút ở nhiệt độ 120°C.
Các nhà khoa học của Đại học Cornell (Mỹ) đã chứng minh được aflatoxin gây hội chứng ngộ độc gây nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.
Cách khử mùi mốc của gạo
Nếu gạo chỉ bị mốc một phần thì bạn chớ vội bỏ hết. Để tránh lãng phí, bạn chỉ chỉ nên bỏ phần đã bị mốc, phần gạo còn lại bạn mang đi sấy hoặc phơi trực tiếp dưới nắng. Sau khi phơi khô, bạn lại cho gạo đã phơi vào bao, bị hoặc thùng và bảo quản cẩn thận, tránh bị ẩm gây mốc lại.
Để khử bớt mùi mốc của gạo, bạn có thể vo gạo thật sạch trước khi mang gạo đi phơi. Cách làm này tuy có thể giảm mùi mốc của gạo nhưng khuyến nghị các bạn không nên dùng gạo mốc tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chọn mua và bảo quản gạo để tránh bị mốc
Chọn mua
Bạn nên chọn mua gạo tại các địa điểm cửa hàng uy tín tránh mua phải gạo có tẩm hóa chất độc gây ảnh hưởng sức khỏe bản thân và gia đình.
Gạo rất dễ hút ẩm vì vậy bạn nên lưu trữ trong túi kín, tránh hiện tượng nấm mốc hay mọt xuất hiện.
Nếu trữ lượng lớn gạo trên 30kg bạn nên chọn các thùng đựng gạo có kích thước tương ứng để lưu giữ. Tránh sử dụng thùng sơn, thùng từng chứa hóa chất để đựng gạo.
Bảo quản
Thông thường, gạo để lâu rất dễ gặp tình trạng bị ẩm mốc và có mối mọt, gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, không sử dụng được nữa hoặc có thể gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được điều này nếu biết bảo quản gạo đúng cách.
- Thùng, bao, bị được sử dụng để chứa gạo phải thật khô ráo và sạch sẽ.
- Nơi đặt gạo nên chọn nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh đặt gạo trực tiếp trên đất hoặc nơi ẩm ướt.
- Không đặt gạo ở nơi bị nắng chiếu trực tiếp.
- Bạn cũng có thể bảo quản gạo trong ngăn mát tủ lạnh.
Gạo nấm mốc rất nguy hiểm cho sức khỏe khá nhiều bằng chứng cho thấy chúng ảnh hưởng trực tiếp tới gan gây nên ung thư gan, do đó bạn tránh sử dụng gạo mốc hay cho gia cầm ăn.
>>Gạo còn cám là gì, phân biệt gạo còn cám và gạo nguyên cám
>>Gạo Nhật là gạo gì? Có những loại gạo Nhật nào ở Blogdoanhnghiep.edu.vn?
>>Gạo huyết rồng và gạo lứt có gì khác nhau?
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Gạo mốc có ăn được không? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.