Bạn đang xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với Đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 Chân trời sáng tạo, còn giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2024 – 2025 sắp tới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (1.0 điểm): Từ “đinh ninh” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Vì sao bà phải “dặn cháu đinh ninh”?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm): Có ý kiến cho rằng hình ảnh người bà trong đoạn thơ mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh để thấy rõ tình cảm nồng nàn của tác giả dành cho quê hương của mình.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS ……..
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm. |
1.0 điểm |
Câu 2 |
– Từ “đinh ninh” trong đoạn thơ được hiểu là sự lặp đi lặp lại trong lời nói, hành động để người khác nắm chắc. – Bà phải “dặn cháu đinh ninh” vì bà không muốn cháu không quên những lời bà nói khi viết thư cho bố rằng “chớ kể này kể nọ” cho bố để bố không bị phân tâm trong công việc kháng chiến và vẫn an tâm rằng gia đình vẫn bình an, khỏe mạnh. |
1.0 điểm |
Câu 3 |
Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích là: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, |
1.0 điểm |
Câu 4 |
– HS có thể trả lời theo cảm nhận của mình. – Gợi ý: Nếu em chọn đồng ý: + Bởi vì, người bà trong đoạn thơ là người phụ nữ Việt Nam với sự dũng cảm, mạnh mẽ và là hậu phương vững chắc cho người con xa nhà kháng chiến chống giặc giữ nước. + Để con không phải phân tâm công cuộc kháng chiến của mình mà bà đã âm thầm, lặng lẽ chu toàn mọi việc ở nhà và quên không dặn cháu “chớ kể này kể nọ” cho bố nghe. ð Qua đó, ta càng nhìn nhận rõ nét hơn vẻ đẹp thiêng liêng, giàu nhân ái của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh của người bà. |
1.0 điểm |
B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. |
0.5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện Phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh để thấy rõ tình cảm nồng nàn của tác giả dành cho quê hương của mình. Hướng dẫn chấm: – HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm. – HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm. |
0.5 điểm |
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài – Sơ lược về Tế Hanh và phong cách thơ ông. – Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn. 2. Thân bài a. 2 câu thơ đầu: – Giới thiệu khái quát về làng quê với chất giọng yêu thương, nhẹ nhàng, vẽ nên dáng hình của quê hương thông qua vị trí địa lý, khoảng cách với biển cả,… b. 6 câu thơ thiếp “Khi trời trong… thâu góp gió”: + Cảnh ra khơi diễn ra trong khung cảnh thơ mộng, tuyệt vời: Trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng. + Ngư dân trai tráng với sự khỏe mạnh, tinh thần hăng say. + Chiếc thuyền lướt nhẹ ra khơi, dường như không chịu bất kỳ cản trở nào, hùng dũng, tràn đầy sinh lực tựa như con tuấn mã đã kinh qua hàng trăm trận chiến. + Con thuyền trong thơ của Tế Hanh luôn nắm giữ vị thế chủ động, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thuần thục và can trường trước sóng biển. => Trước biển lớn, sóng nước mênh mông thế nhưng chiếc thuyền nhỏ bé lại nổi lên với khí thế mạnh mẽ, sôi sục lòng nhiệt huyết, dường như biển cả đã trở thành bức nền xanh làm bật lên vẻ đẹp hiên ngang của chiếc thuyền đánh cá. + So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”, phác họa ra mảnh tình của quê hương, luôn theo sát từng bước đi của ngư dân, gắn bó thân thiết. + Nhân hóa hình ảnh cánh buồm với từ “rướn” và “thâu” gợi cảm giác cánh buồm cũng đăng hăng say tham gia vào lao động, đoàn kết với ngư dân xông pha biển lớn. c. 4 câu thơ tiếp “Ngày hôm sau…thân bạc trắng”: + Niềm hân hoan, vui mừng của dân làng chài khi đón thuyền về, tạo cảm giác ấm no, thanh bình miền biển. + Sự biết ơn của Tế Hanh đối với biển cả quê hương, với mẹ thiên nhiên đã nuôi sống người dân quê hương bằng nguồn cá dồi dào. d. Bốn câu thơ cuối: + Vẻ đẹp của người ngư dân, làn da ngăm rám nắng khỏe khoắn và nhiều vất vả, thân mình mang đậm hơi thở xa xăm của biển cả, con người và biển cả dường như hòa quyện vào với nhau. + Ánh mắt thông cảm, yêu thương của Tế Hanh với sự vật, với con thuyền của quê hương, ông cảm nhận được cả sự mỏi mệt, vẻ trầm tĩnh của nó như đang tâm sự với biển cả. + Tâm hồn tinh tế hòa quyện giữa các giác quan khiến nhà thơ cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc của vạn vật đối với biển cả của quê hương. 3. Kết bài – Nêu cảm nhận của cá nhân về bài thơ. Hướng dẫn chấm: – Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm. – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm. – Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 – 1.0 điểm. |
4.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.5 điểm |
e. Sáng tạo – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 điểm |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS ………
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
0 |
1 |
|
|
|
|
0 |
1 |
0 |
2 |
2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
0 |
2 |
|
|
|
|
0 |
2 |
2 |
Viết |
|
|
|
|
0 |
1 |
|
|
0 |
1 |
6 |
Tổng số câu TN/TL |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
5 |
5 |
Điểm số |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
6 |
0 |
1 |
0 |
10 |
10 |
Tổng số điểm |
1.0 điểm 10% |
2.0 điểm 20% |
6.0 điểm 60% |
1.0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 9 CTST giữa kì 1
TRƯỜNG THCS ………
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
4 |
0 |
|
|
||
|
Nhận biết
|
– Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. |
1 |
0 |
|
C1 |
Thông hiểu |
– Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. |
2 |
0 |
|
C2,3 |
|
Vận dụng cao |
– Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. – Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. |
1 |
0 |
|
C4 |
|
|
||||||
VIẾT |
1 |
0 |
|
|
||
|
Vận dụng |
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng). – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ. – Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. – Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. |
1 |
0 |
|
|
|
C1 phần tự luận |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.