Bạn đang xem bài viết Địa lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 90, 91,92, 93, 94, 95, 96, 97 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 90, 91,92, 93, 94, 95, 96, 97 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 22: Thương mại và du lịch thuộc Chương 3: Địa lí các ngành kinh tế.
Soạn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 22 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 12 Chân trời sáng tạo Bài 22
I. Thương mại
Câu hỏi trang 90: Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nội thương ở nước ta.
Trả lời:
– Ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng.
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng, đạt 4408 nghìn tỉ đồng năm 2021, và có sự phân hóa theo vùng.
– Mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước, đa dạng loại hình: chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại.
– Sự phát triển của thương mại điện tử, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Một số siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trong nước và ngoài nước.
– Các trung tâm thương mại phân bố tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,…
Câu hỏi trang 91: Dựa vào hình 22.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành ngoại thương ở nước ta.
Trả lời:
– Ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Chính thức là thành viên của WTO năm 2007. Có quan hệ buôn bán với phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Trị giá xuất khẩu liên tục tăng, cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng xuất khẩu.
– Nhóm hàng xuất khẩu đa dạng: lương thực, thực phẩm, thủy sản; máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng; hóa chất và sản phẩm có liên quan;… Thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
– Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu), một số nhóm hàng tiêu dùng khác. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản,…
II. Du lịch
Câu hỏi trang 93: Dựa vào hình 22.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở nước ta
Trả lời:
– Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch không ngừng được hoàn thiện.
– Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch xu hướng tăng, năm 2029 khách du lịch đạt 17,5 triệu lượt, doanh thu đạt 44,6 nghìn tỉ đồng.
– Thị trường khách du lịch quốc tế đa dạng, dẫn đầu là số lượt khách du lịch đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ.
– Hiện nay được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các chính sách kích cầu du lịch được thực hiện thường xuyên.
– Ứng dụng khoa học – công nghệ vào quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo,…
Câu hỏi trang 95: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày sự sự phân hóa các trung tâm du lịch, vùng du lịch ở nước ta.
Trả lời:
– Trung tâm du lịch: trên phạm vi cả nước hình thành các trung tâm du lịch quốc gia (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh), trung tâm du lịch vùng (Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…), trung tâm du lịch địa phương. Các trung tâm có vai trò thu hút, điều phối khách du lịch.
– Vùng du lịch: nước ta có 7 vùng du lịch với việc khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên thế mạnh của vùng.
Các vùng du lịch |
Tỉnh, thành phố |
Sản phẩm du lịch đặc trưng |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang. |
– Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du. – Nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần. – Thể thao, khám phá. – Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu. |
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc |
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh |
– Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng. – Du lịch biển, đảo. – Du lịch MICE. – Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn – Du lịch lễ hội, tâm linh. – Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp. |
Bắc Trung Bộ |
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. |
– Tham quan di sản, di tích lịch sử – văn hóa. – Du lịch biển, đảo. – Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái. – Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu. |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. |
– Du lịch biển, đảo. – Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn). – Du lịch MICE. |
Tây Nguyên |
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng |
– Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. – Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật như hoa, cà phê, voi. – Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển. |
Đông Nam Bộ |
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. |
– Du lịch MICE. – Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí. – Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm. |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ. |
– Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước). – Du lịch biển, đảo. – Du lịch văn hóa, lễ hội. |
Câu hỏi trang 96: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích du lịch với sự phát triển bền vững nước ta.
Trả lời:
– Về kinh tế: du lịch đang chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhợn, hoạt động du lịch hướng tới sự tăng trưởng ổn định.
– Về xã hội: phát triển du lịch đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, tạo điều kiện để cộng đồng được hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch.
– Về môi trường: hoạt động du lịch gắn với việc nâng cao nhận thức của các bên liên quan về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; nâng cao năng lực kiểm soát và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch; khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng,…
– Một số loại hình du lịch gắn với xu hướng phát triển bền vững là: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng,… được phát triển ở nhiều điểm du lịch tại các địa phương trong cả nước.
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lý 12 Chân trời sáng tạo Bài 22
Luyện tập
Hãy lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
1. Dựa vào bảng 22.2, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2021. Rút ra nhận xét và giải thích.
2. Chọn một trung tâm du lịch quốc gia và phân tích những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tại trung tâm đã chọn.
Trả lời:
Lựa chọn nhiệm vụ 1:
– Vẽ biểu đồ:
– Nhận xét và giải thích: Nhìn chung cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2021 đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trị giá nhập khẩu, tăng tỉ trọng trị giá xuất khẩu, cụ thể:
- Tỉ trọng trị giá xuất khẩu đang tăng lên liên tục, từ 46,9% năm 2005, tăng lên 50,3% năm 2021.
- Tỉ trọng trị giá nhập khẩu đang trong đà giảm liên tục, từ 53,1% năm 2005, giảm xuống còn 49,8% năm 2021.
Sự chuyển dịch trên là phù hợp với định hướng đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động ngoại thương của nước ta. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,…
Vận dụng
Sưu tầm thông tin về một di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam hoặc một di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp quốc gia ở địa phương em sinh sống.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 90, 91,92, 93, 94, 95, 96, 97 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.