Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, laptop,… ắt hẳn bạn đã nghe đến cụm từ công nghệ DLNA. Vậy DLNA là gì? Kết nối DLNA là gì? Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ DLNA là gì?
Công nghệ DLNA được biết đến với cụm từ Digital Living Network Alliance – Đây là công ty phi lợi nhuận được sáng lập bởi Sony vào 2003. Dần dần, Digital Living Network Alliance có đến 250 thành viên trên khắp thế giới gồm các công ty thiết bị điện tử tiêu dùng, điện thoại di động, laptop.
Với DLNA, bạn có thể dễ dàng kết nối với các thiết bị khác thông qua mạng nội bộ chung, cũng như chia sẻ màn hình điện thoại lên tivi.
Các thiết bị DLNA sử dụng bộ mã UPnP – Universal Plug and Play để hiểu rõ bộ mã này thì DLNA chia ra 4 nhóm chính:
- Máy chủ chứa dữ liệu và người dùng có thể truy cập. Máy chủ có thể là NAS có DLNA hoặc máy tính có Windows Media Player.
- Thiết bị chơi nhạc, xem phim hay một thiết bị có DLNA được dùng để truy cập vào máy chủ trên.
- Thiết bị điều khiển kỹ thuật số.
- Máy in DLNA (Ví dụ: Máy ảnh chụp có ảnh liền có kết nối Wi-Fi).
DLNA làm được những gì và không làm được những gì?
Mục đích của DLNA được làm ra để thiết bị mạng gia đình và phương tiện giải trí có thể dễ dàng chia sẻ nội dung media. Dù các thiết bị có khác nhau chỉ cần kết nối cùng mạng nội bộ là có thể kết nối với nhau.
Công nghệ DLNA có thể làm những hoạt động như xem phim, nghe nhạc, xem và in ảnh:
- Đối với việc xem phim: DLNA cho người dùng chia sẻ video lưu trong điện thoại, laptop hay máy quay có thể chiếu lên tivi để có thể trải nghiệm trọn vẹn.
- Đối với việc nghe nhạc: Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi file nhạc qua các thiết bị khác nhau như điện thoại qua máy tính mà không cần kết nối có dây gì khác.
- Đối với việc in ảnh: Dễ dàng chia sẻ ảnh sang các thiết bị có DLNA hay máy in có kết nối Wi-Fi bạn có thể in ảnh một cách nhanh chóng nhất.
DLNA không làm được những việc gì?
- Đối với định dạng phim: MP4 part 2 (DivX), MP4 part 10 (H.264) không hỗ trợ định dạng AVI và MKV.
- Đối với định dạng ảnh: Chỉ hỗ trợ định dạng ảnh PNG và JPEG.
- Đối với định dạng nhạc: DLNA chỉ hỗ trợ AC3, AMR, ATRAC3, LPCM, MP3, MPEG4, và WMA. Không hỗ trợ DTS và các chuẩn nghe nhạc Hi-res.
Điểm đặc biệt của công nghệ DLNA
Giao thức Universal Plug and Play (UPnP) được tích hợp với kết nối DLNA giúp quản lý và điều khiển nguồn cung cấp các tập tin. Đây là giao thức giúp xác định thiết bị có DLNA hay không và hướng dẫn thiết bị truy cập vào tệp trong mạng nội bộ.
Những thiết bị hỗ trợ DLNA gồm:
- Thiết bị mạng gia đình: Các thiết bị có khả năng trung chuyển các nội dung sang các thiết bị khác như laptop, máy tính,…
- Thiết bị di động thông minh: Các thiết bị lưu trữ nội dung và có khả năng đưa lên mạng nội bộ cho các thiết bị khác như các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
- Thiết bị cơ sở hạ tầng: Đây là thiết bị cầm tay kết nối không dây với mạng nội bộ và những thiết bị chuyển đổi giữa các định dạng nội dung cho mạng gia đình.
Ưu và nhược điểm của DLNA?
Để có thể sử dụng DLNA hiệu quả, bạn cần phải nắm rõ một số ưu điểm và nhược điểm của kết nối DLNA. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu ngay nhé:
Ưu điểm:
- Dễ dàng kết nối và sử dụng.
- Tương tác với người dùng cao.
- Các thiết bị đều được kết nối nếu có DLNA.
- Tiết kiệm tối thiểu bộ nhớ lưu trữ.
Nhược điểm:
- Là công nghệ lỗi thời so với các công nghệ không dây hiện nay như Screen Mirroring, Google Cast hoặc Photo Share, Smart View,…
- Phải cần kết nối Internet.
- Trả khoản phí tốn kém.
- Nhiều định dạng tệp tin sẽ bị hạn chế.
Các thiết bị hỗ trợ kết nối DLNA
Hiện nay, nhiều sản phẩm đã được cấp chứng nhận DLNA, trong đó chiếm phần lớn là các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại thông minh, máy ảnh,… và số lượng các sản phẩm được chứng chỉ DLNA hiện nay cũng càng ngày càng tăng cao.
Một số sản phẩm hỗ trợ DLNA kể đến như:
- Điện thoại thông minh: Samsung Galaxy Note, Samsung Galaxy S,…
- Máy in: HP Photosmart Premium Fax All-in-One Printer CQ521, Samsung CLX-3180 Series,…
- Máy chụp ảnh: Sony Cybershot DSC-G3, Samsung SH100,…
- TV: Các dòng tivi Sony, tivi Samsung,…
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DLNA và các đặc điểm nổi bật của kết nối DLNA. Nếu bạn có thắc mắc hãy vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!