Bạn đang xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề thi cuối kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới – Có ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi học kì 1 Địa lí 12 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025 giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn luyện.
Đề thi cuối kì 1 Địa lí 12 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc bám sát đề minh họa 2025. Thông qua đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi học kì 1 Toán 12 Kết nối tri thức, đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 Kết nối tri thức.
Đề kiểm tra học kì 1 Địa lí 12
PHÒNG GD&ĐT. . . . . TRƯỜNG THPT. . . . . . . |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Việt Nam nằm ở khu vực nào?
A. Trung Á.
B. Đông Á.
C. Tây Nam Á.
D. Đông Nam Á.
Câu 2. Gió mùa đông hoạt động vào thời gian nào?
A. tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
B. tháng 5 đến tháng 10.
C. tháng 6 đến tháng 12.
D. tháng 1 đến tháng 11.
Câu 3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu
A. cận xích đạo gió mùa.
B. nhiệt đới gió mùa.
C. xích đạo gió mùa.
D. cận nhiệt gió mùa.
Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường nước?
A. Biến đổi khí hậu
B. Đốt rừng trái phép.
C. Chất thải, nước thải sinh hoạt.
D. Tăng cường trồng rừng.
Câu 5. Hiện nay, cơ cấu giới tính nước ta đang có tình trạng gì?
A. Mất cân bằng giới tính khi sinh.
B. Cân bằng giới tính khi sinh.
C. Giới tính khi sinh khá cân bằng.
D. Giới tính khi sinh chệnh lệch ít.
Câu 6. Khu vực nào có lực lượng lao động lớn nhất cả nước?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây là ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?
A. Động lực phát triển kinh tế.
B. Gây sức ép việc làm.
C. Quá tải về cơ sở hạ tầng
D. Nảy sinh các vấn đề an ninh.
Câu 8. Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II ( công nghiệp – xây dựng )?
A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai khoáng, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng.
D. Tăng tỉ trọng các sản phẩm chất lượng không phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Câu 9. Mệnh đề nào sau đây không phải là xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp nước ta?
A. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
B. Nông thôn là chủ thể phát triển.
C. Gắn sản xuất với bảo quản thu hoạch.
D. Gắn với nhu cầu thị trường.
Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là giải pháp bảo vệ rừng nước ta?
A. Giám sát chặt chẽ dự án chuyển đổi mục đích rừng.
B. Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ.
C. Hạn chế nhận thức về bảo vệ môi trường.
D. Thực hiện chính sách quản lí rừng chặt chẽ.
Câu 11. Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông hồng đều có
A. Mật độ dân số cao.
B. Trình độ thâm canh cao.
C. Mùa đông lạnh.
D. Thế mạnh về các cây chè, hồi.
Câu 12. Địa phương nào dưới đây không có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời?
A. Hải Phòng.
B. Bắc Ninh.
C. Hà Nội.
D. Đồng Nai.
Câu 13. Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là
A. Sông ngòi nước ta ngăn và dốc.
B. Các sông có nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
C. Lượng nước không đều trong năm.
D. Sông ngòi nhiều phù sa.
Câu 14. Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được khẳng định trong điều nào của luật Biển Việt Nam?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15. Tính chất đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi do ảnh hưởng của yếu tố?
A. Phân hóa theo mùa của khí hậu.
B. Nhu cầu của thị trường.
C. Lực lượng lao động.
D. Lịch sử khai thác
Câu 16. Năm 2019, đỉnh Phan-xi-păng có độ cao?
A. 3143m.
B. 3147m.
C. 3145m.
D. 3146m.
Câu 17. Để hạn chế cát bay, cát chảy; dọc biển Duyên hải miền Trung phát triển rừng nào dưới đây
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng sản xuất.
C. Rừng phòng hộ.
D. Vườn quốc gia.
Câu 18. Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên do
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đất trồng.
D. Nguồn nước.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. “Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng lớn và đang áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.
a) Hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích giảm.
b) Các mô hình canh tác mới được mở rộng.
c) Nhiều sản phẩm trồng trọt có giá trị kinh tế cao.
d) Tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Tăng trưởng và phát triển quyết định sự thịnh vượng của xã hội và mỗi quốc gia. Nói tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, người ta nghĩ ngay tới nền kinh tế với tư cách là một hệ thống. Cơ cấu kinh tế là thuộc tính cơ bản của nền kinh tế, nó có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống kinh tế”.
