Bạn đang xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra học kì 1 Văn 9 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi cuối học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với Đề thi học kì 1 môn Văn 9 KNTT, còn giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 năm 2024 – 2025 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Văn 9. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN….. |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. ĐỌC (6,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…”
(Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).
Câu 1 (0,5 điểm). Dương Trạm thường răn Phạm Tử Hư về điều gì?
A. Tính hay nóng nảy
B. Tính hay kiêu căng
C. Tính hay bướng bỉnh
D. Tính hay lười biếng
Câu 2 ( 0,5 điểm). Phạm Tử Hư đã ngụ ở đâu trong thời gian du học ở kinh?
A. Trong một ngôi chùa
B. Trong một nhà dân bên bờ hồ Tây
C. Trong một khách sạn lớn
D. Trong một trường học
Câu 3 (0,5 điểm). Sau khi Dương Trạm chết, Phạm Tử Hư đã làm gì?
A. Quay trở về quê
B. Đi thi ngay lập tức
C. Làm lều ở mả để chầu chực
D. Lập đền thờ thầy
Câu 4 (0,5 điểm). Phạm Tử Hư thấy gì vào buổi sáng trong áng sương mù?
A. Một cỗ xe trạm
B. Một đám tán vàng kiệu ngọc bay lên
C. Một nhóm người đi săn
D. Một trận mưa rào
Câu 5 (0,5 điểm). Tại sao Dương Trạm lại có thể trở nên hiển hách như vậy sau khi chết?
A. Vì Trạm đã tích lũy nhiều của cải
B. Vì Trạm có quan hệ thân thiết với các quan lại
C. Vì Trạm đã xây dựng được nhiều ngôi chùa
D. Vì Trạm giữ gìn đức tín thực và quý trọng những tờ giấy có chữ
Câu 6 (0,5 điểm). sao Dương Trạm không thể trò chuyện với Phạm Tử Hư ngay giữa đường?
A. Vì Dương Trạm đang bận công việc quan trọng
B. Vì Dương Trạm không nhận ra Phạm Tử Hư
C. Vì giữa đường không phải là chỗ nói chuyện
D. Vì có nhiều người qua lại
Đáp án đúng: B. Vì giữa đường không phải là chỗ nói chuyện
Câu 7 (0,5 điểm). Điều gì khiến Phạm Tử Hư cảm thấy vui mừng khi gặp lại thầy của mình?
A. Thầy đã trở nên giàu có
B. Thầy đã có một gia đình hạnh phúc
C. Thầy đã giúp Phạm Tử Hư thi đỗ
D. Thầy đã đạt được chức vụ cao trong Thiên cung
Câu 8 (0,5 điểm). Phạm Tử Hư đã chuẩn bị gì để đón tiếp Dương Trạm?
A. Một bữa tiệc lớn
B. Rượu và thức nhắm
C. Một bài thơ cảm tạ
D. Một bức tranh chân dung
Câu 9 (1,0 điểm). anh/chị tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào?
Câu 10 (1,0 điểm). Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
Phần II: Viết (4,0 điểm).
“Tại mẹ nên con mới thế”, “Tại bạn ấy cứ đuổi nên con mới ngã”, “Tại trời mưa/tắc đường/hỏng xe… nên em đi học muộn”, “Tôi không thể làm xong báo cáo vì bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu…”, “Mất mùa là tại thiên tai…”,… Đó là hàng loạt chiêu đổ lỗi/né tránh của con người dù là trẻ con hay người trưởng thành trước khi nhận trách nhiệm của mình trong đó. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổi lỗi/né tránh trách nhiệm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I.Đọc |
1 | C | 0,5 |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 |
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề: Những biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo: – Tôn trọng, lễ phép, chăm học. – Luôn nghĩ về công lao thầy cô, mong muốn được đền đáp. – Người đi học cần rèn trước hết là đạo đức… |
1,0 |
|
10 |
Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta. Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình. |
1,0 |
|
II. Viết |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Thân bài: – Thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm là gì? “Đổ lỗi/né tránh trách nhiệm” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. – Biểu hiện của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu. + Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng. + Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề, giáo viên dạy khó hiểu… – Nguyên nhân của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Do sự lười nhác, không cống hiến mà chỉ mong thụ hưởng của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ vẫn vô tâm, không tích cực ngăn chặn hoặc khác phục để hạn chế tổn hại. + Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Nhiều người chỉ vì quá hèn nhát, sợ hãi khi xảy ra sai lầm, họ đã trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, đổ lối cho người khác khiến cho hậu quả của hành động ấy còn lớn hơn hậu quả do sai làm ấy gây ra. + Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội. + Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác… Để vét đầy túi tham, nhiều kẻ đã bất chấp lương tâm, làm những việc tàn nhẫn chỉ để có được điều mình mong muốn. – Hậu quả của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác. + Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng. + Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình. + Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển. – Giải pháp khắc phục thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm Dám nhận lỗi là một hành động dũng cảm, là sống có trách nhiệm đối với công việc, bản thân và người khác. Vì thế: + Bạn cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi. + Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm. + Ngoài ra, bạn và mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm có cơ hội được sửa sai. + Có nhiều người khi phạm phải lỗi lầm đã hèn nhát lẫn trốn và đổ lỗi cho người khác. Với những người như thế thật đáng lên án, bạn cần góp phần phát hiện, tố giác và cần thiết phải đề xuất xử lí kịp thời. Kết bài: – Khẳng định lại vấn đề – Rút ra bài học cho bản thân d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 0,25 3 0,25 0,25 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 9 KNTT
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng điểm % |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
I |
Đọc |
Văn tự sự |
4 |
0 |
4 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
60 |
II |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về vấn đề đời sống |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
40 |
Tổng điểm |
2,0 |
0 |
2,0 |
0 |
0 |
2,0 |
0 |
4,0 |
10 |
||
Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
40% |
100% |
||||||
Tỉ lệ chung % |
60% |
40% |
100% |
Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 9 KNTT học kì 1
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
I |
Đọc. |
Văn tự sự |
Nhận biết: Nhận biết được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện (NB1-4) Thông hiểu: Hiểu được một số chi tiết trong đoạn văn. (H5-8) Vận dụng: – Trình bày được những biểu hiện của tinh thần “tôn sư trọng đạo” (VD9). – Suy nghĩ của bản thân về truyền thống thần “tôn sư trọng đạo” (VD10) |
4 TN |
4TN |
2TL |
|
II |
Viết |
Viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề đời sống. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: – Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội. – Sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo khi lập luận. – Có sáng tạo riêng trong cách diễn đạt, lập luận làm cho lời văn hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. |
1TL |
|||
Tổng số câu |
4 TN |
4N |
2 TL |
1 TL |
|||
Tổng số điểm |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
4,0 |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
40% |
|||
Tỉ lệ chung % |
60% |
40% |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra học kì 1 Văn 9 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.