Bạn đang xem bài viết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp Soạn Địa 12 trang 86 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 22 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 97. Đồng thời hiểu được kiến thức về vấn đề phát triện ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi ở nước ta.
Bài 22: Địa lí 12 Vấn đề phát triển nông nghiệp được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 93→97. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức lý thuyết, biết trả lời các câu hỏi để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 12 bài 22, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Lý thuyết Vấn đề phát triển nông nghiệp
1. Ngành trồng trọt
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp
a) Sản xuất lương thực
– Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
- Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Làm nguồn hàng xuất khẩu.
- Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
– Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực:
- Đất trồng: diện tích trồng cây lương thực năm 2005 là 7,3 triệu ha, phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung; khả năng mở rộng diện tích còn nhiều đối với sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu: đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi tăng trưởng và phát triển quanh năm, năng suất cao.
- Nguồn nước: dồi dào cả trên mặt và nước ngầm tạo thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.
- Địa hình: thuận lợi cho phân bố sản xuất lương thực, thực phẩm.
– Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh…
– Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực:
- Diện tích trồng lúa đã tăng mạnh: từ 5,6 triệu ha (1980), 6,04 triệu ha (1990), 7,5 triệu ha (2002), tăng lên 7,3 triệu ha (2005).
- Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với từng địa phương, vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ mùa.
- Do áp dụng thâm canh, sử dụng giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ Đông Xuân.
- Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 19,2 triệu tấn (1990) và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Năng suất lúa đạt 49 tạ/ha/năm (năm 1980 – 49 tạ/ha/năm, năm 1990 – 31,8 tạ/ha/năm).
- Bình quân lương thực có hạt trên đầu người đạt hơn 470 kg/người/năm.
- Từ chỗ sản xuất lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 – 4 triệu tấn/năm.
- Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa.
- Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước (chiếm trên 50% diện tích, trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đầu người trên 1000 kg/người/năm), vùng lớn thứ 2 là Đồng bằng sông Hồng (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).
b) Sản xuất cây thực phẩm
– Các loại rau, đậu được trồng ở khắp các địa phương, trồng tập trung ở vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).
- Rau: diện tích trên 500.000 ha, nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đậu: diện tích trên 200.000 ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
2. Ngành chăn nuôi
– Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng khá vững chắc. Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
– Những điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
– Tuy nhiên, giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu). Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 22 trang 97
Câu 1
Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?
Gợi ý đáp án
Đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta đồng nghĩa với phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Trong đó, do có hiệu quả kinh tế cao, nên cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày được phát triển trên quy mô lớn. Đây là cây cho thu hoạch sản phẩm sau một thời gian dài, người sản xuất cần được đảm bảo lương thực.
Câu 2
Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
Gợi ý đáp án
Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả sẽ:
- Làm cho tiềm năng các vùng sinh thái được khai thác để phát triển nông nghiệp, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được phát huy trong nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả…).
Câu 3
Dựa vào bảng số liệu đã cho (SGK), hãy phân tích sự phát triển sản lượng và khối lượng xuất khẩu cà phê từ năm 1980 đến năm 2005.
Gợi ý đáp án
- Sản lượng cà phê tàng từ năm 1980, có liên quan đến sự hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Sản lượng cà phê tăng mạnh từ khoảng năm 1995 trở lại đây, do sự mở rộng mạnh mẽ diện tích cà phê và yếu tố thị trường (nhu cầu và sự mở rộng thị trường trong và ngoài nước).
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp Soạn Địa 12 trang 86 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.