Bạn đang xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2024 – 2025 sách Cánh diều Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 12 (Cấu trúc mới) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 Cánh diều năm 2024 – 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Blogdoanhnghiep.edu.vn giới thiệu đến các bạn học sinh tham khảo.
Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung đề minh họa 2025. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều năm 2024 – 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Lưu ý: Đề thi chưa có đáp án. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất
Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều năm 2024
TRƯỜNG THPT…… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ 12 |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Tháng 2 – 1945 tại Hội nghị I-an-ta (Liên Xô), những nước nào sau đây đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc?
A. Mexico, Bỉ, Hi Lạp.
B. Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp.
C. Liên Xô, Mỹ, Anh.
D. Đan Mạch, Êcuado, Hà Lan.
Câu 2: Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
C. Là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế.
D. Duy trì trật tự thế giới hai cực Ianta.
Câu 3. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc là
A. Ngân hàng thế giới.
B. Quĩ nhi đồng.
C. Đại hội đồng.
D. Tổ chức Y tế Thế giới.
Câu 4: Năm 1945, Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) đã đưa ra quyết định nào sau đây?
A. Thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
B. Thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền.
C. Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức.
D. Thỏa hiệp với Phe Trục chấm dứt chiến tranh.
Câu 5: Cơ quan nào sau đây của Liên hợp quốc có vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới?
A. Tòa án Quốc tế.
B. Hội đồng Bảo an.
C. Đại hội đồng.
D. Ban Thư kí.
Câu 6: Đặc điểm của trật tự thế giới Hai cực I-an-ta từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. giai đoạn xác lập và khủng hoảng.
B. giai đoạn xác lập và phát triển.
C. giai đoạn khủng hoảng và sụp đổ.
D. giai đoạn hình thành và sụp đổ.
Câu 7: Ngày 1/1/1942, đại diện của 26 nước đã ký văn kiện nào sau đây?
A. Tuyên bố về Liên hợp quốc.
B. Thành lập khối Liên minh.
C. Xóa bỏ hệ thống thuộc địa.
D. Chấm dứt Chiến tranh lạnh
Câu 8. Đâu là một trong những nội dung của mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 của Liên hợp quốc?
A. Chống nạn thất nghiệp.
B. Quyền tự do chính trị.
C. Chống bạo lực gia đình.
D. Chất lượng giáo dục
Câu 9: Ngày 28 – 7 – 1995, Quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức và tạo nên dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN?
A. Mi–an–ma.
B. Việt Nam.
C. Cam–pu–chia.
D. Vương quốc Lào.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng đặc điểm của tổ chức ASEAN trong giai đoạn đầu (1967-1975)?
A. ASEAN chưa có chiến lược phát triển rõ ràng và hiệu quả trong 10 năm đầu.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của ASEAN vượt ra khỏi phạm vi khu vực.
C. ASEAN thiếu vắng một cơ chế liên kết kinh tế chặt chẽ trong 10 năm đầu.
D. Hệ quả của chiến tranh và bất ổn chính trị ở một số nước thành viên ASEAN.
Câu 11. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?
A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.
B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.
D. phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.
Câu 12: Ngày 8 – 8 – 1967, đánh dấu sự ra đời của tổ chức quốc tế nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B. Hội đồng tương trợ kinh tế.
C. Tổ chức lương thực Liên hợp quốc.
D. Tổ chức thương mại thế giới.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
A. Các nước đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
B. Các quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.
C. Các quốc gia vừa giành độc lập.
D. Ứng phó với ảnh hưởng của các nước lớn.
Câu 14: Một trong những điểm khác về sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) so với Liên minh châu Âu (EU) là
A. thành lập sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ.
B. ban đầu chủ yếu là một liên minh chính trị để hạn chế ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.
C.khi mới thành lập chỉ có một số nước thành viên, về sau mở rộng thêm nhiều thành viên
D. từ thập niên 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động và có địa vị quốc tế cao.
Câu 15: “Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới” là mục tiêu của tổ chức nào sau đây?
A. Liên hợp quốc.
B. Liên minh Châu Âu (EU).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).
Câu 16: Tháng 11 năm 2007, các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm mục đích gì?
A. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh.
B. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng hòa bình, ổn định.
C. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng chiến lược về chính trị, quân sự.
D. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng mang tính chất chiến lược về quân sự.
Câu 17: Nội dung nào sau đây giải thích không đúng về lí do mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
A. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện tích cực.
B. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Chống lại sự hình thành trật tự “đa cực” nhiều trung tâm sau Chiến tranh lạnh.
D. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali.
Câu 18: Sau Chiến tranh lạnh kết thúc, sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại, … đã dẫn đến điều gì?
A. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ.
B. Mỹ không còn vai trò dẫn đầu phe tư bản chủ nghĩa.
C. Sự thống trị của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
D. Nguy cơ về xung đột vũ trang giữa các cường quốc.
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây đã gắn kết các quốc gia thành viên ASEAN cùng thực hiện mục tiêu chung vì một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng?
A. Sự liên kết chặt chẽ
B. Sự mở rộng quan hệ đối tác bên ngoài khu vực
C. Sự tác động của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
D. Sự đoàn kết, đồng thuận và thống nhất trong đa dạng
Câu 20: Việt Nam đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho sự phát triển đất nước từ sự thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác toàn diện tất cả các lĩnh vực.
B. Ưu tiên hợp tác với các nước lớn.
C. Không tham gia các tổ chức quốc tế.
D. Hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ba trụ cột của cộng đồng ASEAN?
A. Cộng đồng kinh tế
B. Cộng đồng quân sự
C. Cộng đồng văn hóa xã hội
D. Cộng đồng kinh tế chính trị an ninh
……….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2024 – 2025 sách Cánh diều Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 12 (Cấu trúc mới) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.