(Nguồn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ – Việt Nam. Tạ Đình Thi)
a) Tăng trưởng và phát triển kinh tế có ý nghĩa trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia.
b) Cơ cấu kinh tế là thuộc tính cơ bản của một nền kinh tế tư bản.
c) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ đạt được mục tiêu tăng trưởng mà còn hướng đến sự phát triển bền vững.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thuỷ sản ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm Tiêu chí |
2010 |
2015 |
2021 |
Sản lượng khai thác |
2,5 |
3,2 |
3,9 |
Sản lượng nuôi trồng |
2,7 |
3,5 |
4,9 |
Tổng sản lượng |
5,2 |
6,7 |
8,8 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2021, năm 2022)
a) Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng giảm thất thường.
b) Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng cao hơn sản lượng thuỷ sản khai thác.
c) Xu hướng là giảm tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trông và tăng tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.
d) Tổng sản lượng thuỷ sản tăng nhanh chủ yếu do nước ta đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước đi tất yếu mà dân tộc Việt Nam phải trải qua, nhằm phát huy tốt nhất cơ hội của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất – kỹ thuật, con người và khoa học – công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững để huy động có hiệu quả nhất mọi nguồn lực, tăng năng suất lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
(Nguồn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Dư Thị Hương)
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình tất yếu của tất cả các dân tộc trên thế giới.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
c) Nước ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá từ rất sớm.
d) Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế nước ta phát triển mạnh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
Lúa đông xuân |
Lúa hè thu |
Lúa mùa |
2005 |
2942,1 |
2349,3 |
2037,8 |
2010 |
3085,9 |
2436 |
1967,5 |
2014 |
3116,5 |
2734,1 |
1965,6 |
(Nguồn: Niêm giám thông kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Tính tỷ trọng lúa hè thu năm 2014.
Câu 2. Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta năm 2015.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
2005 |
2010 |
2012 |
2015 |
Cây hàng năm |
861,5 |
797,6 |
729,9 |
676,8 |
Cây lâu năm |
1633,6 |
2010,5 |
2222,8 |
2150,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Tính tỷ lệ cây công nghiệp hằng năm năm 2015.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
2000 |
2005 |
2009 |
2010 |
2013 |
Cao su |
412,0 |
482,7 |
677,7 |
748,7 |
958,8 |
Chè |
87,7 |
122,5 |
127,1 |
129,9 |
129,8 |
Cà phê |
561,9 |
497,4 |
538,5 |
554,8 |
637,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB thống kê 2015)
Tính diện tích cây chè năm 2000 so với năm 2013.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2021
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm |
Giá trị sản xuất |
Chia ra |
||
Nông nghiệp |
Lâm nghiệp |
Thuỷ sản |
||
2010 |
876 |
675,4 |
22,8 |
177,8 |
2021 |
2125,2 |
1502,2 |
63,3 |
559,7 |
Tính cơ cấu ngành lâm nghiệp năm 2021.
Câu 6. Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
Năm Tiêu chí |
2010 |
2020 |
2021 |
Diện tích gieo trồng (triệu ha) |
7,5 |
7,3 |
7,2 |
Sản lượng (triều tấn) |
40 |
42,7 |
43,9 |
Tính năng suất lúa của nước ta năm 2020 (đơn vị tính: tạ/ha)
Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 12
Thành phần năng lực |
Cấp độ tư duy |
||||||||
PHẦN I |
PHẦN II |
PHẦN III |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
Nhận thức khoa học địa lí |
4 |
2 |
2 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Tìm hiểu địa lí |
2 |
1 |
3 |
0 |
5 |
8 |
0 |
2 |
2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
0 |
2 |
2 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
1 |
TỔNG |
6 |
5 |
7 |
1 |
5 |
10 |
0 |
3 |
3 |
Xem chi tiết đề thi trong file tải về
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề thi cuối kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới – Có ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.