Dị ứng thời tiết lạnh là tình trạng thường gặp của mọi người đã gây ra không ít phiền toái cho người mắc phải. Vậy làm sao để có biện pháp phòng tránh và điều trị cho chính mình. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ chia sẻ cho bạn biết nhé!
Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là hiện tượng rối loạn hệ miễn dịch cơ thể và gây ra những phản ứng trước sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ không khí.
Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi đột ngột thì nhiệt độ trong không khí xuống thấp hay tăng cao sẽ khiến cho thân nhiệt của cơ thể chúng ta không hoạt động kịp và dẫn đến tình trạng rối loạn.
Dị ứng thời tiết có hai trường hợp bao gồm:
- Dị ứng thời tiết nóng: Là khi nhiệt độ trong không khí tăng cao đặc biệt là vào khoảng thời gian cao điểm của mùa hè, khi đó cơ thể tiết mồ hôi nhiều và mất nước trong khi da luôn ẩm ướt dễ dẫn đến tình trạng dị ứng.
- Dị ứng thời tiết lạnh: Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí xuống thấp hơn 20 độ C vào mùa đông lạnh hay giai đoạn trở gió hanh khô sau đó đi kèm với những biểu hiện dị ứng.
Dị ứng với thời tiết lạnh có nguy hiểm không?
Dị ứng với thời tiết lạnh bao gồm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, những biểu hiện mà nó gây ra là những triệu chứng ngứa mũi, nổi mẩn đỏ trên da, gây khó chịu cho người bệnh.
Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp,…
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết lạnh
Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí cao sẽ khiến da giảm tiết nhờn và mồ hôi lúc này da sẽ trở nên khô và đóng vảy. Một số thành phần Protein sẽ bị biến đổi và gây ra những biểu hiện khác nhau của dị ứng.
Một số nguy cơ có thể dẫn đến dị ứng thời tiết lạnh hiện nay bao gồm:
- Sức đề kháng của cơ thể kém.
- Cơ địa dễ phản ứng với nhiệt độ thấp.
- Những đối tượng bị các bệnh nền như viêm mũi dị ứng, viêm da,…
- Một số loại thực phẩm dễ kích thích dị ứng.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của dị ứng thời tiết lạnh
Những người bị dị ứng với thời tiết lạnh thường có các triệu chứng, dấu hiệu như:
- Viêm mũi là biểu hiện nhiều người gặp nhất mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Người bị viêm mũi sẽ có triệu chứng bao gồm hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi,…
- Nổi mề đay và những mụn nước nhỏ là biểu hiện dễ nhận biết và thường xuất hiện. Lúc này da sẽ nổi những mẩn đỏ gây ngứa ngày, khó chịu khắp cơ thể.
- Khó thở xuất hiện ở nhiều bệnh nhân dị ứng thời tiết lạnh. Một số trường hợp có thể thấy tim đập nhanh, tức vùng ngực và cơ thể mệt mỏi. Lúc này cần đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các cách chữa dị ứng thời tiết lạnh phổ biến
Sử dụng thuốc điều trị
Bệnh nhân cần đi khám sức khỏe và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, không được tự ý mua thuốc ngoài khi chưa có bất kỳ sự kiểm tra nào từ chuyên gia vì rất dễ khiến cho bệnh nặng và nguy hiểm hơn.
Áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà
Mặc dù cần phải mặc đồ dày để giữ ấm nhưng bạn nên mặc quần áo thoải mải, không nên mặc quần áo chật chội.. Phải chú ý đến độ thông thoáng, chất liệu mềm mại dành cho da.
Không nên tiếp xúc với những yếu tố kích thích dễ gây dị ứng như nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,…
Có chế độ chăm sóc khoa học
Bạn có thể bổ sung sức đề kháng cho cơ thể thông qua thực phẩm hàng ngày, nhất là các loại trái cây giàu Vitamin C, rau, củ quả, nước ép,..
Cách phòng ngừa chứng dị ứng thời tiết lạnh
Bạn có thể áp dụng một số cách phòng ngừa chứng dị ứng thời tiết lạnh:
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích thích như đồ thuốc lá, rượu, bia,…
- Hạn chế ra ngoài mỗi khi thời tiết chuyển giao mùa, luôn phải giữ ấm cơ thể.
- Có chế độ dinh dưỡng và luyện tập thân thể phù hợp.
Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về dị ứng thời tiết lạnh. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn nhé!